“Không gọi là kiều hối nữa”
“Từ lâu rồi chúng tôi không dùng từ kiều hối nữa mà chuyển sang dùng chuyển tiền cá nhân từ nước ngoài”
Năm nay mùa kiều hối đến sớm hơn. Các ngân hàng cũng đang vào cuộc.
Trong cuộc chạy đua thu hút kiều hối, qua doanh số công bố có vẻ như các ngân hàng thương mại nhà nước kém hơn các ngân hàng cổ phần.
Kiều hối “không còn như xưa”
Theo bà Nguyễn Thu Hà - Phó tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank, trong 11 tháng đầu năm doanh số chuyển tiền cá nhân từ nước ngoài qua hệ thống Vietcombank là 950 triệu USD, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm trước.
Với mức tăng này, Vietcombank đang nắm chừng 20% thị phần (lượng kiều hối chuyển về nước năm 2007 đạt khoảng 5 tỉ USD).
Theo sát Vietcombank là ngân hàng Sacombank với doanh số 11 tháng 840 triệu USD, dự kiến cả năm tăng lên 930 triệu USD. Ngân hàng Đông Á đứng kế tiếp với doanh số ước cả năm là 850 triệu USD. Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) thông báo con số này ở mức 750 triệu USD, tăng 50% so với năm 2006.
“Từ lâu rồi chúng tôi không dùng từ kiều hối nữa mà chuyển sang dùng chuyển tiền cá nhân từ nước ngoài. Bởi lẽ trong gói tiền này không chỉ là tiền của kiều bào gửi về cho thân nhân mà còn bao gồm nhiều khoản khác”, bà Nguyễn Thu Hà nói.
Theo ông Nguyễn Thanh Toại - Phó tổng giám đốc ACB: “Trước đây, chúng ta hiểu kiều hối là tiền kiều bào gửi cho thân nhân với ý nghĩa trợ cấp tiêu dùng. Nhưng nay trong số này còn có tiền người lao động gửi về nhà, tiền kiều bào gửi về để đầu tư, người thân của khách du lịch chuyển về tiếp tế khi họ dừng chân ở Việt Nam. Chúng tôi gọi chung nhóm này là chuyển tiền bank - to - bank”.
Ông Ngô Xuân Hải - Trưởng phòng Kiều hối Incombank - cho biết gói tiền gọi là kiều hối bên ông thường gồm những món nhỏ, dưới 10.000 USD. Với ngân hàng, đây là tiền “trợ cấp”, còn những khoản tiền lớn, thường chuyển vì mục đích đầu tư hoặc mục đích khác, ngân hàng loại ra để không làm méo mó con số thống kê cho kiều hối.
“Gói tiền” kiều hối chủ yếu vẫn đến từ Mỹ, Canada, Úc, châu Âu, Đài Loan... Hiện các thị trường xuất khẩu lao động mới nổi của Việt Nam như Trung Đông cũng đang góp phần đáng kể cho nguồn tiền chuyển về.
Kiều hối đổ vào bất động sản?
Điều đáng chú ý là trong cuộc đua thu hút kiều hối, các ngân hàng quốc doanh mặc dù có thế mạnh trong thanh toán xuất nhập khẩu nhưng lại tỏ ra chậm chân hơn khối cổ phần.
Lãnh đạo một ngân hàng quốc doanh tại Tp.HCM cho biết lý do là họ chưa thiết lập được mạng lưới đối tác rộng ở nước ngoài và thực hiện qui định về kiểm soát nguồn gốc tiền gửi chặt chẽ hơn.
Ngoài ra, qui định hiện hành bắt buộc các ngân hàng quốc doanh nếu đem tiền của khách hàng ra khỏi ngân hàng phải có xe chuyên dùng, có đội áp tải. Trong khi đó, với những món tiền nhỏ, phải làm theo qui định này là rất khó khăn.
Theo ông Ngô Xuân Hải, Incombank đã triển khai phần mềm chuyển kiều hối mới nhằm gia tăng tiện ích cho người chuyển tiền và người nhận qua hệ thống này.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mặc dù hàng tỉ USD kiều hối chuyển về Việt Nam mỗi năm nhưng đến nay ngân hàng vẫn chưa thể thống kê được chúng đã chảy theo những kênh nào. Tuy nhiên, một số ngân hàng thương mại cho rằng có thể một phần lớn trong số này đang chảy vào thị trường bất động sản do những qui định về mua nhà đối với Việt kiều đã thoáng hơn.
Theo các ngân hàng, cao điểm mùa kiều hối là tháng 1/2008. Các ngân hàng ước tính trong tháng này lượng tiền chuyển về sẽ tăng 20-30% so với các tháng trước. Đa số những tên tuổi lớn trong làng kiều hối đều dự đoán chỉ riêng tháng này số tiền chuyển về qua từng ngân hàng sẽ lên hơn 100 triệu USD.
