Kiểm soát hợp lý nguồn vốn đầu tư
Việt Nam đang trở thành một địa chỉ đầu tư đáng tin cậy là nhận định của rất nhiều chuyên gia về kinh tế
Việt Nam đang trở thành một địa chỉ đầu tư đáng tin cậy là nhận định của rất nhiều chuyên gia về kinh tế.
Cùng với những cơ hội mang lại, việc các dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều cũng trở thành những thách thức không nhỏ cho các cơ quan quản lý. Đây cũng là vấn đề đặt ra tại cuộc hội thảo do Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương và Tập đoàn Citigroup phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 20/3/2007.
Việt Nam là điểm đến của dòng vốn đầu tư gián tiếp
Nhận định chung được các chuyên gia của Citigroup đưa ra là Việt Nam đang trở thành một cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Citigroup.
Hiện nguồn vốn đầu tư của thế giới đang rất dồi dào trong khi thị trường Việt Nam lại có được sự ổn định cần thiết, không biến động và ít rủi ro về mặt chính trị. Những lợi thế này đã khiến cho Việt Nam trở thành một nơi đầu tư lý tưởng của các doanh nghiệp nước ngoài hiện nay.
Thay vì tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc, các doanh nghiệp nước ngoài, kể cả các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang có chiều hướng chuyển dịch nguồn đầu tư, đa dạng hóa nguồn đầu tư theo chiến lược không bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ. Một số thị trường mới được lựa chọn, trong đó có Việt Nam và châu Phi.
Mặt khác, theo ông Rabboni Arjonillo, chuyên gia của Citigroup, sức ép của các nước đang đặt nặng lên phía Trung Quốc về việc thả nổi đồng Nhân dân tệ. Việc thả nổi sẽ khiến cho hàng hóa của Trung Quốc khó cạnh tranh hơn trong xuất khẩu, đồng nghĩa với việc đóng cửa nhà máy và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
Do đó, bản thân các doanh nghiệp Trung Quốc cũng phải tính toán đến việc chọn lựa nhiều địa điểm khác nhau để đầu tư trong đó có Việt Nam và châu Phi.
Phần nào đồng ý với những nhận định trên, ông Trần Đình Thiên, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng: kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng cao, căng thẳng nguồn cung năng lượng, cạnh tranh tăng trưởng mạnh ở châu Á, triển vọng liên kết theo định hướng không rõ ràng của ASEAN sẽ là những vấn đề của năm 2007.
Theo ông, những điểm nhấn của năm 2007 sẽ là khả năng lên giá đồng Nhân dân tệ, xu hướng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực tiếp tục chuyển dịch theo hướng có lợi cho Việt Nam.
Vận dụng chính sách kiểm soát gián tiếp thị trường chứng khoán
Sau khi tổ chức thành công hội nghị APEC, gia nhập WTO và đón nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài kỷ lục trong năm ngoái, Việt Nam đang trở thành tâm điểm sự chú ý của thế giới.
Chính vì vậy, mục tiêu của cuộc hội thảo chính là việc phân tích những vấn đề đặt ra để có thể quản lý tốt hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Chủ đề của cuộc hội thảo được xem là hấp dẫn với các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế trong bối cảnh thị trường chứng khoán cả Việt Nam và thế giới đều đang diễn biến lên xuống hết sức sôi động và kịch tính.
Bà Renee Chen - một chuyên gia khác về kinh tế thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Citigroup - cũng nhận định: nguồn đầu tư ồ ạt từ nước ngoài đã làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên sôi động và thu hút nhiều nhà đầu tư bán lẻ.
Theo bà, nguồn vay dư thừa từ phía ngân hàng cộng thêm việc mua cổ phiếu ồ ạt một cách thiếu phân tích chính là nguyên nhân của sự bùng nổ chứng khoán, chứ giá trị thực của cổ phiếu không tăng. Dựa vào những dấu hiệu ban đầu về chủ trương chính sách mà Nhà nước sẽ áp dụng nhằm kìm hãm một thị trường đang bùng nổ quá nóng, có thể thấy rằng những chính sách này có vẻ sẽ không đi theo chiều hướng quá cứng nhắc và không làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thị trường tài chính.
Cũng theo bà Renee Chen, nếu một chính sách kiểm soát vốn được áp dụng, các nhà hoạch định chính sách nên áp dụng nó một cách từ tốn thay vì áp dụng một cách đột ngột. Những chính sách gián tiếp sẽ tốt hơn việc quản lý một cách trực tiếp. Những chính sách này nên đi theo hướng chiến lược lâu dài nhằm củng cố hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính nhằm thích ứng với nguồn đầu tư ồ ạt từ bên ngoài.
Bên cạnh đó, dòng chảy vốn nước ngoài và sự dư thừa vốn trên thị trường tiền gửi đã làm cho lãi suất tiền đồng giảm mạnh. Nguồn vốn thanh khoản dồi dào của các ngân hàng cộng với nhu cầu mua trái phiếu Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục giữ cho lãi suất trái phiếu ở mức thấp.
“Nguồn đô la dồi dào từ bên ngoài cộng với sự gia tăng của nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia đã làm cho đồng tiền Việt Nam tăng giá so với đồng đô la Mỹ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước có lẽ vẫn tiếp tục áp dụng chính sách can thiệp để giảm thiểu sự tăng giá của đồng tiền Việt Nam”, bà Renee Chen nói.
