Bị quá nửa phiếu “tín nhiệm thấp”, có thể xin từ chức
Đa số quy định về nghị quyết sửa đổi việc lấy phiếu tín nhiệm vẫn được giữ nguyên như kỳ họp trước
Lùi từ kỳ họp trước, việc sửa Nghị quyết 35 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn sẽ được tiến hành tại kỳ họp Quốc hội thứ 8 này.
Mặc dù lý do lùi sang kỳ họp sau là do còn có nhiều ý kiến khác nhau song tại dự thảo nghị quyết trình Quốc hội lần này đa số quy định vẫn được giữ nguyên như kỳ họp trước.
Tại báo cáo giải trình, tiếp thu về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội “xin được giữ như dự thảo” phạm vi đối tượng được lấy phiếu, nguyên tắc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm. thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu cũng như quy định ba mức độ tín nhiệm.
Giải thích về đề nghị lấy phiếu tín nhiệm một lần trong một nhiệm kỳ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lập luận, nếu lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong một nhiệm kỳ hoặc theo định kỳ hàng năm như quy định hiện hành thì thời gian giữa các lần lấy phiếu quá ngắn, không đủ để phản ánh đúng mức độ biến chuyển trong công tác của người được lấy phiếu.
“Vì vậy, đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ sẽ khắc phục được hạn chế kể trên”, báo cáo nêu rõ.
Vẫn theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong một nhiệm kỳ như đề xuất của một số vị đại biểu Quốc hội có ưu điểm là giúp việc đánh giá cán bộ được diễn ra thường xuyên hơn. Nhưng do kỳ lấy phiếu lại lệch so với đánh giá cán bộ, công chức, đánh giá trong Đảng nên có thể tạo ra sự kém đồng bộ trong công tác quản lý, sử dụng cán bộ nói chung.
Liên quan đến mức độ tín nhiệm, vấn đề được cả cử tri và nhiều đại biểu lên tiếng đề nghị chỉ nên quy định hai mức, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn kiên trì quan điểm quy định 3 mức độ tín nhiệm trên phiếu, gồm “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp” như đã từng thực hiện trong lần lấy phiếu thứ nhất.
Quy định 3 mức độ tín nhiệm nhằm phân biệt rõ hơn giữa quy trình lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm, tạo thuận lợi hơn trong việc xác định hệ quả của hoạt động này, xem đây là một bước chuẩn bị trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích.
Có chút sửa đổi là quy định về hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm.
Theo đó, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức.
Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, thường trực hội đồng nhân dân trình hội đồng nhân dân dân bỏ phiếu tín nhiệm.
Theo nghị trình, chiều 20/11 Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Việc biểu quyết thông qua nghị quyết này sẽ được thực hiện vào phiên bế mạc kỳ họp, chiều 28/11.
Mặc dù lý do lùi sang kỳ họp sau là do còn có nhiều ý kiến khác nhau song tại dự thảo nghị quyết trình Quốc hội lần này đa số quy định vẫn được giữ nguyên như kỳ họp trước.
Tại báo cáo giải trình, tiếp thu về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội “xin được giữ như dự thảo” phạm vi đối tượng được lấy phiếu, nguyên tắc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm. thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu cũng như quy định ba mức độ tín nhiệm.
Giải thích về đề nghị lấy phiếu tín nhiệm một lần trong một nhiệm kỳ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lập luận, nếu lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong một nhiệm kỳ hoặc theo định kỳ hàng năm như quy định hiện hành thì thời gian giữa các lần lấy phiếu quá ngắn, không đủ để phản ánh đúng mức độ biến chuyển trong công tác của người được lấy phiếu.
“Vì vậy, đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ sẽ khắc phục được hạn chế kể trên”, báo cáo nêu rõ.
Vẫn theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong một nhiệm kỳ như đề xuất của một số vị đại biểu Quốc hội có ưu điểm là giúp việc đánh giá cán bộ được diễn ra thường xuyên hơn. Nhưng do kỳ lấy phiếu lại lệch so với đánh giá cán bộ, công chức, đánh giá trong Đảng nên có thể tạo ra sự kém đồng bộ trong công tác quản lý, sử dụng cán bộ nói chung.
Liên quan đến mức độ tín nhiệm, vấn đề được cả cử tri và nhiều đại biểu lên tiếng đề nghị chỉ nên quy định hai mức, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn kiên trì quan điểm quy định 3 mức độ tín nhiệm trên phiếu, gồm “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp” như đã từng thực hiện trong lần lấy phiếu thứ nhất.
Quy định 3 mức độ tín nhiệm nhằm phân biệt rõ hơn giữa quy trình lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm, tạo thuận lợi hơn trong việc xác định hệ quả của hoạt động này, xem đây là một bước chuẩn bị trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích.
Có chút sửa đổi là quy định về hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm.
Theo đó, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức.
Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, thường trực hội đồng nhân dân trình hội đồng nhân dân dân bỏ phiếu tín nhiệm.
Theo nghị trình, chiều 20/11 Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Việc biểu quyết thông qua nghị quyết này sẽ được thực hiện vào phiên bế mạc kỳ họp, chiều 28/11.