Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt
Chính phủ đã cho phép khôi phục lại tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt, một trong hai tuyến đường sắt độc đáo trên thế giới
Chính phủ đã cho phép khôi phục lại tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt, một trong hai tuyến đường sắt độc đáo trên thế giới.
Tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, tuyến đường sắt này được hình thành từ năm 1928. Toàn tuyến có tới 5 hầm, 46 cầu với 14 ga. Đặc biệt trong đó có 2 đoạn răng cưa dài gần 14 km để vượt đèo, chỉ có ở Việt Nam và Thụy Sỹ.
Thời kỳ cao điểm, tuyến có tới 14 đầu máy hoạt động.
Tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt mới sẽ được xây dựng với khổ đường 1m, dài 84 km nối liền hai tỉnh Ninh Thuận- Lâm Đồng.
Kinh phí đầu tư cho dự án đường sắt này khoảng 5.000 tỷ đồng, sẽ được huy động theo hình thức BOT, dự kiến khởi công vào cuối năm 2007, hoàn thành trong năm 2015.
Ông Nguyễn Văn Doanh, Phó cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, ngày 30-8-2007, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Quyết định số 2667/QĐ-BGTVT phê duyệt đưa dự án này vào danh mục dự án đầu tư theo hình thức BOT và bổ sung vào Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải đường sắt đến năm 2010.
Hiện có rất nhiều nhà đầu tư tại Lâm Đồng, Ninh Thuận đã đăng ký đầu tư vào dự án đường sắt hấp dẫn này.
Tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, tuyến đường sắt này được hình thành từ năm 1928. Toàn tuyến có tới 5 hầm, 46 cầu với 14 ga. Đặc biệt trong đó có 2 đoạn răng cưa dài gần 14 km để vượt đèo, chỉ có ở Việt Nam và Thụy Sỹ.
Thời kỳ cao điểm, tuyến có tới 14 đầu máy hoạt động.
Tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt mới sẽ được xây dựng với khổ đường 1m, dài 84 km nối liền hai tỉnh Ninh Thuận- Lâm Đồng.
Kinh phí đầu tư cho dự án đường sắt này khoảng 5.000 tỷ đồng, sẽ được huy động theo hình thức BOT, dự kiến khởi công vào cuối năm 2007, hoàn thành trong năm 2015.
Ông Nguyễn Văn Doanh, Phó cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, ngày 30-8-2007, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Quyết định số 2667/QĐ-BGTVT phê duyệt đưa dự án này vào danh mục dự án đầu tư theo hình thức BOT và bổ sung vào Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải đường sắt đến năm 2010.
Hiện có rất nhiều nhà đầu tư tại Lâm Đồng, Ninh Thuận đã đăng ký đầu tư vào dự án đường sắt hấp dẫn này.