Khó khăn thanh khoản khi ngừng huy động vàng?
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia khuyến cáo về khả năng khó khăn thanh khoản khi các ngân hàng ngừng huy động vàng
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia vừa đưa ra khuyến cáo về khả năng khó khăn thanh khoản ở các ngân hàng liên quan khi ngừng huy động vàng.
Trong bản tin công bố ngày 8/10, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, về hoạt động huy động vàng, trước ngày 25/11/2012 nếu Ngân hàng Nhà nước không chỉ đạo cụ thể tới từng ngân hàng thì chính các ngân hàng này sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản.
Khả năng trên được bản tin tập trung phân tích ở một số tình huống đáng chú ý.
Cụ thể, khi thị trường vàng đang biến động mạnh khách hàng vay vốn bằng vàng chủ yếu để đầu tư và kinh doanh bất động sản. Bên cạnh đó, khi giá vàng ở mức thấp, không ít khách vay vốn bằng vàng kỳ hạn dài nhằm hưởng lãi suất thấp bán lấy tiền đồng để đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Nhưng khi giá vàng biến động tăng cao, điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều khách hàng đã không thể trả dứt điểm những khoản nợ vay vốn vàng. Một số ngân hàng đề xuất hoán đổi sang tiền đồng nhưng dù vậy, người vay vẫn khó trả được nợ khi giá vàng vẫn ở mức cao.
“Tình hình này đã đẩy một số ngân hàng thương mại trước đây có thế mạnh ở mảng huy động và cho vay vàng vào thế khó tất toán dư nợ vàng. Thậm chí tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay vốn bằng vàng của các ngân hàng thương mại chiếm tỷ lệ không nhỏ. Nếu thời điểm này chấm dứt huy động vàng sẽ khiến một số nhà băng khó khăn về thanh khoản vàng”, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết và đưa ra nhận định.
Cũng theo Ủy ban, ở một tình huống khác, các ngân hàng thương mại sẽ đem số vàng giữ hộ đi thế chấp, cầm cố để đi vay vốn liên ngân hàng sẽ xuất hiện rủi ro khi có hiện tượng người gửi giữ hộ vàng rút vàng ra kiếm lời khi thị trường tự do có sự gia tăng lợi nhuận nhanh và các ngân hàng này còn phải chịu mức phí kép (lãi suất liên ngân hàng và phí trả vì được giữ hộ vàng).
Hay khi hình thức cấm huy động vốn bằng vàng và hình thức chuyển vàng thành tiền bị cấm, rất có thể các ngân hàng sẽ biến báo hợp thức hóa số vàng đã huy động nhằm có thêm nguồn thu mà không hề vi phạm quy định.
Tuy nhiên bên cạnh các giả thuyết đã được đưa ra, mọi động thái huy động và cho vay huy động vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng đều được điều chỉnh theo Chỉ thị 05/2012/CT-NHNN về việc chấn chỉnh thực hiện quy định về huy động, giữ hộ vàng và sử dụng vàng huy động, vàng giữ hộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Theo Chỉ thị 05/2012/CT-NHNN, với dịch vụ giữ hộ vàng, khách hàng phải trả phí cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay vì trước đây gửi vào ngân hàng được nhận một khoản tiền (lãi suất), và điều này chưa có tiền lệ ở Việt Nam. “Do vậy một điều nhận thấy là đa phần người dân sẽ không muốn mang vàng đi nhờ ngân hàng giữ hộ”, bản tin nhìn nhận.
Bên cạnh đó, điểm mà Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhấn mạnh trong bản tin này là sự lãng phí một lượng vốn lớn trong dân không được huy động nếu thực hiện theo mốc hẹn 25/11. Theo đó, “chính sách dừng huy động và cho vay vàng của Ngân hàng Nhà nước chưa nhận được nhiều ý kiến ủng hộ”.
Mới đây, trong báo cáo đánh giá về kinh tế Việt Nam cùng với 4 khuyến nghị của mình, cơ quan này cũng đã lưu ý là cần nghiên cứu những tác động có thể phát sinh sau ngày 25/11/2012 khi các ngân hàng thương mại chấm dứt hoạt động cho vay, huy động vàng; Ngân hàng Nhà nước cần sớm công bố chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của người dân cũng như của các chủ thể trong nền kinh tế liên quan đến vàng như quyền và điều kiện huy động vàng trong xã hội hoặc giữ hộ vàng cho dân, chuyển nhượng và mua bán, cơ chế xuất nhập khẩu vàng và cơ chế đảm bảo liên thông giá vàng trong nước và quốc tế…
Trong bản tin công bố ngày 8/10, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, về hoạt động huy động vàng, trước ngày 25/11/2012 nếu Ngân hàng Nhà nước không chỉ đạo cụ thể tới từng ngân hàng thì chính các ngân hàng này sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản.