Trong cuộc chạy đua thu hút kiều hối, qua doanh số công bố có vẻ như các ngân hàng thương mại nhà nước kém hơn các ngân hàng cổ phần.
Kiều hối “không còn như xưa”
Theo bà Nguyễn Thu Hà - Phó tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank, trong 11 tháng đầu năm doanh số chuyển tiền cá nhân từ nước ngoài qua hệ thống Vietcombank là 950 triệu USD, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm trước.
Với mức tăng này, Vietcombank đang nắm chừng 20% thị phần (lượng kiều hối chuyển về nước năm 2007 đạt khoảng 5 tỉ USD).
Theo sát Vietcombank là ngân hàng Sacombank với doanh số 11 tháng 840 triệu USD, dự kiến cả năm tăng lên 930 triệu USD. Ngân hàng Đông Á đứng kế tiếp với doanh số ước cả năm là 850 triệu USD. Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) thông báo con số này ở mức 750 triệu USD, tăng 50% so với năm 2006.
“Từ lâu rồi chúng tôi không dùng từ kiều hối nữa mà chuyển sang dùng chuyển tiền cá nhân từ nước ngoài. Bởi lẽ trong gói tiền này không chỉ là tiền của kiều bào gửi về cho thân nhân mà còn bao gồm nhiều khoản khác”, bà Nguyễn Thu Hà nói.
Theo ông Nguyễn Thanh Toại - Phó tổng giám đốc ACB: “Trước đây, chúng ta hiểu kiều hối là tiền kiều bào gửi cho thân nhân với ý nghĩa trợ cấp tiêu dùng. Nhưng nay trong số này còn có tiền người lao động gửi về nhà, tiền kiều bào gửi về để đầu tư, người thân của khách du lịch chuyển về tiếp tế khi họ dừng chân ở Việt Nam. Chúng tôi gọi chung nhóm này là chuyển tiền bank - to - bank”.
Ông Ngô Xuân Hải - Trưởng phòng Kiều hối Incombank - cho biết gói tiền gọi là kiều hối bên ông thường gồm những món nhỏ, dưới 10.000 USD. Với ngân hàng, đây là tiền “trợ cấp”, còn những khoản tiền lớn, thường chuyển vì mục đích đầu tư hoặc mục đích khác, ngân hàng loại ra để không làm méo mó con số thống kê cho kiều hối.
“Gói tiền” kiều hối chủ yếu vẫn đến từ Mỹ, Canada, Úc, châu Âu, Đài Loan... Hiện các thị trường xuất khẩu lao động mới nổi của Việt Nam như Trung Đông cũng đang góp phần đáng kể cho nguồn tiền chuyển về.
Kiều hối đổ vào bất động sản?
Điều đáng chú ý là trong cuộc đua thu hút kiều hối, các ngân hàng quốc doanh mặc dù có thế mạnh trong thanh toán xuất nhập khẩu nhưng lại tỏ ra chậm chân hơn khối cổ phần.
Lãnh đạo một ngân hàng quốc doanh tại Tp.HCM cho biết lý do là họ chưa thiết lập được mạng lưới đối tác rộng ở nước ngoài và thực hiện qui định về kiểm soát nguồn gốc tiền gửi chặt chẽ hơn.
Ngoài ra, qui định hiện hành bắt buộc các ngân hàng quốc doanh nếu đem tiền của khách hàng ra khỏi ngân hàng phải có xe chuyên dùng, có đội áp tải. Trong khi đó, với những món tiền nhỏ, phải làm theo qui định này là rất khó khăn.
Theo ông Ngô Xuân Hải, Incombank đã triển khai phần mềm chuyển kiều hối mới nhằm gia tăng tiện ích cho người chuyển tiền và người nhận qua hệ thống này.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mặc dù hàng tỉ USD kiều hối chuyển về Việt Nam mỗi năm nhưng đến nay ngân hàng vẫn chưa thể thống kê được chúng đã chảy theo những kênh nào. Tuy nhiên, một số ngân hàng thương mại cho rằng có thể một phần lớn trong số này đang chảy vào thị trường bất động sản do những qui định về mua nhà đối với Việt kiều đã thoáng hơn.
Theo các ngân hàng, cao điểm mùa kiều hối là tháng 1/2008. Các ngân hàng ước tính trong tháng này lượng tiền chuyển về sẽ tăng 20-30% so với các tháng trước. Đa số những tên tuổi lớn trong làng kiều hối đều dự đoán chỉ riêng tháng này số tiền chuyển về qua từng ngân hàng sẽ lên hơn 100 triệu USD.