Khó hạ lãi suất vì yêu cầu trích dự phòng quá cao?
Các ngân hàng khó đảm bảo hiệu quả kinh doanh và giảm lãi suất cho vay khi yêu cầu tỷ lệ trích lập dự phòng hiện nay quá cao
Các ngân hàng thương mại khó đảm bảo hiệu quả kinh doanh và giảm lãi suất cho vay khi yêu cầu tỷ lệ trích lập dự phòng hiện nay quá cao.
Đây là nhận định của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) trong văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mới đây, bên cạnh những phản hồi và đề xuất về những nội dung của Thông tư số 13.
Cụ thể, VNBA cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần xem xét lại và điều chỉnh một số quy định đặt ra trong Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ban hành đã cách đây 5 năm.
Điều 9 của Quyết định 493 (về tỷ lệ dự phòng chung) có quy định:
“1. Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này.
2. Trong thời hạn tối đa năm (05) năm kể từ ngày Quy định này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng phải thực hiện trích lập đầy đủ số tiền dự phòng chung theo quy định tại Khoản 1, Điều này”.
Với những quy định trên, Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, trong điều kiện hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện nay, tỷ lệ trích lập dự phòng chung 0,75% trên là quá cao. Vì hiện nay, chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại rất thấp, khoảng 2%, thậm chí có ngân hàng thương mại mức chênh lệch này còn 1,5% - 1,8%.
“Việc các ngân hàng thương mại còn phải trích lập dự phòng chung theo quy định là 0,75% trên dư nợ cho vay từ nhóm 1 đến nhóm 4 sẽ rất khó cho các ngân hàng đảm bảo hiệu quả kinh doanh và thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc giảm lãi suất cho vay”, VNBA lập luận.
Và kiến nghị mà đầu mối này đưa ra trong văn bản gửi Thống đốc là “đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho giảm tỷ lệ dự phòng chung từ 0,75% quy định tại Quyết định 493 xuống còn 0,5%, đồng thời cho phép kéo dài thời gian các tổ chức tín dụng phải thực hiện trích lập dự phòng chung đến thời gian phù hợp hơn để các ngân hàng có điều kiện giảm lãi suất cho vay”.
Cũng trong Quyết định 493, Điều 19, Khoản 2 quy định: “Các ngân hàng thương mại nhà nước đánh giá tình hình trích lập dự phòng cụ thể và khả năng trích lập dự phòng chung báo cáo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính xem xét quyết định trên cơ sở từng trường hợp cụ thể nhưng tối đa không quá năm (05) năm, các ngân hàng thương mại nhà nước phải trích lập đầy đủ dự phòng theo Quy định này”.
VNBA cho biết, căn cứ theo quy định trên, đến hết năm nay (năm 2010), các ngân hàng thương mại nhà nước phải thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ theo Điều 6 và Điều 7 của Quyết định 493.
“Theo một số ngân hàng thương mại, nếu áp dụng phân loại nợ mới theo Điều 7 của Quyết định 493 thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng lên rất lớn, do đó số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro cao hơn.
Trong điều kiện kinh tế bình thường, việc phân loại nợ theo Điều 7 là cần thiết để quản trị tín dụng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trong điều kiện các ngân hàng thương mại hiện nay đang phải cùng một lúc chuẩn bị kế hoạch tăng vốn, thực hiện các tiêu chí an toàn vốn theo Thông tư 13 mà phải thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng”, văn bản của VNBA viết.
Với những lập luận trên, đầu mối đại diện cho các ngân hàng thương mại đưa ra đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cho kéo dài thời gian thực hiện cách phân loại nợ mới theo Điều 7 Quyết định 493 thêm một thời gian nữa.
* Theo “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” (ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN), việc phân loại nợ của các tổ chức tín dụng thực hiện theo các nhóm từ 1 đến 5, theo các mức độ từ “Nợ đủ tiêu chuẩn”, “Nợ cần chú ý”, “Nợ dưới tiêu chuẩn”, “Nợ nghi ngờ” và “Nợ có khả năng mất vốn”; các nhóm này ứng với các tiêu chí về thời gian quá hạn của khoản nợ và mức độ yêu cầu tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.