Khả năng trên được bản tin tập trung phân tích ở một số tình huống đáng chú ý.
Cụ thể, khi thị trường vàng đang biến động mạnh khách hàng vay vốn bằng vàng chủ yếu để đầu tư và kinh doanh bất động sản. Bên cạnh đó, khi giá vàng ở mức thấp, không ít khách vay vốn bằng vàng kỳ hạn dài nhằm hưởng lãi suất thấp bán lấy tiền đồng để đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Nhưng khi giá vàng biến động tăng cao, điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều khách hàng đã không thể trả dứt điểm những khoản nợ vay vốn vàng. Một số ngân hàng đề xuất hoán đổi sang tiền đồng nhưng dù vậy, người vay vẫn khó trả được nợ khi giá vàng vẫn ở mức cao.
“Tình hình này đã đẩy một số ngân hàng thương mại trước đây có thế mạnh ở mảng huy động và cho vay vàng vào thế khó tất toán dư nợ vàng. Thậm chí tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay vốn bằng vàng của các ngân hàng thương mại chiếm tỷ lệ không nhỏ. Nếu thời điểm này chấm dứt huy động vàng sẽ khiến một số nhà băng khó khăn về thanh khoản vàng”, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết và đưa ra nhận định.
Cũng theo Ủy ban, ở một tình huống khác, các ngân hàng thương mại sẽ đem số vàng giữ hộ đi thế chấp, cầm cố để đi vay vốn liên ngân hàng sẽ xuất hiện rủi ro khi có hiện tượng người gửi giữ hộ vàng rút vàng ra kiếm lời khi thị trường tự do có sự gia tăng lợi nhuận nhanh và các ngân hàng này còn phải chịu mức phí kép (lãi suất liên ngân hàng và phí trả vì được giữ hộ vàng).
Hay khi hình thức cấm huy động vốn bằng vàng và hình thức chuyển vàng thành tiền bị cấm, rất có thể các ngân hàng sẽ biến báo hợp thức hóa số vàng đã huy động nhằm có thêm nguồn thu mà không hề vi phạm quy định.
Tuy nhiên bên cạnh các giả thuyết đã được đưa ra, mọi động thái huy động và cho vay huy động vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng đều được điều chỉnh theo Chỉ thị 05/2012/CT-NHNN về việc chấn chỉnh thực hiện quy định về huy động, giữ hộ vàng và sử dụng vàng huy động, vàng giữ hộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Theo Chỉ thị 05/2012/CT-NHNN, với dịch vụ giữ hộ vàng, khách hàng phải trả phí cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay vì trước đây gửi vào ngân hàng được nhận một khoản tiền (lãi suất), và điều này chưa có tiền lệ ở Việt Nam. “Do vậy một điều nhận thấy là đa phần người dân sẽ không muốn mang vàng đi nhờ ngân hàng giữ hộ”, bản tin nhìn nhận.
Bên cạnh đó, điểm mà Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhấn mạnh trong bản tin này là sự lãng phí một lượng vốn lớn trong dân không được huy động nếu thực hiện theo mốc hẹn 25/11. Theo đó, “chính sách dừng huy động và cho vay vàng của Ngân hàng Nhà nước chưa nhận được nhiều ý kiến ủng hộ”.
Mới đây, trong báo cáo đánh giá về kinh tế Việt Nam cùng với 4 khuyến nghị của mình, cơ quan này cũng đã lưu ý là cần nghiên cứu những tác động có thể phát sinh sau ngày 25/11/2012 khi các ngân hàng thương mại chấm dứt hoạt động cho vay, huy động vàng; Ngân hàng Nhà nước cần sớm công bố chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của người dân cũng như của các chủ thể trong nền kinh tế liên quan đến vàng như quyền và điều kiện huy động vàng trong xã hội hoặc giữ hộ vàng cho dân, chuyển nhượng và mua bán, cơ chế xuất nhập khẩu vàng và cơ chế đảm bảo liên thông giá vàng trong nước và quốc tế…