Kiến nghị giảm mạnh sở hữu Nhà nước tại ngân hàng lớn
Ngân hàng thương mại nhà nước muốn có lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước xuống tới 51%
Ngày 14/10, tại đại hội đại biểu lần thứ 2 Đảng bộ khối doanh nghiệp trung ương, nhiệm kỳ 2015-2020, đại diện ngân hàng thương mại nhà nước đưa ra một số kiến nghị đáng chú ý.
Tham luận tại đại hội, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), đưa ra bốn đề xuất, kiến nghị với Chính phủ để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.
Một là, xác định lộ trình cho phép giảm tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà nước tại các ngân hàng thương mại nhà nước xuống tới 51% để các ngân hàng chủ động có kế hoạch cũng như phát tín hiệu đối với thị trường.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quá trình phân loại, sắp xếp các doanh nghiệp, trọng tâm là các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện tái cơ cấu nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện để hệ thống ngân hàng thương mại xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính và tăng trưởng tín dụng.
Ba là, chỉ đạo các cơ quan liên quan đẩy mạnh triển khai đồng bộ các chính sách nhằm tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước, qua đó góp phần tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước thành công.
Bốn là, xây dựng một đến hai ngân hàng thương mại trụ cột, có tầm cỡ khu vực, làm trụ cột cho cả hệ thống; tạo điều kiện để các ngân hàng này tham gia mua, bán, sáp nhập với các tổ chức tín dụng phù hợp; tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức, phát hành riêng lẻ...
Theo ông Nghiêm Xuân Thành, hiện Vietcombank đã và đang sẵn sàng theo lộ trình nói trên.
Những kiến nghị trên từ Vietcombank đặt ra trong bối cảnh Chính phủ vừa có chủ trương cho phép Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) chọn thời điểm thích hợp để thoái hết vốn tại 10 doanh nghiệp nhằm đạt được lợi ích cao nhất, đặc biệt như tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Cổ phần FTP (FPT), Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)…
Nhưng hơn một năm trước, ngày 7/3/2014, Chính phủ ra nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó yêu cầu các ngân hàng thương mại nhà nước đã cổ phần hóa duy trì tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước ở mức không thấp hơn 65% vốn điều lệ, trừ Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank).
Với kiến nghị của Vietcombank, việc giảm tỷ lệ sở hữu có thể từng bước được thực hiện theo lộ trình, cũng như gắn với thực tế quá trình phát triển của các ngân hàng.
Như vừa qua, qua sáp nhập Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã giảm xuống “một cách tự nhiên”, dù không lớn, từ 95,76% xuống 95,28%.
Trong thời gian tới, dự kiến cả VietinBank và Vietcombank có thể sẽ sáp nhập các tổ chức tín dụng khác, tỷ lệ sở hữu Nhà nước theo đó cũng sẽ giảm bớt. Ngoài ra, tác động liên quan nữa là khả năng tăng vốn điều lệ qua phát hành riêng lẻ…
Còn theo đề xuất trên, việc giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các nhà băng này cần được triển khai chủ động và mạnh với mức độ chỉ còn giữ 51%.
Hiện tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các ngân hàng thương mại nhà nước nói trên đều ở mức rất lớn: tại BIDV là 95,28%, tại Vietcombank là 77,11% và tại VietinBank là 64,46%.
Trong hệ thống, tính đến tháng 8/2015, ba ngân hàng trên cùng với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đang nắm tới 45,94% thị phần huy động vốn, 50,35% thị phần tín dụng và 45,75% thị phần tài sản.
Tham luận tại đại hội, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), đưa ra bốn đề xuất, kiến nghị với Chính phủ để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.
Một là, xác định lộ trình cho phép giảm tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà nước tại các ngân hàng thương mại nhà nước xuống tới 51% để các ngân hàng chủ động có kế hoạch cũng như phát tín hiệu đối với thị trường.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quá trình phân loại, sắp xếp các doanh nghiệp, trọng tâm là các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện tái cơ cấu nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện để hệ thống ngân hàng thương mại xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính và tăng trưởng tín dụng.
Ba là, chỉ đạo các cơ quan liên quan đẩy mạnh triển khai đồng bộ các chính sách nhằm tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước, qua đó góp phần tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước thành công.
Bốn là, xây dựng một đến hai ngân hàng thương mại trụ cột, có tầm cỡ khu vực, làm trụ cột cho cả hệ thống; tạo điều kiện để các ngân hàng này tham gia mua, bán, sáp nhập với các tổ chức tín dụng phù hợp; tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức, phát hành riêng lẻ...
Theo ông Nghiêm Xuân Thành, hiện Vietcombank đã và đang sẵn sàng theo lộ trình nói trên.
Những kiến nghị trên từ Vietcombank đặt ra trong bối cảnh Chính phủ vừa có chủ trương cho phép Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) chọn thời điểm thích hợp để thoái hết vốn tại 10 doanh nghiệp nhằm đạt được lợi ích cao nhất, đặc biệt như tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Cổ phần FTP (FPT), Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)…
Nhưng hơn một năm trước, ngày 7/3/2014, Chính phủ ra nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó yêu cầu các ngân hàng thương mại nhà nước đã cổ phần hóa duy trì tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước ở mức không thấp hơn 65% vốn điều lệ, trừ Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank).
Với kiến nghị của Vietcombank, việc giảm tỷ lệ sở hữu có thể từng bước được thực hiện theo lộ trình, cũng như gắn với thực tế quá trình phát triển của các ngân hàng.
Như vừa qua, qua sáp nhập Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã giảm xuống “một cách tự nhiên”, dù không lớn, từ 95,76% xuống 95,28%.
Trong thời gian tới, dự kiến cả VietinBank và Vietcombank có thể sẽ sáp nhập các tổ chức tín dụng khác, tỷ lệ sở hữu Nhà nước theo đó cũng sẽ giảm bớt. Ngoài ra, tác động liên quan nữa là khả năng tăng vốn điều lệ qua phát hành riêng lẻ…
Còn theo đề xuất trên, việc giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các nhà băng này cần được triển khai chủ động và mạnh với mức độ chỉ còn giữ 51%.
Hiện tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các ngân hàng thương mại nhà nước nói trên đều ở mức rất lớn: tại BIDV là 95,28%, tại Vietcombank là 77,11% và tại VietinBank là 64,46%.
Trong hệ thống, tính đến tháng 8/2015, ba ngân hàng trên cùng với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đang nắm tới 45,94% thị phần huy động vốn, 50,35% thị phần tín dụng và 45,75% thị phần tài sản.