Đây là nhận định của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) trong văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mới đây, bên cạnh những phản hồi và đề xuất về những nội dung của Thông tư số 13.
Cụ thể, VNBA cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần xem xét lại và điều chỉnh một số quy định đặt ra trong Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ban hành đã cách đây 5 năm.
Điều 9 của Quyết định 493 (về tỷ lệ dự phòng chung) có quy định:
“1. Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này.
2. Trong thời hạn tối đa năm (05) năm kể từ ngày Quy định này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng phải thực hiện trích lập đầy đủ số tiền dự phòng chung theo quy định tại Khoản 1, Điều này”.
Với những quy định trên, Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, trong điều kiện hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện nay, tỷ lệ trích lập dự phòng chung 0,75% trên là quá cao. Vì hiện nay, chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại rất thấp, khoảng 2%, thậm chí có ngân hàng thương mại mức chênh lệch này còn 1,5% - 1,8%.
“Việc các ngân hàng thương mại còn phải trích lập dự phòng chung theo quy định là 0,75% trên dư nợ cho vay từ nhóm 1 đến nhóm 4 sẽ rất khó cho các ngân hàng đảm bảo hiệu quả kinh doanh và thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc giảm lãi suất cho vay”, VNBA lập luận.
Và kiến nghị mà đầu mối này đưa ra trong văn bản gửi Thống đốc là “đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho giảm tỷ lệ dự phòng chung từ 0,75% quy định tại Quyết định 493 xuống còn 0,5%, đồng thời cho phép kéo dài thời gian các tổ chức tín dụng phải thực hiện trích lập dự phòng chung đến thời gian phù hợp hơn để các ngân hàng có điều kiện giảm lãi suất cho vay”.
Cũng trong Quyết định 493, Điều 19, Khoản 2 quy định: “Các ngân hàng thương mại nhà nước đánh giá tình hình trích lập dự phòng cụ thể và khả năng trích lập dự phòng chung báo cáo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính xem xét quyết định trên cơ sở từng trường hợp cụ thể nhưng tối đa không quá năm (05) năm, các ngân hàng thương mại nhà nước phải trích lập đầy đủ dự phòng theo Quy định này”.
VNBA cho biết, căn cứ theo quy định trên, đến hết năm nay (năm 2010), các ngân hàng thương mại nhà nước phải thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ theo Điều 6 và Điều 7 của Quyết định 493.
“Theo một số ngân hàng thương mại, nếu áp dụng phân loại nợ mới theo Điều 7 của Quyết định 493 thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng lên rất lớn, do đó số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro cao hơn.
Trong điều kiện kinh tế bình thường, việc phân loại nợ theo Điều 7 là cần thiết để quản trị tín dụng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trong điều kiện các ngân hàng thương mại hiện nay đang phải cùng một lúc chuẩn bị kế hoạch tăng vốn, thực hiện các tiêu chí an toàn vốn theo Thông tư 13 mà phải thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng”, văn bản của VNBA viết.
Với những lập luận trên, đầu mối đại diện cho các ngân hàng thương mại đưa ra đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cho kéo dài thời gian thực hiện cách phân loại nợ mới theo Điều 7 Quyết định 493 thêm một thời gian nữa.
* Theo “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” (ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN), việc phân loại nợ của các tổ chức tín dụng thực hiện theo các nhóm từ 1 đến 5, theo các mức độ từ “Nợ đủ tiêu chuẩn”, “Nợ cần chú ý”, “Nợ dưới tiêu chuẩn”, “Nợ nghi ngờ” và “Nợ có khả năng mất vốn”; các nhóm này ứng với các tiêu chí về thời gian quá hạn của khoản nợ và mức độ yêu cầu tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.