Cùng với những cơ hội mang lại, việc các dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều cũng trở thành những thách thức không nhỏ cho các cơ quan quản lý. Đây cũng là vấn đề đặt ra tại cuộc hội thảo do Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương và Tập đoàn Citigroup phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 20/3/2007.
Việt Nam là điểm đến của dòng vốn đầu tư gián tiếp
Nhận định chung được các chuyên gia của Citigroup đưa ra là Việt Nam đang trở thành một cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Citigroup.
Hiện nguồn vốn đầu tư của thế giới đang rất dồi dào trong khi thị trường Việt Nam lại có được sự ổn định cần thiết, không biến động và ít rủi ro về mặt chính trị. Những lợi thế này đã khiến cho Việt Nam trở thành một nơi đầu tư lý tưởng của các doanh nghiệp nước ngoài hiện nay.
Thay vì tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc, các doanh nghiệp nước ngoài, kể cả các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang có chiều hướng chuyển dịch nguồn đầu tư, đa dạng hóa nguồn đầu tư theo chiến lược không bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ. Một số thị trường mới được lựa chọn, trong đó có Việt Nam và châu Phi.
Mặt khác, theo ông Rabboni Arjonillo, chuyên gia của Citigroup, sức ép của các nước đang đặt nặng lên phía Trung Quốc về việc thả nổi đồng Nhân dân tệ. Việc thả nổi sẽ khiến cho hàng hóa của Trung Quốc khó cạnh tranh hơn trong xuất khẩu, đồng nghĩa với việc đóng cửa nhà máy và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
Do đó, bản thân các doanh nghiệp Trung Quốc cũng phải tính toán đến việc chọn lựa nhiều địa điểm khác nhau để đầu tư trong đó có Việt Nam và châu Phi.
Phần nào đồng ý với những nhận định trên, ông Trần Đình Thiên, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng: kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng cao, căng thẳng nguồn cung năng lượng, cạnh tranh tăng trưởng mạnh ở châu Á, triển vọng liên kết theo định hướng không rõ ràng của ASEAN sẽ là những vấn đề của năm 2007.
Theo ông, những điểm nhấn của năm 2007 sẽ là khả năng lên giá đồng Nhân dân tệ, xu hướng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực tiếp tục chuyển dịch theo hướng có lợi cho Việt Nam.
Vận dụng chính sách kiểm soát gián tiếp thị trường chứng khoán
Sau khi tổ chức thành công hội nghị APEC, gia nhập WTO và đón nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài kỷ lục trong năm ngoái, Việt Nam đang trở thành tâm điểm sự chú ý của thế giới.
Chính vì vậy, mục tiêu của cuộc hội thảo chính là việc phân tích những vấn đề đặt ra để có thể quản lý tốt hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Chủ đề của cuộc hội thảo được xem là hấp dẫn với các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia kinh tế trong bối cảnh thị trường chứng khoán cả Việt Nam và thế giới đều đang diễn biến lên xuống hết sức sôi động và kịch tính.
Bà Renee Chen - một chuyên gia khác về kinh tế thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Citigroup - cũng nhận định: nguồn đầu tư ồ ạt từ nước ngoài đã làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên sôi động và thu hút nhiều nhà đầu tư bán lẻ.
Theo bà, nguồn vay dư thừa từ phía ngân hàng cộng thêm việc mua cổ phiếu ồ ạt một cách thiếu phân tích chính là nguyên nhân của sự bùng nổ chứng khoán, chứ giá trị thực của cổ phiếu không tăng. Dựa vào những dấu hiệu ban đầu về chủ trương chính sách mà Nhà nước sẽ áp dụng nhằm kìm hãm một thị trường đang bùng nổ quá nóng, có thể thấy rằng những chính sách này có vẻ sẽ không đi theo chiều hướng quá cứng nhắc và không làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thị trường tài chính.
Cũng theo bà Renee Chen, nếu một chính sách kiểm soát vốn được áp dụng, các nhà hoạch định chính sách nên áp dụng nó một cách từ tốn thay vì áp dụng một cách đột ngột. Những chính sách gián tiếp sẽ tốt hơn việc quản lý một cách trực tiếp. Những chính sách này nên đi theo hướng chiến lược lâu dài nhằm củng cố hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính nhằm thích ứng với nguồn đầu tư ồ ạt từ bên ngoài.
Bên cạnh đó, dòng chảy vốn nước ngoài và sự dư thừa vốn trên thị trường tiền gửi đã làm cho lãi suất tiền đồng giảm mạnh. Nguồn vốn thanh khoản dồi dào của các ngân hàng cộng với nhu cầu mua trái phiếu Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục giữ cho lãi suất trái phiếu ở mức thấp.
“Nguồn đô la dồi dào từ bên ngoài cộng với sự gia tăng của nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia đã làm cho đồng tiền Việt Nam tăng giá so với đồng đô la Mỹ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước có lẽ vẫn tiếp tục áp dụng chính sách can thiệp để giảm thiểu sự tăng giá của đồng tiền Việt Nam”, bà Renee Chen nói.