Khổ vì "bị” chia thêm… cổ phiếu
Làm gì để nhà đầu tư không còn "dị ứng" trước các thông tin công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn, chia cổ tức bằng cổ phiếu?
Làm gì để nhà đầu tư không còn "dị ứng" trước các thông tin công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn, chia cổ tức bằng cổ phiếu?
Dưới đây là một số ý kiến.
Công ty tư vấn phải có trách nhiệm "gác cửa"
(Ông Võ Hữu Tuân - Giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Việt chi nhánh Tp.HCM)
"Điều bất bình thường của thị trường thời gian qua là nhiều công ty thấy việc phát hành tăng vốn kiếm thặng dư quá dễ dàng nên đã tìm cách phát hành bằng mọi giá.
Vẫn có thể kiểm soát được hoạt động phát hành của các công ty. Trước hết, đó là thông qua các công ty chứng khoán thực hiện tư vấn phát hành. Vai trò của công ty chứng khoán rất quan trọng, có nhiệm vụ rà soát các yếu tố của dự án, đánh giá được hiệu quả của dự án. Nếu đánh giá dự án không khả thi, có thể từ chối ngay từ đầu.
Đối với những dự án có tính khả thi không cao và hiệu quả thấp, chúng tôi khuyến cáo công ty nên vay ngân hàng hoặc tìm kiếm đối tác chiến lược trước khi phát hành để tránh tạo cung ảo cho thị trường. Nếu rơi vào thời điểm thị trường xấu, chúng tôi cũng tư vấn nên hoãn lại đợt phát hành.
Giữ vai trò "gác cửa" này không dễ, bởi nếu muốn làm tốt công tác tư vấn phát hành đòi hỏi mất từ 6-12 tháng, thậm chí có dự án kéo dài đến ba năm. Trong khi thị trường xuất hiện ngày càng nhiều công ty chứng khoán mới, trong đó có một số công ty cố lấy cho được hợp đồng tư vấn mà không quan tâm nhiều đến hiệu quả của dự án. Hậu quả là nhà đầu tư lãnh đủ.
Do vậy, trong vấn đề này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động phát hành của các công ty."
Quản trị kém, quyền lợi của cổ đông bị ảnh hưởng
(Ông Nguyễn Sơn - Trưởng ban Thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)
"Năm ngoái, khi thị trường phát triển nóng, nhiều công ty đã "tranh thủ” phát hành thêm cổ phiếu để kiếm những khoản thặng dư rất lớn. Việc phát hành thêm này đôi lúc đã bị lạm dụng, từ đó dẫn đến việc tăng cung mạnh làm loãng cổ phiếu trên thị trường, giá cổ phiếu theo đó mà giảm.
Việc các công ty dồn dập phát hành cổ phiếu vào cuối năm cũng có nguyên nhân của nó. Khi phát hành, công ty phải có báo cáo tài chính đã được kiểm toán, mà các báo cáo này thường rơi vào thời điểm giữa năm.
Sau đó, các công ty phải tiến hành đại hội cổ đông để lấy ý kiến rồi làm các thủ tục. Huy động vốn là quyền của doanh nghiệp được cổ đông thông qua, hiệu quả dự án thì phải sau một thời gian mới rõ trong khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lại không có thẩm quyền cũng như chức năng kiểm tra.
Như vậy, vấn đề nằm ở việc quản trị. Nhưng hiện khả năng quản trị của các công ty quá yếu, đã không kiểm soát được quá trình phát hành cũng như việc sử dụng vốn sau phát hành. Trong khi đó, điều bất cập là cổ đông chiếm tỉ trọng vốn lớn, có quyền quyết định đến các hoạt động của công ty chỉ có 5-7 người, còn cổ đông số đông lại chiếm tỉ trọng vốn ít nên không có tiếng nói quyết định.
Để tránh gây thiệt hại cho cổ đông, khi phát hành thêm, trước hết các thành viên hội đồng quản trị phải nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong việc quyết định: vay vốn ngân hàng, phát hành trái phiếu hay phát hành cổ phiếu để tăng vốn."
Nên trở lại trả cổ tức bằng tiền
(Anh Huỳnh Đức Hùng - nhà đầu tư tại sàn chứng khoán ACBS)
"Đầu năm 2007, hầu hết nhà đầu tư đều trông đợi được chia thêm cổ phiếu. Khi xuất hiện thông tin công ty nào đó có mức chia cổ phiếu cao, giá cổ phiếu đó tăng vùn vụt. Tuy nhiên, "gió đã xoay chiều", bây giờ mà nghe nói đến chia cổ phiếu là nhà đầu tư "tái mặt". Nó không còn gọi là "được" mà là "bị” chia thêm.
Do đó, khi thông tin công ty nào phát hành thêm và chia cổ phiếu, giá cổ phiếu này thường có xu hướng giảm. Nhà đầu tư cũng đã "vỡ lẽ” ra nhiều điều. Giá cổ phiếu sẽ giảm xuống mức tương ứng theo tỉ lệ được chia.
Việc mua cổ phiếu phát hành thêm đôi khi "lợi bất cập hại", do nhà đầu tư phải đóng tiền ngay nhưng chờ vài tháng sau mới có cổ phiếu. Đến lúc có cổ phiếu trên tài khoản, nếu rơi trúng thời điểm giá giảm nhà đầu tư càng bị thiệt hại nặng.
