Khủng hoảng Volkswagen đang đe dọa cả kinh tế Đức
Ảnh hưởng của vụ bê bối ở Volkswagen đối với Đức có thể còn lớn hơn cả cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp
Vụ bê bối gian lận mức khí thải của Volkswagen đã gây ra một cú sốc lớn ở Đức và có thể phát triển thành nguy cơ lớn nhất đối với nền kinh tế quốc gia này, hãng tin Reuters nhận định.
Nhân vật đầu tiên phải trả giá cho vụ bê bối của Volkswagen chính là Giám đốc điều hành (CEO) Martin Winterkorn, người vừa nộp đơn xin từ chức lên Hội đồng Quản trị hãng này ngày 23/9.
Giờ là thời điểm mà các chuyên gia kinh tế đánh giá về ảnh hưởng của vụ bê bối đối với kinh tế Đức. Theo một số nhận định, ảnh hưởng của vụ bê bối ở Volkswagen đối với Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - có thể còn lớn hơn cả cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp.
“Do tính chất bất ngờ, vụ việc ở Volkswagen trở thành rủi ro lớn đối với kinh tế Đức, lớn hơn cả cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp”, chuyên gia kinh tế trưởng Carsten Brzeski của ngân hàng ING nhận định. “Nếu doanh số của Volkswagen tại thị trường Bắc Mỹ sụt giảm trong những tháng sắp tới, thì điều đó không chỉ ảnh hưởng tới công ty, mà còn tới cả toàn bộ nền kinh tế Đức”.
Năm ngoái, Volkswagen bán được gần 600.000 xe tại thị trường Mỹ, chiếm khoảng 6% trong tổng doanh số toàn cầu 9,5 triệu xe của hãng.
Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) nói Volkswagen có thể đối mặt với mức phạt 18 tỷ USD. Mức phạt này tương đương toàn bộ lợi nhuận hoạt động của hãng trong năm 2014. Mức phạt như vậy nằm trong khả năng tài chính của Volkswagen, bởi hãng hiện nắm trong tay 21 tỷ Euro, tương đương 24 tỷ USD tiền mặt. Tuy nhiên, vụ bê bối đang làm dấy lên những quan ngại về khả năng Volkswagen sẽ mạnh tay cắt giảm việc làm.
Volkswagen là hãng xe lớn nhất của Đức, đồng thời là một trong những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất ở nước này. Hãng có 270.000 công nhân viên riêng tại Đức, chưa kể một lượng công nhân lớn hơn làm việc cho các nhà cung cấp của hãng.
Một vấn đề đáng ngại nữa đối với Chính phủ Đức ở thời điểm hiện nay là những hãng xe khác của nước này như Daimler và BMW có thể “vạ lây” vì khủng hoảng của Volkswagen.
Đến thời điểm này chưa có dấu hiệu nào cho thấy các hãng xe này có hành vi tương tự hay bị thiệt hại uy tín vì vụ gian lận của “người đồng hương”. Mặc dù vậy, nhiều công ty Đức, trong đó có các hãng xe, đang lo ngại việc Volkswagen lừa dối khách hàng Mỹ sẽ dẫn tới hiệu ứng domino đối với công việc kinh doanh của họ thông qua xói mòn niềm tin của người tiêu dùng đối với hàng hóa sản xuất tại Đức.
Trong một tuyên bố phát đi ngày 23/9, Chính phủ Đức nói ngành công nghiệp ôtô sẽ tiếp tục là một “trụ cột quan trọng” của nền kinh tế, bất chấp cuộc khủng hoảng đang bủa vây Volkswagen. “Đó là một ngành công nghiệp có mức độ sáng tạo cao và rất thành công, đồng thời tạo nhiều công ăn việc làm, của nước Đức”, một phát ngôn viên của Bộ Kinh tế Đức nói.
Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo, chính sự phụ thuộc của kinh tế Đức vào ngành công nghiệp xe hơi sẽ dẫn tới nguy cơ nước này không đạt được mức tăng trưởng 1,8% trong năm nay như dự báo. Hiện kinh tế Đức đã phải đối mặt với sự giảm tốc mạnh của kinh tế Trung Quốc.
“Nếu doanh số ôtô giảm sút, thì các nhà cung cấp và toàn bộ nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng mạnh”, chuyên gia Martin Gornig thuộc viện nghiên cứu DIW có trụ sở ở Berlin nhận định.
Trong năm 2014, có khoảng 775.000 người làm việc trong ngành công nghiệp ôtô Đức, chiếm gần 2% lực lượng lao động của quốc gia này. Chưa kể, ôtô và linh kiện ôtô là nhóm mặt hàng xuất khẩu thành công nhất của Đức, mang về kim ngạch hơn 200 tỷ Euro, tương đương 225 tỷ USD, trong năm 2014, chiếm gần 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc.
“Đó là lý do vì sao mà vụ bê bối này không phải là chuyện nhỏ. Nền kinh tế Đức đã bị tấn công vào tận cốt lõi”, ông Michael Huether, Viện trưởng viện nghiên cứu kinh tế IW của Đức, phát biểu.
Một điều trớ trêu là, kinh tế Đức đã chống chọi tốt với cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, nhưng rủi ro lớn nhất đối với kinh tế Đức lại xuất phát chính từ một doanh nghiệp trong nước.
