“Không để người dân nào trong vùng lũ đói, khát”
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai các biện pháp phòng, chống lũ hiệu quả
Tại công điện khẩn chiều 5/10, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế tập trung chỉ đạo cứu trợ những người dân chưa sơ tán kịp tại các khu vực bị ngập sâu, các tàu thuyền gặp nạn trên biển; cứu trợ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm cho nhân dân, đảm bảo không để người dân nào bị đói, khát.
Từ 30/9 đến nay, tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế có mưa rất to, gây ngập lụt nghiêm trọng, thiệt hại nặng nề về sinh mạng và tài sản của nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
Theo thông tin mới nhất, miền Trung vẫn ngập rất sâu, đã có 27 người chết, 3 người mất tích, riêng tỉnh Hà Tĩnh thiệt hại đã lên tới 350 tỷ đồng. Mưa lũ cũng khiến hàng vạn ngôi nhà các tỉnh ven biển miền Trung bị ngập lụt và hư hỏng, trong đó Hà Tĩnh ngập 20.966 nhà, Quảng Bình ngập 34.650 nhà. Quảng Trị có trên 6.000 hộ dân bị ngập lụt...
Chiều 5/10 chuyến bay đầu tiên mang theo một tấn mì ăn liền đã đến với người dân vùng lũ Quảng Bình. Vào sáng cùng ngày , một tàu của vùng C Hải Quân từ Đà Nẵng đã lên đường ra vùng biển Quảng Bình cứu 9 tàu với 52 người gặp nạn trên biển. Và buổi chiều, Đoàn bay C54- Sư 372 đã điều máy bay trực thăng lên đường đi ứng cứu người dân bị kẹt lũ tại các xã miền núi tỉnh Quảng Bình.
Thông tin từ Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm – cứu nạn, Quân khu 4 đã cử lực lượng gồm 905 người và các phương tiện tham gia đối phó với mưa lũ. Các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình đã di dời 4.544 hộ với 17.285 người khỏi khu vực hạ lưu hồ thủy điện Hố Hô. Tỉnh Quảng Trị đã sơ tán 710 hộ dân từ các vùng ngập sâu, nguy hiểm đến nơi an toàn.
Chiều 5/10, qua Công điện, Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc đến thân nhân những gia đình có người bị chết, mất tích, người bị thương.
Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống lũ hiệu quả, Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế tập trung chỉ đạo cứu trợ những người dân chưa sơ tán kịp tại các khu vực bị ngập sâu, các tàu thuyền gặp nạn trên biển; cứu trợ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm cho nhân dân, đảm bảo không để người dân nào bị đói, khát.
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương cần cử người canh gác, hướng dẫn việc đi lại an toàn qua các bến đò ngang, các ngầm giao thông bị ngập sâu; tiếp tục di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm do lũ quét, sạt lở đất và vùng thường xuyên bị ngập sâu đến nơi an toàn.
Ủy ban quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện việc cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn theo đề nghị của địa phương.
Các bộ, ngành liên quan chỉ đạo thực hiện vận hành an toàn các hồ chứa nước, đảm bảo an toàn cho khách du lịch, duy trì thông tin liên lạc, có phương án đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính, đảm bảo đủ nguồn lương thực, thực phẩm dự trữ, cơ số thuốc chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia tiếp tục theo dõi để thông tin kịp thời về diễn biến mưa lũ, Thủ tướng yêu cầu.
Từ 30/9 đến nay, tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế có mưa rất to, gây ngập lụt nghiêm trọng, thiệt hại nặng nề về sinh mạng và tài sản của nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
Theo thông tin mới nhất, miền Trung vẫn ngập rất sâu, đã có 27 người chết, 3 người mất tích, riêng tỉnh Hà Tĩnh thiệt hại đã lên tới 350 tỷ đồng. Mưa lũ cũng khiến hàng vạn ngôi nhà các tỉnh ven biển miền Trung bị ngập lụt và hư hỏng, trong đó Hà Tĩnh ngập 20.966 nhà, Quảng Bình ngập 34.650 nhà. Quảng Trị có trên 6.000 hộ dân bị ngập lụt...
Chiều 5/10 chuyến bay đầu tiên mang theo một tấn mì ăn liền đã đến với người dân vùng lũ Quảng Bình. Vào sáng cùng ngày , một tàu của vùng C Hải Quân từ Đà Nẵng đã lên đường ra vùng biển Quảng Bình cứu 9 tàu với 52 người gặp nạn trên biển. Và buổi chiều, Đoàn bay C54- Sư 372 đã điều máy bay trực thăng lên đường đi ứng cứu người dân bị kẹt lũ tại các xã miền núi tỉnh Quảng Bình.
Thông tin từ Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm – cứu nạn, Quân khu 4 đã cử lực lượng gồm 905 người và các phương tiện tham gia đối phó với mưa lũ. Các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình đã di dời 4.544 hộ với 17.285 người khỏi khu vực hạ lưu hồ thủy điện Hố Hô. Tỉnh Quảng Trị đã sơ tán 710 hộ dân từ các vùng ngập sâu, nguy hiểm đến nơi an toàn.
Chiều 5/10, qua Công điện, Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc đến thân nhân những gia đình có người bị chết, mất tích, người bị thương.
Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống lũ hiệu quả, Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế tập trung chỉ đạo cứu trợ những người dân chưa sơ tán kịp tại các khu vực bị ngập sâu, các tàu thuyền gặp nạn trên biển; cứu trợ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm cho nhân dân, đảm bảo không để người dân nào bị đói, khát.
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương cần cử người canh gác, hướng dẫn việc đi lại an toàn qua các bến đò ngang, các ngầm giao thông bị ngập sâu; tiếp tục di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm do lũ quét, sạt lở đất và vùng thường xuyên bị ngập sâu đến nơi an toàn.
Ủy ban quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện việc cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn theo đề nghị của địa phương.
Các bộ, ngành liên quan chỉ đạo thực hiện vận hành an toàn các hồ chứa nước, đảm bảo an toàn cho khách du lịch, duy trì thông tin liên lạc, có phương án đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính, đảm bảo đủ nguồn lương thực, thực phẩm dự trữ, cơ số thuốc chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia tiếp tục theo dõi để thông tin kịp thời về diễn biến mưa lũ, Thủ tướng yêu cầu.