Không đưa tin khi công bố kết quả kiểm phiếu tín nhiệm
Đây là thông tin khá bất ngờ, bởi tại lần lấy phiếu đầu tiên, báo chí không hề nhận được đề nghị tương tự
Trong một thông cáo báo chí được phát đi từ trung tâm báo chí kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, các cơ quan thông tấn báo chí được đề nghị không tham dự và đưa tin khi ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu lấy phiếu tín nhiệm sẽ diễn vào chiều 15/11.
Đây là thông tin khá bất ngờ, bởi tại lần lấy phiếu đầu tiên, báo chí không hề nhận được đề nghị tương tự, nên đã chuyển tải thông tin đến cử tri kết quả lấy phiếu rất kịp thời.
Trả lời báo chí trong lần lấy phiếu thứ nhất, người phát ngôn của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết quy trình lấy phiếu tín nhiệm sẽ được công khai với việc báo chí tham gia ngay từ khâu các đại biểu bỏ phiếu, công bố kết quả phiếu theo từng chức danh.
Khi đó, ông Phúc cũng cho biết sẽ công bố theo 3 mức độ tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp, công bố theo trị số tuyệt đối bao nhiêu phiếu mỗi loại gồm “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”.
Mặt khác, Nghị quyết số 35 của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu và phê chuẩn, tại điều 4 về nguyên tắc lắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm có quy định rõ hai chữ “công khai”.
Điều 67 Luật Tổ chức Quốc hội quy định: “Quốc hội họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín”.
Tại chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua tại phiên trù bị kỳ họp thứ 8 này, các bước tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bao gồm cả công bố kết quả kiểm phiếu đều không được ghi là họp kín.
Bên cạnh phần công bố kết quả, báo chí cũng được đề nghị không tham dự và đưa tin nội dung thảo luận ở đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm, phần Quốc hội nghe báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội bầu ban kiểm phiếu và khi Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.
Đây là thông tin khá bất ngờ, bởi tại lần lấy phiếu đầu tiên, báo chí không hề nhận được đề nghị tương tự, nên đã chuyển tải thông tin đến cử tri kết quả lấy phiếu rất kịp thời.
Trả lời báo chí trong lần lấy phiếu thứ nhất, người phát ngôn của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết quy trình lấy phiếu tín nhiệm sẽ được công khai với việc báo chí tham gia ngay từ khâu các đại biểu bỏ phiếu, công bố kết quả phiếu theo từng chức danh.
Khi đó, ông Phúc cũng cho biết sẽ công bố theo 3 mức độ tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp, công bố theo trị số tuyệt đối bao nhiêu phiếu mỗi loại gồm “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”.
Mặt khác, Nghị quyết số 35 của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu và phê chuẩn, tại điều 4 về nguyên tắc lắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm có quy định rõ hai chữ “công khai”.
Điều 67 Luật Tổ chức Quốc hội quy định: “Quốc hội họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín”.
Tại chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua tại phiên trù bị kỳ họp thứ 8 này, các bước tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bao gồm cả công bố kết quả kiểm phiếu đều không được ghi là họp kín.
Bên cạnh phần công bố kết quả, báo chí cũng được đề nghị không tham dự và đưa tin nội dung thảo luận ở đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm, phần Quốc hội nghe báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội bầu ban kiểm phiếu và khi Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.