Theo nhà đầu tư Đức Hùng, đã đến lúc các công ty cân nhắc trong việc chia cổ tức cho cổ đông, nên trả bằng tiền thay vì cổ phiếu để thị trường không bị "bội thực" loại cổ phiếu này."
Dưới đây là một số ý kiến.
Công ty tư vấn phải có trách nhiệm "gác cửa"
(Ông Võ Hữu Tuân - Giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Việt chi nhánh Tp.HCM)
"Điều bất bình thường của thị trường thời gian qua là nhiều công ty thấy việc phát hành tăng vốn kiếm thặng dư quá dễ dàng nên đã tìm cách phát hành bằng mọi giá.
Vẫn có thể kiểm soát được hoạt động phát hành của các công ty. Trước hết, đó là thông qua các công ty chứng khoán thực hiện tư vấn phát hành. Vai trò của công ty chứng khoán rất quan trọng, có nhiệm vụ rà soát các yếu tố của dự án, đánh giá được hiệu quả của dự án. Nếu đánh giá dự án không khả thi, có thể từ chối ngay từ đầu.
Đối với những dự án có tính khả thi không cao và hiệu quả thấp, chúng tôi khuyến cáo công ty nên vay ngân hàng hoặc tìm kiếm đối tác chiến lược trước khi phát hành để tránh tạo cung ảo cho thị trường. Nếu rơi vào thời điểm thị trường xấu, chúng tôi cũng tư vấn nên hoãn lại đợt phát hành.
Giữ vai trò "gác cửa" này không dễ, bởi nếu muốn làm tốt công tác tư vấn phát hành đòi hỏi mất từ 6-12 tháng, thậm chí có dự án kéo dài đến ba năm. Trong khi thị trường xuất hiện ngày càng nhiều công ty chứng khoán mới, trong đó có một số công ty cố lấy cho được hợp đồng tư vấn mà không quan tâm nhiều đến hiệu quả của dự án. Hậu quả là nhà đầu tư lãnh đủ.
Do vậy, trong vấn đề này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động phát hành của các công ty."
Quản trị kém, quyền lợi của cổ đông bị ảnh hưởng
(Ông Nguyễn Sơn - Trưởng ban Thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)
"Năm ngoái, khi thị trường phát triển nóng, nhiều công ty đã "tranh thủ” phát hành thêm cổ phiếu để kiếm những khoản thặng dư rất lớn. Việc phát hành thêm này đôi lúc đã bị lạm dụng, từ đó dẫn đến việc tăng cung mạnh làm loãng cổ phiếu trên thị trường, giá cổ phiếu theo đó mà giảm.
Việc các công ty dồn dập phát hành cổ phiếu vào cuối năm cũng có nguyên nhân của nó. Khi phát hành, công ty phải có báo cáo tài chính đã được kiểm toán, mà các báo cáo này thường rơi vào thời điểm giữa năm.
Sau đó, các công ty phải tiến hành đại hội cổ đông để lấy ý kiến rồi làm các thủ tục. Huy động vốn là quyền của doanh nghiệp được cổ đông thông qua, hiệu quả dự án thì phải sau một thời gian mới rõ trong khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lại không có thẩm quyền cũng như chức năng kiểm tra.
Như vậy, vấn đề nằm ở việc quản trị. Nhưng hiện khả năng quản trị của các công ty quá yếu, đã không kiểm soát được quá trình phát hành cũng như việc sử dụng vốn sau phát hành. Trong khi đó, điều bất cập là cổ đông chiếm tỉ trọng vốn lớn, có quyền quyết định đến các hoạt động của công ty chỉ có 5-7 người, còn cổ đông số đông lại chiếm tỉ trọng vốn ít nên không có tiếng nói quyết định.
Để tránh gây thiệt hại cho cổ đông, khi phát hành thêm, trước hết các thành viên hội đồng quản trị phải nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong việc quyết định: vay vốn ngân hàng, phát hành trái phiếu hay phát hành cổ phiếu để tăng vốn."
Nên trở lại trả cổ tức bằng tiền
(Anh Huỳnh Đức Hùng - nhà đầu tư tại sàn chứng khoán ACBS)
"Đầu năm 2007, hầu hết nhà đầu tư đều trông đợi được chia thêm cổ phiếu. Khi xuất hiện thông tin công ty nào đó có mức chia cổ phiếu cao, giá cổ phiếu đó tăng vùn vụt. Tuy nhiên, "gió đã xoay chiều", bây giờ mà nghe nói đến chia cổ phiếu là nhà đầu tư "tái mặt". Nó không còn gọi là "được" mà là "bị” chia thêm.
Do đó, khi thông tin công ty nào phát hành thêm và chia cổ phiếu, giá cổ phiếu này thường có xu hướng giảm. Nhà đầu tư cũng đã "vỡ lẽ” ra nhiều điều. Giá cổ phiếu sẽ giảm xuống mức tương ứng theo tỉ lệ được chia.
Việc mua cổ phiếu phát hành thêm đôi khi "lợi bất cập hại", do nhà đầu tư phải đóng tiền ngay nhưng chờ vài tháng sau mới có cổ phiếu. Đến lúc có cổ phiếu trên tài khoản, nếu rơi trúng thời điểm giá giảm nhà đầu tư càng bị thiệt hại nặng.
Theo nhà đầu tư Đức Hùng, đã đến lúc các công ty cân nhắc trong việc chia cổ tức cho cổ đông, nên trả bằng tiền thay vì cổ phiếu để thị trường không bị "bội thực" loại cổ phiếu này."