Khối ngoại lần đầu bán ròng chứng khoán Việt Nam sau 10 năm
Việt Nam vẫn là một trong những thị trường chứng khoán nhỏ nhất trong khu vực
Sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài dường như đang giảm xuống, hãng tin Bloomberg nhận định.
Theo Bloomberg, sau khi mua ròng 3,4 tỷ USD cổ phiếu trên sàn Tp.HCM kể từ năm 2006, các nhà đầu tư nước ngoài từ đầu năm đến nay đã bán ròng trên sàn này - đánh dấu lần bán ròng đầu tiên trong một thập kỷ.
“Nguyên nhân sâu xa chính là sự tiếp cận thị trường. Điều này dẫn tới mức thanh khoản thấp”, ông Lai Yeu Huan, nhà quản lý quỹ thuộc Nikko Asset Management, nhận định. Một quỹ chứng khoán Đông Nam Á do công ty này thiết lập vào tháng 11 năm ngoái phân bổ 10% vốn vào cổ phiếu Việt Nam. Ông Lai nói rằng quỹ chưa có kế hoạch mua thêm cổ phiếu Việt Nam.
Với mức vốn hóa 71,3 tỷ USD, Việt Nam vẫn là một trong những thị trường chứng khoán nhỏ nhất trong khu vực. Giá trị giao dịch hàng ngày trên sàn Tp.HMC trong năm 2016 vào khoảng 106 triệu USD, bằng chưa đầy 1/4 so với thị trường Malaysia hay Indonesia.
Dù chỉ số VN-Index đang ở gần mức cao nhất trong 8 năm, công ty chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI Inc. vẫn chưa đưa Việt Nam từ địa vị thị trường sơ khai lên mới nổi.
“Các nhà đầu tư nước ngoài rất lạc quan về Việt Nam, nhưng cải cách chậm chạp trong lĩnh vực ngân hàng và thanh khoản hạn chế khiến họ ngại rót tiền”, ông Patrick Mitchell thuộc công ty chứng khoán Maybank Kim Eng nhận định.
Từ đầu năm đến nay, VN-Index đã tăng 16%, so với mức tăng 8,7 % của chỉ số MSCI Frontier Emerging Markets Index của các thị trường sơ khai. Trong số 309 cổ phiếu niêm yết trên sàn Tp.HCM, có chưa đầy 20 cổ phiếu có giá trị giao dịch trung bình hàng ngày từ 2-5 triệu USD.
Ông Mark Mobius, Chủ tịch công ty Templeton Emerging Markets Group, vẫn tỏ ra lạc quan về những nỗ lực cải tổ thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng của Việt Nam.
“Chính phủ Việt Nam đang thực thi một số cải cách thực sự tốt, và chúng tôi cho rằng sẽ đến lúc các biện pháp cải cách này giúp mở rộng thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam có mức độ thanh khoản chưa cao, nhưng sẽ mở rộng khi có thêm các doanh nghiệp được cổ phần hóa. Đây chính là điểm hấp dẫn nhất”, ông Mobius nói.
Ông James Bannan, nhà quản lý quỹ thị trường mới nổi Frontier Markets Fund trị giá 212 triệu USD thuộc công ty Coeli Asset Management ở Thụy Điển, nói Việt Nam là “một trong những quốc gia chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất” trong danh mục của quỹ này. Ông Bannan cho biết đang “tăng vốn đều đặn” vào thị trường Việt Nam do triển vọng tăng trưởng kinh tế.
Một số nhà đầu tư khác nói rằng Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để gia tăng sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán. Việt Nam cần đẩy mạnh bán cổ phiếu tại một số doanh nghiệp quốc doanh lớn, theo ông Alan Pham, chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital Group.
Theo Bloomberg, sau khi mua ròng 3,4 tỷ USD cổ phiếu trên sàn Tp.HCM kể từ năm 2006, các nhà đầu tư nước ngoài từ đầu năm đến nay đã bán ròng trên sàn này - đánh dấu lần bán ròng đầu tiên trong một thập kỷ.
“Nguyên nhân sâu xa chính là sự tiếp cận thị trường. Điều này dẫn tới mức thanh khoản thấp”, ông Lai Yeu Huan, nhà quản lý quỹ thuộc Nikko Asset Management, nhận định. Một quỹ chứng khoán Đông Nam Á do công ty này thiết lập vào tháng 11 năm ngoái phân bổ 10% vốn vào cổ phiếu Việt Nam. Ông Lai nói rằng quỹ chưa có kế hoạch mua thêm cổ phiếu Việt Nam.
Với mức vốn hóa 71,3 tỷ USD, Việt Nam vẫn là một trong những thị trường chứng khoán nhỏ nhất trong khu vực. Giá trị giao dịch hàng ngày trên sàn Tp.HMC trong năm 2016 vào khoảng 106 triệu USD, bằng chưa đầy 1/4 so với thị trường Malaysia hay Indonesia.
Dù chỉ số VN-Index đang ở gần mức cao nhất trong 8 năm, công ty chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI Inc. vẫn chưa đưa Việt Nam từ địa vị thị trường sơ khai lên mới nổi.
“Các nhà đầu tư nước ngoài rất lạc quan về Việt Nam, nhưng cải cách chậm chạp trong lĩnh vực ngân hàng và thanh khoản hạn chế khiến họ ngại rót tiền”, ông Patrick Mitchell thuộc công ty chứng khoán Maybank Kim Eng nhận định.
Từ đầu năm đến nay, VN-Index đã tăng 16%, so với mức tăng 8,7 % của chỉ số MSCI Frontier Emerging Markets Index của các thị trường sơ khai. Trong số 309 cổ phiếu niêm yết trên sàn Tp.HCM, có chưa đầy 20 cổ phiếu có giá trị giao dịch trung bình hàng ngày từ 2-5 triệu USD.
Ông Mark Mobius, Chủ tịch công ty Templeton Emerging Markets Group, vẫn tỏ ra lạc quan về những nỗ lực cải tổ thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng của Việt Nam.
“Chính phủ Việt Nam đang thực thi một số cải cách thực sự tốt, và chúng tôi cho rằng sẽ đến lúc các biện pháp cải cách này giúp mở rộng thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam có mức độ thanh khoản chưa cao, nhưng sẽ mở rộng khi có thêm các doanh nghiệp được cổ phần hóa. Đây chính là điểm hấp dẫn nhất”, ông Mobius nói.
Ông James Bannan, nhà quản lý quỹ thị trường mới nổi Frontier Markets Fund trị giá 212 triệu USD thuộc công ty Coeli Asset Management ở Thụy Điển, nói Việt Nam là “một trong những quốc gia chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất” trong danh mục của quỹ này. Ông Bannan cho biết đang “tăng vốn đều đặn” vào thị trường Việt Nam do triển vọng tăng trưởng kinh tế.
Một số nhà đầu tư khác nói rằng Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để gia tăng sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán. Việt Nam cần đẩy mạnh bán cổ phiếu tại một số doanh nghiệp quốc doanh lớn, theo ông Alan Pham, chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital Group.