“Điều trớ trêu là nguy cơ đang xuất hiện từ bên trong, thay vì bên ngoài nền kinh tế Đức”, chuyên gia Brzeski nói.
Nhân vật đầu tiên phải trả giá cho vụ bê bối của Volkswagen chính là Giám đốc điều hành (CEO) Martin Winterkorn, người vừa nộp đơn xin từ chức lên Hội đồng Quản trị hãng này ngày 23/9.
Giờ là thời điểm mà các chuyên gia kinh tế đánh giá về ảnh hưởng của vụ bê bối đối với kinh tế Đức. Theo một số nhận định, ảnh hưởng của vụ bê bối ở Volkswagen đối với Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - có thể còn lớn hơn cả cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp.
“Do tính chất bất ngờ, vụ việc ở Volkswagen trở thành rủi ro lớn đối với kinh tế Đức, lớn hơn cả cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp”, chuyên gia kinh tế trưởng Carsten Brzeski của ngân hàng ING nhận định. “Nếu doanh số của Volkswagen tại thị trường Bắc Mỹ sụt giảm trong những tháng sắp tới, thì điều đó không chỉ ảnh hưởng tới công ty, mà còn tới cả toàn bộ nền kinh tế Đức”.
Năm ngoái, Volkswagen bán được gần 600.000 xe tại thị trường Mỹ, chiếm khoảng 6% trong tổng doanh số toàn cầu 9,5 triệu xe của hãng.
Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) nói Volkswagen có thể đối mặt với mức phạt 18 tỷ USD. Mức phạt này tương đương toàn bộ lợi nhuận hoạt động của hãng trong năm 2014. Mức phạt như vậy nằm trong khả năng tài chính của Volkswagen, bởi hãng hiện nắm trong tay 21 tỷ Euro, tương đương 24 tỷ USD tiền mặt. Tuy nhiên, vụ bê bối đang làm dấy lên những quan ngại về khả năng Volkswagen sẽ mạnh tay cắt giảm việc làm.
Volkswagen là hãng xe lớn nhất của Đức, đồng thời là một trong những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất ở nước này. Hãng có 270.000 công nhân viên riêng tại Đức, chưa kể một lượng công nhân lớn hơn làm việc cho các nhà cung cấp của hãng.
Một vấn đề đáng ngại nữa đối với Chính phủ Đức ở thời điểm hiện nay là những hãng xe khác của nước này như Daimler và BMW có thể “vạ lây” vì khủng hoảng của Volkswagen.
Đến thời điểm này chưa có dấu hiệu nào cho thấy các hãng xe này có hành vi tương tự hay bị thiệt hại uy tín vì vụ gian lận của “người đồng hương”. Mặc dù vậy, nhiều công ty Đức, trong đó có các hãng xe, đang lo ngại việc Volkswagen lừa dối khách hàng Mỹ sẽ dẫn tới hiệu ứng domino đối với công việc kinh doanh của họ thông qua xói mòn niềm tin của người tiêu dùng đối với hàng hóa sản xuất tại Đức.
Trong một tuyên bố phát đi ngày 23/9, Chính phủ Đức nói ngành công nghiệp ôtô sẽ tiếp tục là một “trụ cột quan trọng” của nền kinh tế, bất chấp cuộc khủng hoảng đang bủa vây Volkswagen. “Đó là một ngành công nghiệp có mức độ sáng tạo cao và rất thành công, đồng thời tạo nhiều công ăn việc làm, của nước Đức”, một phát ngôn viên của Bộ Kinh tế Đức nói.
Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo, chính sự phụ thuộc của kinh tế Đức vào ngành công nghiệp xe hơi sẽ dẫn tới nguy cơ nước này không đạt được mức tăng trưởng 1,8% trong năm nay như dự báo. Hiện kinh tế Đức đã phải đối mặt với sự giảm tốc mạnh của kinh tế Trung Quốc.
“Nếu doanh số ôtô giảm sút, thì các nhà cung cấp và toàn bộ nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng mạnh”, chuyên gia Martin Gornig thuộc viện nghiên cứu DIW có trụ sở ở Berlin nhận định.
Trong năm 2014, có khoảng 775.000 người làm việc trong ngành công nghiệp ôtô Đức, chiếm gần 2% lực lượng lao động của quốc gia này. Chưa kể, ôtô và linh kiện ôtô là nhóm mặt hàng xuất khẩu thành công nhất của Đức, mang về kim ngạch hơn 200 tỷ Euro, tương đương 225 tỷ USD, trong năm 2014, chiếm gần 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc.
“Đó là lý do vì sao mà vụ bê bối này không phải là chuyện nhỏ. Nền kinh tế Đức đã bị tấn công vào tận cốt lõi”, ông Michael Huether, Viện trưởng viện nghiên cứu kinh tế IW của Đức, phát biểu.
Một điều trớ trêu là, kinh tế Đức đã chống chọi tốt với cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, nhưng rủi ro lớn nhất đối với kinh tế Đức lại xuất phát chính từ một doanh nghiệp trong nước.
“Điều trớ trêu là nguy cơ đang xuất hiện từ bên trong, thay vì bên ngoài nền kinh tế Đức”, chuyên gia Brzeski nói.