“Không có ý định đầu tư ngắn hạn!”
Nội dung cuộc trao đổi với ông Thomas J.Ngo, Giám đốc cấp cao Quản lý danh mục đầu tư Indochina Capital
Nội dung cuộc trao đổi với ông Thomas J.Ngo, Giám đốc cấp cao Quản lý danh mục đầu tư Indochina Capital.
Indochina Capital vừa tăng tỷ lệ sở hữu tại Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam (PNC) lên 25% thông qua việc ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược. Theo ông, đâu là điểm hấp dẫn của PNC để Quỹ đầu tư vào?
PNC là công ty hội tụ 2 yếu tố quan trọng mà chúng tôi chú trọng vào mỗi khi nghiên cứu đầu tư vào một công ty. Thứ nhất, PNC có một đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn, có năng lực, kinh nghiệm và đặc biệt là có tâm huyết với nghề. Với sự lãnh đạo của bà Phan Thị Lệ và ban giám đốc, PNC từ một công ty kinh doanh đơn ngành đã phát triển thành một công ty kinh doanh thành công nhiều sản phẩm văn hóa đa dạng như sách báo, âm nhạc, phim ảnh...
Hơn nữa, cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế, những công ty văn hóa truyền thông như PNC với nền tảng là đội ngũ lãnh đạo có năng lực và mạng lưới rộng khắp trên các tỉnh thành phố lớn sẽ có rất nhiều điều kiện để phát triển, củng cố vị trí hàng đầu của mình.
Sau khi trở thành đối tác chiến lược của PNC, Indochina Capital sẽ hỗ trợ gì cho PNC trong việc phát triển, mở rộng thị phần cũng như “mở mang” ra thị trường nước ngoài?
Trước tiên, chúng tôi sẽ cùng nhau xây dựng chiến lược phát triển thị trường và thương hiệu cho PNC. Indochina Capital sẽ là cầu nối đem các đối tác nước ngoài của mình đến với PNC nhằm phát triển hơn nữa các sản phẩm và dịch vụ trong nước.
Việt Nam gần đây nổi lên trong khu vực cũng như trên thế giới là một điểm đến cho các nhà đầu tư và các nhà nghiên cứu văn hóa. Cùng với đó là nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm văn hóa Việt với chất lượng quốc tế. Đây chính là ưu thế của PNC.
Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với PNC nhằm giúp công ty các sản phẩm có chất lượng, và thông qua mạng lưới của mình trên thế giới, phát triển kênh phân phối cho thị trường quốc tế.
Trong kinh doanh, mong muốn của nhà đầu tư là thu được khoản lợi nhuận tốt nhất có thể. Khi giá của PNC tăng cao, Indochina Capital có được phép bán ra? Hai bên có cam kết gì về thời gian chuyển nhượng (bán) cổ phiếu của PNC không? Và Indochina Capital kỳ vọng gì khi đầu tư vào PNC?
Trong khoản đầu tư này, hai bên không có cam kết nào về thời gian chuyển nhượng, và Indochina Capital có quyền giao dịch cổ phiếu bất kỳ lúc nào thị trường thuận lợi.
Tuy nhiên, chúng tôi không có ý định đầu tư ngắn hạn. Đúng với chiến lược của mình là nhà đầu tư chiến lược, ICC sẽ là một nhà đầu tư dài hạn của PNC.
ICC mong muốn với sự đóng góp của mình và các đối tác chiến lược khác, trong một thời gian ngắn nữa PNC sẽ trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực văn hóa truyền thông với nhiều sản phẩm đa dạng.
Theo ông đầu tư trực tiếp vào các cổ phiếu đang niêm yết, mua cổ phần phát hành lần đầu (IPO) hay đầu tư vào các công ty chuẩn bị niêm yết, đầu tư nào đem lại lợi nhuận nhiều hơn?
Việc đầu tư ở kênh nào đem lại lợi nhuận cao nhất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điều quan trọng là phải tìm cho được một công ty có nhiều triển vọng, có đội ngũ lãnh đạo có uy tín, nhiệt huyết và có tầm nhìn. Một khi ta tìm được đúng công ty thì không quan trọng công ty đó đã niêm yết rồi hay đang chuẩn bị niêm yết, cơ hội sinh lời rất cao.
