Không chấp nhận tăng giá thuốc
Các doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh giá bán thuốc theo giá cũ, bằng với giá bán trước ngày 31/12/2006
Ngày 12/4, Sở Y tế Hà Nội đã có cuộc họp với các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trên địa bàn để thống nhất các tiêu chí điều chỉnh giá thuốc cho hợp lý trước tình trạng giá thuốc tăng đột biến thời gian qua.
Tại cuộc họp này, Sở Y tế Hà Nội đã hướng dẫn các doanh nghiệp lập hồ sơ pháp lý kê khai các tiêu chí và lý do tăng giá thuốc, ví như tăng giá do nguyên liệu đầu vào tăng, cước phí vận chuyển... Dựa trên lý do hợp lý và thỏa đáng, Sở Y tế sẽ cho điều chỉnh lại giá thuốc ở mức hợp lý so với các mặt hàng khác trên thị trường.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra những lý do cho rằng đợt tăng giá thuốc vừa qua là bình thường.
Bà Trần Phương Anh, Phó phòng kinh doanh Công ty Traphaco, nói :"Chúng tôi vẫn làm đúng luật quy định khi đăng ký giá bán ban đầu với Bộ Y tế. Nhưng để mặt hàng thâm nhập vào thị trường nên giá bán này không có lãi và sau đó mới được điều chỉnh dần. Do vậy, có nhiều mặt hàng ban đầu bán hoà vốn sau đó mới nhích dần giá lên".
Bà Phương Anh thừa nhận, một số mặt hàng tăng khá cao so với giá đăng ký bởi được cộng thêm chi phí tiếp thị, quảng cáo. Có ý kiến cho rằng, việc kê khai giá thuốc với Cục Quản lý dược hiện đang có những bất hợp lý khi doanh nghiệp phải xây dựng giá bán đón đầu trong vòng 5 năm, trong khi giá nguyên liệu, chi phí phát sinh tăng lên từng ngày.
Quy định mới lại buộc các doanh nghiệp muốn điều chỉnh giá thuốc phải qua Sở Y tế trước khi trình lên Cục Quản lý dược sẽ gây chồng chéo trong quản lý giá. Nếu muốn điều chỉnh giá một loại thuốc nào đó trên toàn quốc, doanh nghiệp phải chạy khắp các sở y tế của 64 tỉnh thành. Nếu một vài sở y tế không đồng ý thì cùng một loại thuốc nhưng giá bán không thống nhất.
Trả lời thắc mắc của các doanh nghiệp, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn cho biết, thực hiện quy định xin điều chỉnh giá thuốc tại địa phương là tuân thủ nguyên tắc giá thuốc được vận hành theo cơ chế thị trường và theo nhu cầu người tiêu dùng. Giá thuốc tăng hay giảm vẫn trong biên độ cho phép của Sở Y tế, Cục Quản lý dược.
Vì vậy, sau khi triển khai quy định đăng ký điều chỉnh giá thuốc, Sở Y tế Hà Nội cùng Cục Quản lý dược sẽ tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp, nếu đơn vị nào bị phát hiện tự ý tăng giá vượt với giá kê khai ban đầu sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật và có thể tạm đình chỉ hoạt động nếu tái phạm trên 3 lần.
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang khẳng định, việc các doanh nghiệp tự ý tăng giá đã vi phạm quy định về quản lý giá thuốc bởi Bộ Y tế chưa chấp nhận cho bất kỳ một doanh nghiệp nào tăng giá thuốc.
Do đó, các doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh giá bán thuốc theo giá cũ, bằng với giá bán trước ngày 31/12/2006. Cục Quản lý dược sẽ xử phạt hành chính đối với hành vi tự ý tăng giá và giám sát chặt chẽ việc điều chỉnh trở lại giá bán ban đầu.
Tại cuộc họp này, Sở Y tế Hà Nội đã hướng dẫn các doanh nghiệp lập hồ sơ pháp lý kê khai các tiêu chí và lý do tăng giá thuốc, ví như tăng giá do nguyên liệu đầu vào tăng, cước phí vận chuyển... Dựa trên lý do hợp lý và thỏa đáng, Sở Y tế sẽ cho điều chỉnh lại giá thuốc ở mức hợp lý so với các mặt hàng khác trên thị trường.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra những lý do cho rằng đợt tăng giá thuốc vừa qua là bình thường.
Bà Trần Phương Anh, Phó phòng kinh doanh Công ty Traphaco, nói :"Chúng tôi vẫn làm đúng luật quy định khi đăng ký giá bán ban đầu với Bộ Y tế. Nhưng để mặt hàng thâm nhập vào thị trường nên giá bán này không có lãi và sau đó mới được điều chỉnh dần. Do vậy, có nhiều mặt hàng ban đầu bán hoà vốn sau đó mới nhích dần giá lên".
Bà Phương Anh thừa nhận, một số mặt hàng tăng khá cao so với giá đăng ký bởi được cộng thêm chi phí tiếp thị, quảng cáo. Có ý kiến cho rằng, việc kê khai giá thuốc với Cục Quản lý dược hiện đang có những bất hợp lý khi doanh nghiệp phải xây dựng giá bán đón đầu trong vòng 5 năm, trong khi giá nguyên liệu, chi phí phát sinh tăng lên từng ngày.
Quy định mới lại buộc các doanh nghiệp muốn điều chỉnh giá thuốc phải qua Sở Y tế trước khi trình lên Cục Quản lý dược sẽ gây chồng chéo trong quản lý giá. Nếu muốn điều chỉnh giá một loại thuốc nào đó trên toàn quốc, doanh nghiệp phải chạy khắp các sở y tế của 64 tỉnh thành. Nếu một vài sở y tế không đồng ý thì cùng một loại thuốc nhưng giá bán không thống nhất.
Trả lời thắc mắc của các doanh nghiệp, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn cho biết, thực hiện quy định xin điều chỉnh giá thuốc tại địa phương là tuân thủ nguyên tắc giá thuốc được vận hành theo cơ chế thị trường và theo nhu cầu người tiêu dùng. Giá thuốc tăng hay giảm vẫn trong biên độ cho phép của Sở Y tế, Cục Quản lý dược.
Vì vậy, sau khi triển khai quy định đăng ký điều chỉnh giá thuốc, Sở Y tế Hà Nội cùng Cục Quản lý dược sẽ tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp, nếu đơn vị nào bị phát hiện tự ý tăng giá vượt với giá kê khai ban đầu sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật và có thể tạm đình chỉ hoạt động nếu tái phạm trên 3 lần.
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang khẳng định, việc các doanh nghiệp tự ý tăng giá đã vi phạm quy định về quản lý giá thuốc bởi Bộ Y tế chưa chấp nhận cho bất kỳ một doanh nghiệp nào tăng giá thuốc.
Do đó, các doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh giá bán thuốc theo giá cũ, bằng với giá bán trước ngày 31/12/2006. Cục Quản lý dược sẽ xử phạt hành chính đối với hành vi tự ý tăng giá và giám sát chặt chẽ việc điều chỉnh trở lại giá bán ban đầu.