Kiến nghị có biện pháp kích cầu mạnh hơn
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có kiến nghị cần thiết phải có các biện pháp kích cầu mạnh hơn
Phân tích về tình hình sản xuất công nghiệp 8 tháng đầu năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có kiến nghị cần thiết phải có các biện pháp kích cầu mạnh hơn vì về thực chất, mức tăng trưởng của ngành công nghiệp hiện nay chưa thật bền vững.
Sự thiếu bền vững này thể hiện ở chỉ số tồn kho khá cao ở một số ngành sản phẩm, thể hiện sức tiêu dùng trong nước và khả năng xuất khẩu còn nhiều hạn chế và nền kinh tế vẫn trong tình trạng trì trệ.
Đặc biệt, một số ngành có mức tồn kho cao so với cùng kỳ năm 2008 như: chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến tăng 14,9%, trong đó chế biến thủy sản tăng 11,3%, chế biến rau quả tăng 37,4%, một số thực phẩm khác tăng 70%, sản xuất sợi và dệt vải tăng 30%, sản xuất giày dép tăng 15%, sản xuất bột giấy, giấy và bìa tăng 48%, sản xuất phân bón tăng 90%, sản xuất sắt thép tăng 23%, sản xuất xe máy tăng 14%,…
Tính chung 8 tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 443.042 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ (thấp hơn nhiều so với mức kế hoạch đề ra của cả năm là 16,5%), trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 1,9%, chiếm trọng 23,8% toàn ngành; khu vực ngoài quốc doanh tăng 7,9% chiếm tỷ trọng 35,5% toàn ngành; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6%. Tính theo cấp quản lý: công nghiệp trung ương tăng 3,4%, công nghiệp địa phương tăng 6,3%.
Tính theo chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp IIP (căn cứ vào tổng sản lượng các sản phẩm công nghiệp và sử dụng quyền số là tỷ trọng giá trị tăng thêm trong công nghiệp để so sánh) thì toàn ngành công nghiệp 8 tháng tăng 5,3% so cùng kỳ.
Cũng trong 8 tháng năm 2009, 10 tỉnh, thành phố tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất gồm: Quảng Ninh tăng 11,3%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 10,4%; Cần Thơ tăng 8%; Thanh Hóa tăng 9%; Đồng Nai tăng 7,8%; Hà Nội tăng 7,5%; Khánh Hoà tăng 7,1%; Bình Dương tăng 7,1%; Hải Phòng tăng 6,8%; Tp.HCM tăng 5,5%. Một số tỉnh, thành phố giảm so cùng kỳ gồm: Vĩnh Phúc đạt 91,5%; Hải Dương đạt 98,1%.
Trên cơ sở thực hiện sản xuất, kinh doanh của ngành công nghiệp 8 tháng đầu năm, dự kiến tình hình kinh tế thế giới các tháng cuối năm, hiệu quả chính sách kích cầu của Chính phủ, dự kiến giá trị sản xuất ngành công nghiệp cả năm có thể đạt 690.121 tỷ đồng, tăng 6,6% so với năm 2008 (cao hơn 0,1% so với số dự kiến vào tháng 6/2009).
Trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 3%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 8,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 7,3%.
Tính theo ngành kinh tế cấp I: giá trị sản xuất công nghiệp khai thác dự kiến tăng 4%, công nghiệp chế biến tăng 6,7%, công nghiệp điện, ga, nước tăng 8,5%.
Sự thiếu bền vững này thể hiện ở chỉ số tồn kho khá cao ở một số ngành sản phẩm, thể hiện sức tiêu dùng trong nước và khả năng xuất khẩu còn nhiều hạn chế và nền kinh tế vẫn trong tình trạng trì trệ.
Đặc biệt, một số ngành có mức tồn kho cao so với cùng kỳ năm 2008 như: chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến tăng 14,9%, trong đó chế biến thủy sản tăng 11,3%, chế biến rau quả tăng 37,4%, một số thực phẩm khác tăng 70%, sản xuất sợi và dệt vải tăng 30%, sản xuất giày dép tăng 15%, sản xuất bột giấy, giấy và bìa tăng 48%, sản xuất phân bón tăng 90%, sản xuất sắt thép tăng 23%, sản xuất xe máy tăng 14%,…
Tính chung 8 tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 443.042 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ (thấp hơn nhiều so với mức kế hoạch đề ra của cả năm là 16,5%), trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 1,9%, chiếm trọng 23,8% toàn ngành; khu vực ngoài quốc doanh tăng 7,9% chiếm tỷ trọng 35,5% toàn ngành; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6%. Tính theo cấp quản lý: công nghiệp trung ương tăng 3,4%, công nghiệp địa phương tăng 6,3%.
Tính theo chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp IIP (căn cứ vào tổng sản lượng các sản phẩm công nghiệp và sử dụng quyền số là tỷ trọng giá trị tăng thêm trong công nghiệp để so sánh) thì toàn ngành công nghiệp 8 tháng tăng 5,3% so cùng kỳ.
Cũng trong 8 tháng năm 2009, 10 tỉnh, thành phố tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất gồm: Quảng Ninh tăng 11,3%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 10,4%; Cần Thơ tăng 8%; Thanh Hóa tăng 9%; Đồng Nai tăng 7,8%; Hà Nội tăng 7,5%; Khánh Hoà tăng 7,1%; Bình Dương tăng 7,1%; Hải Phòng tăng 6,8%; Tp.HCM tăng 5,5%. Một số tỉnh, thành phố giảm so cùng kỳ gồm: Vĩnh Phúc đạt 91,5%; Hải Dương đạt 98,1%.
Trên cơ sở thực hiện sản xuất, kinh doanh của ngành công nghiệp 8 tháng đầu năm, dự kiến tình hình kinh tế thế giới các tháng cuối năm, hiệu quả chính sách kích cầu của Chính phủ, dự kiến giá trị sản xuất ngành công nghiệp cả năm có thể đạt 690.121 tỷ đồng, tăng 6,6% so với năm 2008 (cao hơn 0,1% so với số dự kiến vào tháng 6/2009).
Trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 3%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 8,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 7,3%.
Tính theo ngành kinh tế cấp I: giá trị sản xuất công nghiệp khai thác dự kiến tăng 4%, công nghiệp chế biến tăng 6,7%, công nghiệp điện, ga, nước tăng 8,5%.