Cụ thể những khoản đầu tư mà Quỹ đã đầu tư trong thời gian qua? Có phải tất cả những khoản đầu tư của Indochina Capital vào các các công ty này đều thành công không?
Indochina Capital Vietnam Holding một quỹ mới niêm yết trên sàn chính của sàn London Stock Exchange vào tháng 3 năm nay. Từ đó đến nay, chúng tôi đã đầu tư vào gần 10 công ty với tổng mức đầu tư lên đến 150 triệu USD. Nhiều khoản đầu tư đã đem lại lợi nhuận lớn, và cũng có một số chưa được như mong muốn. Đó là thực tế của ngành quản lý quỹ chứ không riêng gì quỹ Indochina Capital. Nhìn chung, chúng tôi khá lạc quan và tin tưởng vào triển vọng của các khoản đầu tư này.
Ông nhận định như thế nào về tình hình thị trường chứng khoán trong thời gian tới khi các tên tuổi lớn như Vietcombank, Incombank, VinaPhone, BIDV, MobiFone, Sabeco, Habeco... IPO và tham gia thị trường trong thời gian tới?
Việc các tên tuổi lớn chuẩn bị IPO là một dấu hiệu đáng mừng cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Nó chứng tỏ cam kết của Chính phủ trong việc tự do hóa nền kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của thị trường còn rất non trẻ này ở Việt Nam.
Sự xuất hiện của các công ty lớn này sẽ góp phần thu hút hơn nữa nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên một thị trường sôi động hơn. Việc này cũng tạo ra nguồn cung lớn và tốt hơn, đáp ứng nhu cầu lớn của giới đầu tư. Các nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn, và tôi nghĩ rất nhiều khả năng họ sẽ xem xét lại cơ cấu và chiến lược đầu tư của mình.
Như vậy, thị trường chắc chắn sẽ có tính thanh khoản cao và có mặt bằng giá hợp lý hơn. Đó là nhân tố quan trọng và chúng tôi rất lạc quan về sự phát triển của thị trường chứng khoánViệt Nam trong thời gian tới.
Indochina Capital vừa tăng tỷ lệ sở hữu tại Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam (PNC) lên 25% thông qua việc ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược. Theo ông, đâu là điểm hấp dẫn của PNC để Quỹ đầu tư vào?
PNC là công ty hội tụ 2 yếu tố quan trọng mà chúng tôi chú trọng vào mỗi khi nghiên cứu đầu tư vào một công ty. Thứ nhất, PNC có một đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn, có năng lực, kinh nghiệm và đặc biệt là có tâm huyết với nghề. Với sự lãnh đạo của bà Phan Thị Lệ và ban giám đốc, PNC từ một công ty kinh doanh đơn ngành đã phát triển thành một công ty kinh doanh thành công nhiều sản phẩm văn hóa đa dạng như sách báo, âm nhạc, phim ảnh...
Hơn nữa, cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế, những công ty văn hóa truyền thông như PNC với nền tảng là đội ngũ lãnh đạo có năng lực và mạng lưới rộng khắp trên các tỉnh thành phố lớn sẽ có rất nhiều điều kiện để phát triển, củng cố vị trí hàng đầu của mình.
Sau khi trở thành đối tác chiến lược của PNC, Indochina Capital sẽ hỗ trợ gì cho PNC trong việc phát triển, mở rộng thị phần cũng như “mở mang” ra thị trường nước ngoài?
Trước tiên, chúng tôi sẽ cùng nhau xây dựng chiến lược phát triển thị trường và thương hiệu cho PNC. Indochina Capital sẽ là cầu nối đem các đối tác nước ngoài của mình đến với PNC nhằm phát triển hơn nữa các sản phẩm và dịch vụ trong nước.
Việt Nam gần đây nổi lên trong khu vực cũng như trên thế giới là một điểm đến cho các nhà đầu tư và các nhà nghiên cứu văn hóa. Cùng với đó là nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm văn hóa Việt với chất lượng quốc tế. Đây chính là ưu thế của PNC.
Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với PNC nhằm giúp công ty các sản phẩm có chất lượng, và thông qua mạng lưới của mình trên thế giới, phát triển kênh phân phối cho thị trường quốc tế.
Trong kinh doanh, mong muốn của nhà đầu tư là thu được khoản lợi nhuận tốt nhất có thể. Khi giá của PNC tăng cao, Indochina Capital có được phép bán ra? Hai bên có cam kết gì về thời gian chuyển nhượng (bán) cổ phiếu của PNC không? Và Indochina Capital kỳ vọng gì khi đầu tư vào PNC?
Trong khoản đầu tư này, hai bên không có cam kết nào về thời gian chuyển nhượng, và Indochina Capital có quyền giao dịch cổ phiếu bất kỳ lúc nào thị trường thuận lợi.
Tuy nhiên, chúng tôi không có ý định đầu tư ngắn hạn. Đúng với chiến lược của mình là nhà đầu tư chiến lược, ICC sẽ là một nhà đầu tư dài hạn của PNC.
ICC mong muốn với sự đóng góp của mình và các đối tác chiến lược khác, trong một thời gian ngắn nữa PNC sẽ trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực văn hóa truyền thông với nhiều sản phẩm đa dạng.
Theo ông đầu tư trực tiếp vào các cổ phiếu đang niêm yết, mua cổ phần phát hành lần đầu (IPO) hay đầu tư vào các công ty chuẩn bị niêm yết, đầu tư nào đem lại lợi nhuận nhiều hơn?
Việc đầu tư ở kênh nào đem lại lợi nhuận cao nhất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điều quan trọng là phải tìm cho được một công ty có nhiều triển vọng, có đội ngũ lãnh đạo có uy tín, nhiệt huyết và có tầm nhìn. Một khi ta tìm được đúng công ty thì không quan trọng công ty đó đã niêm yết rồi hay đang chuẩn bị niêm yết, cơ hội sinh lời rất cao.
Cụ thể những khoản đầu tư mà Quỹ đã đầu tư trong thời gian qua? Có phải tất cả những khoản đầu tư của Indochina Capital vào các các công ty này đều thành công không?
Indochina Capital Vietnam Holding một quỹ mới niêm yết trên sàn chính của sàn London Stock Exchange vào tháng 3 năm nay. Từ đó đến nay, chúng tôi đã đầu tư vào gần 10 công ty với tổng mức đầu tư lên đến 150 triệu USD. Nhiều khoản đầu tư đã đem lại lợi nhuận lớn, và cũng có một số chưa được như mong muốn. Đó là thực tế của ngành quản lý quỹ chứ không riêng gì quỹ Indochina Capital. Nhìn chung, chúng tôi khá lạc quan và tin tưởng vào triển vọng của các khoản đầu tư này.
Ông nhận định như thế nào về tình hình thị trường chứng khoán trong thời gian tới khi các tên tuổi lớn như Vietcombank, Incombank, VinaPhone, BIDV, MobiFone, Sabeco, Habeco... IPO và tham gia thị trường trong thời gian tới?
Việc các tên tuổi lớn chuẩn bị IPO là một dấu hiệu đáng mừng cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Nó chứng tỏ cam kết của Chính phủ trong việc tự do hóa nền kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của thị trường còn rất non trẻ này ở Việt Nam.
Sự xuất hiện của các công ty lớn này sẽ góp phần thu hút hơn nữa nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên một thị trường sôi động hơn. Việc này cũng tạo ra nguồn cung lớn và tốt hơn, đáp ứng nhu cầu lớn của giới đầu tư. Các nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn, và tôi nghĩ rất nhiều khả năng họ sẽ xem xét lại cơ cấu và chiến lược đầu tư của mình.
Như vậy, thị trường chắc chắn sẽ có tính thanh khoản cao và có mặt bằng giá hợp lý hơn. Đó là nhân tố quan trọng và chúng tôi rất lạc quan về sự phát triển của thị trường chứng khoánViệt Nam trong thời gian tới.