“Không thể nói Vinamilk ép giá nông dân!”
Phó tổng giám đốc Vinamilk phản hồi về thông tin Vinamilk ép giá thu mua sữa nguyên liệu đối với nông dân
Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) phản hồi về thông tin Vinamilk ép giá thu mua sữa nguyên liệu đối với nông dân.
Hiện có thông tin Vinamilk ép giá thu mua sữa nguyên liệu đối với người nông dân; đặc biệt là người nông dân ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, Tp.HCM. Bà có thể lý giải về thông tin này?
Chính sách giá thu mua sữa của Vinamilk theo chủ trương: vùng có nhiều đồng cỏ, không đô thị hóa, có điều kiện chăn nuôi tốt nhưng phải vận chuyển sữa đi xa thì giá thấp hơn. Vùng đô thị hóa chi phí nhân công cao nên giá cao hơn. Tại các khu vực có chỉ số giá tiêu dùng như Hà Nội và Tp.HCM, chi phí nhân công lao động cao hơn, giá thu mua cao hơn.
Mặt khác, tại các nơi này, các chi phí thu mua, chế biến tính trên đơn vị trọng lượng sữa thấp hơn do có số lượng sữa thu mua nhiều hơn nên có thể xem xét thu mua sữa với giá cao hơn. Đồng thời, Vinamilk luôn điều chỉnh giá mua sữa theo mùa vụ và theo tình hình giá sữa thế giới.
Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ thông qua giá đối với một số mô hình phát triển bền vững như trường hợp của hợp tác xã CNBS Ever Growth (Sóc Trăng) giá thu mua cao hơn 100 đồng/kg.
Hàng năm, khi triển khai ký hợp đồng thu mua sữa với nông dân, chúng tôi đều có mời đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y, Hội nông dân, Đại diện nông dân, các đại lý trung chuyển sữa đến tham dự để thoả thuận lại hợp đồng.
Giá thu mua sữa gắn liền với cách kiểm tra sữa, công ty đã nêu rất rõ ràng và công khai trong hợp đồng ký trực tiếp với từng nông dân. Phương thức kiểm tra này đã được Vinamilk áp dụng hàng chục năm nay. Chính vì vậy với chính sách thu mua giá như trên không thể nói Vinamilk ép giá người nông dân.
Nhưng việc siết chặt hơn chất lượng sữa đã làm cho giá sữa thu mua rất thấp, dẫn đến lợi nhuận mà người nông dân thu về không đáng kể, thậm chí có trường hợp phải bán bò sữa và chuyển nghề khác?
Hiện có thông tin Vinamilk ép giá thu mua sữa nguyên liệu đối với người nông dân; đặc biệt là người nông dân ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, Tp.HCM. Bà có thể lý giải về thông tin này?
Chính sách giá thu mua sữa của Vinamilk theo chủ trương: vùng có nhiều đồng cỏ, không đô thị hóa, có điều kiện chăn nuôi tốt nhưng phải vận chuyển sữa đi xa thì giá thấp hơn. Vùng đô thị hóa chi phí nhân công cao nên giá cao hơn. Tại các khu vực có chỉ số giá tiêu dùng như Hà Nội và Tp.HCM, chi phí nhân công lao động cao hơn, giá thu mua cao hơn.
Mặt khác, tại các nơi này, các chi phí thu mua, chế biến tính trên đơn vị trọng lượng sữa thấp hơn do có số lượng sữa thu mua nhiều hơn nên có thể xem xét thu mua sữa với giá cao hơn. Đồng thời, Vinamilk luôn điều chỉnh giá mua sữa theo mùa vụ và theo tình hình giá sữa thế giới.
Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ thông qua giá đối với một số mô hình phát triển bền vững như trường hợp của hợp tác xã CNBS Ever Growth (Sóc Trăng) giá thu mua cao hơn 100 đồng/kg.
Hàng năm, khi triển khai ký hợp đồng thu mua sữa với nông dân, chúng tôi đều có mời đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y, Hội nông dân, Đại diện nông dân, các đại lý trung chuyển sữa đến tham dự để thoả thuận lại hợp đồng.
Giá thu mua sữa gắn liền với cách kiểm tra sữa, công ty đã nêu rất rõ ràng và công khai trong hợp đồng ký trực tiếp với từng nông dân. Phương thức kiểm tra này đã được Vinamilk áp dụng hàng chục năm nay. Chính vì vậy với chính sách thu mua giá như trên không thể nói Vinamilk ép giá người nông dân.
Nhưng việc siết chặt hơn chất lượng sữa đã làm cho giá sữa thu mua rất thấp, dẫn đến lợi nhuận mà người nông dân thu về không đáng kể, thậm chí có trường hợp phải bán bò sữa và chuyển nghề khác?
Trong điều kiện chăn nuôi của Việt Nam hiện nay, sữa đạt tiêu chuẩn công ty đưa vào sản xuất sữa tươi nguyên chất. Sữa chưa đạt chuẩn, công ty vẫn thu mua và mang về bổ sung thêm các nguyên liệu như (bột sữa, dầu bơ, vitamin, khoáng chất) để đảm bảo chất lượng sữa đầu ra cho các sản phẩm khác.
Vì vậy, với các loại sữa tươi nguyên liệu B, C, D, E công ty phải mua giá thấp hơn để bù vào khoản chi phí phát sinh do phải bổ sung thêm nguyên liệu.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên nhân của việc nhiều hộ chăn nuôi phải chuyển nghề hay phá sản là do chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập trung, vệ sinh chuồng trại không tốt, không biết cách chăm sóc cho bò ăn.
Cùng một quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng sữa và thông báo số tiền bán sữa đến người nông dân của Dutch Lady và Vinamilk, nhưng Vinamilk không có giấy báo chi trả tiền sữa, bà có thể giải thích?
