Kiềm chế lạm phát là nhiệm vụ trọng tâm
Chính phủ Việt Nam đặt kiềm chế lạm phát là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay
Chính phủ Việt Nam đặt kiềm chế lạm phát là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay.
Đó là tuyên bố của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Diễn đàn Kinh doanh với Việt Nam, diễn ra ngày 5/6 tại Hà Nội. Ông khẳng định Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc những cam kết của mình với cộng đồng quốc tế và sẽ tiếp tục tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư vì lợi ích chung.
Với chủ đề “Việt Nam hậu WTO: cơ hội đầu tư hấp dẫn”, Diễn đàn Kinh doanh với Việt Nam đã diễn ra hết sức sôi nổi với sự trao đổi thẳng thắn của ông Hoàng Trung Hải về các câu hỏi xung quanh nội dung sau hơn một năm gia nhập WTO. Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức gì? Cơ hội nào có thể khai thác? Những hỗ trợ từ phía Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững?
Phó thủ tướng thẳng thắn thừa nhận những khó khăn và những yếu kém của Việt Nam trong quá trình mới hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, theo ông, Việt Nam đã và đang tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Chính phủ luôn thực hiện nghiêm túc những cam kết của mình với cộng đồng quốc tế và sẽ tiếp tục đẩy nhanh việc hoàn thiện thể chế và cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư.
“Mỗi năm, Việt Nam có thêm trên 50.000 doanh nghiệp mới với số vốn khoảng 30 tỷ USD. Điều này thể hiện sức phát triển mạnh và môi trường kinh doanh sôi động với nhiều cơ hội tại Việt Nam”, Phó thủ tướng dẫn chứng.
Ông cũng cho rằng khó khăn của nền kinh tế hiện nay một phần xuất phát từ những ảnh hưởng của thị trường thế giới. “Chưa bao giờ thị trường thế giới có nhiều yếu tố tác động tổng hợp như hiện nay. Giá dầu và giá lương thực tăng mạnh. Tình trạng đầu cơ diễn ra phổ biến ở hầu hết sản phẩm và tâm lý “đám đông” của người dân đang dẫn định thị trường”. Theo ông, chính những điều này đã gây khó khăn cho việc dự báo.
* Tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Bích Đạt cho biết theo báo cáo môi trường kinh doanh 2008 do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, Việt Nam xếp thứ 91/178 về mức độ thuận lợi, tăng 13 bậc so với năm 2006. Trong 5 tháng qua, Việt Nam đã thu hút được 324 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 14,7 tỷ USD, tăng 2,6 lần so với cùng ký năm trước.
Đó là tuyên bố của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Diễn đàn Kinh doanh với Việt Nam, diễn ra ngày 5/6 tại Hà Nội. Ông khẳng định Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc những cam kết của mình với cộng đồng quốc tế và sẽ tiếp tục tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư vì lợi ích chung.
Với chủ đề “Việt Nam hậu WTO: cơ hội đầu tư hấp dẫn”, Diễn đàn Kinh doanh với Việt Nam đã diễn ra hết sức sôi nổi với sự trao đổi thẳng thắn của ông Hoàng Trung Hải về các câu hỏi xung quanh nội dung sau hơn một năm gia nhập WTO. Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức gì? Cơ hội nào có thể khai thác? Những hỗ trợ từ phía Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững?
Phó thủ tướng thẳng thắn thừa nhận những khó khăn và những yếu kém của Việt Nam trong quá trình mới hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, theo ông, Việt Nam đã và đang tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Chính phủ luôn thực hiện nghiêm túc những cam kết của mình với cộng đồng quốc tế và sẽ tiếp tục đẩy nhanh việc hoàn thiện thể chế và cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư.
“Mỗi năm, Việt Nam có thêm trên 50.000 doanh nghiệp mới với số vốn khoảng 30 tỷ USD. Điều này thể hiện sức phát triển mạnh và môi trường kinh doanh sôi động với nhiều cơ hội tại Việt Nam”, Phó thủ tướng dẫn chứng.
Ông cũng cho rằng khó khăn của nền kinh tế hiện nay một phần xuất phát từ những ảnh hưởng của thị trường thế giới. “Chưa bao giờ thị trường thế giới có nhiều yếu tố tác động tổng hợp như hiện nay. Giá dầu và giá lương thực tăng mạnh. Tình trạng đầu cơ diễn ra phổ biến ở hầu hết sản phẩm và tâm lý “đám đông” của người dân đang dẫn định thị trường”. Theo ông, chính những điều này đã gây khó khăn cho việc dự báo.
* Tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Bích Đạt cho biết theo báo cáo môi trường kinh doanh 2008 do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, Việt Nam xếp thứ 91/178 về mức độ thuận lợi, tăng 13 bậc so với năm 2006. Trong 5 tháng qua, Việt Nam đã thu hút được 324 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 14,7 tỷ USD, tăng 2,6 lần so với cùng ký năm trước.