Theo tôi, mỗi một công ty có phương pháp và quy tắc làm việc khác nhau. Riêng Vinamilk có 86 đại lý trung chuyển sữa bố trí theo các khu vực chăn nuôi bò sữa: khu vực Hà Nội, Nghệ An, Bình Định, khu vực Tp. HCM, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng. Các đại lý trung chuyển sữa đầu tư cơ sở vật chất, bồn bảo quản lạnh (tự đầu tư hoặc được Vinamilk hỗ trợ qua hình thức tín dụng).
Toàn bộ quá trình từ lấy mẫu, phân tích, xác định tiền sữa chi trả cho hộ chăn nuôi bò sữa đều do nhà máy tiến hành dưới sự chứng kiến của các bên như KCS (nhân viên kiểm tra chất lượng của Vinamilk ngay tại đại lý trung chuyển), đại lý trung chuyển và người nông dân.
Thậm chí để thuận tiện trong việc chi trả tiền cho người nông dân vì nông dân không muốn ra ngân hàng lấy tiền, chúng tôi chấp nhận chịu chi phí để ngân hàng đến ngay tại đại lý trung chuyển để trực tiếp trả tiền cho người nông dân.
Để nông dân không thiệt thòi khi bán sữa hoặc không bị doanh nghiệp ép giá thì cần thiết phải có cơ quan thứ ba đứng ra kiểm định chất lượng sữa nguyên liệu đầu vào hàng ngày cho người nông dân. Quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?
Ở Việt Nam hiện nay cũng như trên thế giới và tại bất cứ một cty thu mua sữa nào đều phải tự kiểm tra chất lượng sữa tươi nguyên liệu đầu vào hàng ngày, không có công ty nào phó thác cho một đơn vị thứ ba.
Vấn đề đặt ra, nếu khi đưa sữa tươi nguyên liệu vào sản xuất, xảy ra hư hỏng do cơ quan thứ ba kiểm tra không chính xác thì cơ quan đó có chịu trách nhiệm cũng như có khả năng bồi thường cho nhà sản xuất không? Tuy nhiên, Vinamilk ủng hộ các cơ quan chức năng nghiên cứu và xây dựng quy định những tiêu chuẩn cho sữa tươi nguyên liệu và giá mua tương ứng.
Hiện Vinamilk đang quy định chất lượng sữa theo 64 tổ hợp tiêu chuẩn và Vinamilk sẵn sàng chia sẻ, phối hợp cùng các cơ quan chức năng để xây dựng các quy định thành nhiều tổ hợp hơn.
Vì vậy, với các loại sữa tươi nguyên liệu B, C, D, E công ty phải mua giá thấp hơn để bù vào khoản chi phí phát sinh do phải bổ sung thêm nguyên liệu.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên nhân của việc nhiều hộ chăn nuôi phải chuyển nghề hay phá sản là do chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập trung, vệ sinh chuồng trại không tốt, không biết cách chăm sóc cho bò ăn.
Cùng một quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng sữa và thông báo số tiền bán sữa đến người nông dân của Dutch Lady và Vinamilk, nhưng Vinamilk không có giấy báo chi trả tiền sữa, bà có thể giải thích?
Theo tôi, mỗi một công ty có phương pháp và quy tắc làm việc khác nhau. Riêng Vinamilk có 86 đại lý trung chuyển sữa bố trí theo các khu vực chăn nuôi bò sữa: khu vực Hà Nội, Nghệ An, Bình Định, khu vực Tp. HCM, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng. Các đại lý trung chuyển sữa đầu tư cơ sở vật chất, bồn bảo quản lạnh (tự đầu tư hoặc được Vinamilk hỗ trợ qua hình thức tín dụng).
Toàn bộ quá trình từ lấy mẫu, phân tích, xác định tiền sữa chi trả cho hộ chăn nuôi bò sữa đều do nhà máy tiến hành dưới sự chứng kiến của các bên như KCS (nhân viên kiểm tra chất lượng của Vinamilk ngay tại đại lý trung chuyển), đại lý trung chuyển và người nông dân.
Thậm chí để thuận tiện trong việc chi trả tiền cho người nông dân vì nông dân không muốn ra ngân hàng lấy tiền, chúng tôi chấp nhận chịu chi phí để ngân hàng đến ngay tại đại lý trung chuyển để trực tiếp trả tiền cho người nông dân.
Để nông dân không thiệt thòi khi bán sữa hoặc không bị doanh nghiệp ép giá thì cần thiết phải có cơ quan thứ ba đứng ra kiểm định chất lượng sữa nguyên liệu đầu vào hàng ngày cho người nông dân. Quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?
Ở Việt Nam hiện nay cũng như trên thế giới và tại bất cứ một cty thu mua sữa nào đều phải tự kiểm tra chất lượng sữa tươi nguyên liệu đầu vào hàng ngày, không có công ty nào phó thác cho một đơn vị thứ ba.
Vấn đề đặt ra, nếu khi đưa sữa tươi nguyên liệu vào sản xuất, xảy ra hư hỏng do cơ quan thứ ba kiểm tra không chính xác thì cơ quan đó có chịu trách nhiệm cũng như có khả năng bồi thường cho nhà sản xuất không? Tuy nhiên, Vinamilk ủng hộ các cơ quan chức năng nghiên cứu và xây dựng quy định những tiêu chuẩn cho sữa tươi nguyên liệu và giá mua tương ứng.
Hiện Vinamilk đang quy định chất lượng sữa theo 64 tổ hợp tiêu chuẩn và Vinamilk sẵn sàng chia sẻ, phối hợp cùng các cơ quan chức năng để xây dựng các quy định thành nhiều tổ hợp hơn.