Kiev xác nhận “Nga đã rút 70% quân khỏi Ukraine”
Nội bộ EU đang bất đồng về vấn đề tăng cường trừng phạt Nga
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm qua (10/9) nói rằng, Nga đã rút phần lớn số quân của mình khỏi miền Đông Ukraine. Tuyên bố này của Kiev làm gia tăng hy vọng kế hoạch ngừng bắn đạt được hồi tuần trước sẽ kéo dài.
Theo tờ Wall Street Journal, phát biểu trong một cuộc họp nội các ở Kiev, ông Poroshenko nói, các báo cáo tình báo xác nhận Nga đã rút 70% số quân khỏi miền Đông Ukraine. Trước đó, trong thời gian khủng hoảng ở Ukraine căng thẳng, nước này và phương Tây cho rằng, Nga đã đưa hàng nghìn quân và vũ khí hạng nặng tới miền Đông Ukraine để hậu thuẫn cho quân nổi dậy phản công quân Kiev. Nga cương quyết phủ nhận cáo buộc này, nhưng thừa nhận rằng, có những “người tình nguyện” Nga tham gia chiến đấu với quân nổi dậy ở miền Đông Ukraine.
“Đây là một tia hy vọng mới cho thấy các sáng kiến hòa bình có triển vọng tốt”, ông Poroshenko phát biểu. Hiện Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) chưa đưa ra phản ứng gì trước phát biểu này của Tổng thống Ukraine.
Hôm thứ Hai tuần này, các quan chức EU phê chuẩn một kế hoạch trừng phạt mới nhằm vào Nga, nhưng chưa áp dụng ngay. Hôm qua, EU lại họp về vấn đề này nhưng chưa đi đến được thống nhất. Theo dự kiến, các quan chức của khối sẽ tiếp tục họp trong ngày hôm nay để xác định thời điểm thực thi mở rộng trừng phạt.
Nội bộ EU đang bất đồng về vấn đề tăng cường trừng phạt Nga. Một số nước như Phần Lan, Slovakia và Cyprus cho rằng, tình hình ở Ukraine đang tốt lên và EU nên chờ xem diễn biến những ngày tới như thế nào. Nhóm này ủng hộ việc “treo” lệnh trừng phạt là khuyến khích Nga hợp tác với Ukraine để giải quyết khủng hoảng. Trong khi đó, một số nước như Anh, Đức và Ba Lan cho rằng, EU nên thực thi luôn lệnh trừng phạt mới, nhưng đưa ra điều kiện rõ ràng về việc thu hồi lệnh trừng phạt này.
Dù lệnh ngừng bắn đang được duy trì, nhưng Kiev và quân nổi dậy vẫn chưa thể đi tới một thỏa thuận về địa vị của vùng đất mà quân nổi dậy chiếm giữ. Điều này sẽ quyết định mức độ ảnh hưởng mà lực lượng ly khai có thể có được đối với Chính phủ ở Kiev. Hôm qua, ông Poroshenko vạch ra một kế hoạch trao thêm quyền tự trị cho các vùng đất mà quân nổi dậy kiểm soát ở miền Đông, nhưng khẳng định, kế hoạch này sẽ không đi xa tới mức trao hẳn độc lập như đòi hỏi của quân nổi dậy.
Moscow tiếp tục bày tỏ hy vọng về thỏa thuận ngừng bắn ở miền Đông Ukraine. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm qua nói, Nga cam kết đi tới một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài 5 tháng giữa quân chính phủ Ukraine và lực lượng nổi dậy. Mặc dù vậy, Tổng thống Vladimir Putin tiếp tục chỉ trích phương Tây, cáo buộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) “châm ngòi” khủng hoảng ở Ukraine để “làm hồi sinh” liên minh này.
Cũng trong ngày hôm qua, công ty khí đốt quốc doanh của Ba Lan nói rằng, nguồn cung khí đốt của Nga cho nước này đã giảm khoảng 1/5 trong tuần này. Diễn biến này làm giảm khả năng cung cấp khí đốt của Nga cho Ukraine. Hiện nguồn cung khí đốt từ Nga sang Ukraine đã bị cắt vì bất đồng giá cả và các khoản nợ khí đốt hàng tỷ USD chưa được thanh toán. Ukraine cho rằng, Nga giảm cung cấp khí đốt cho Ba Lan nhằm mục đích gây gián đoạn nguồn cung, bởi Ukraine hiện đang dựa vào nguồn khí đốt dự trữ của các nước châu Âu láng giềng để làm đầy dự trữ năng lượng trước mùa đông lạnh giá đang tới gần.
Tập đoàn khí đốt quốc doanh Gazprom của Nga nói, họ không giảm cung cấp khí đốt cho Ba Lan. Gazprom cho rằng, việc châu Âu dùng khí đốt từ Nga để cung cấp cho Ukraine là bất hợp pháp.
Theo tờ Wall Street Journal, phát biểu trong một cuộc họp nội các ở Kiev, ông Poroshenko nói, các báo cáo tình báo xác nhận Nga đã rút 70% số quân khỏi miền Đông Ukraine. Trước đó, trong thời gian khủng hoảng ở Ukraine căng thẳng, nước này và phương Tây cho rằng, Nga đã đưa hàng nghìn quân và vũ khí hạng nặng tới miền Đông Ukraine để hậu thuẫn cho quân nổi dậy phản công quân Kiev. Nga cương quyết phủ nhận cáo buộc này, nhưng thừa nhận rằng, có những “người tình nguyện” Nga tham gia chiến đấu với quân nổi dậy ở miền Đông Ukraine.
“Đây là một tia hy vọng mới cho thấy các sáng kiến hòa bình có triển vọng tốt”, ông Poroshenko phát biểu. Hiện Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) chưa đưa ra phản ứng gì trước phát biểu này của Tổng thống Ukraine.
Hôm thứ Hai tuần này, các quan chức EU phê chuẩn một kế hoạch trừng phạt mới nhằm vào Nga, nhưng chưa áp dụng ngay. Hôm qua, EU lại họp về vấn đề này nhưng chưa đi đến được thống nhất. Theo dự kiến, các quan chức của khối sẽ tiếp tục họp trong ngày hôm nay để xác định thời điểm thực thi mở rộng trừng phạt.
Nội bộ EU đang bất đồng về vấn đề tăng cường trừng phạt Nga. Một số nước như Phần Lan, Slovakia và Cyprus cho rằng, tình hình ở Ukraine đang tốt lên và EU nên chờ xem diễn biến những ngày tới như thế nào. Nhóm này ủng hộ việc “treo” lệnh trừng phạt là khuyến khích Nga hợp tác với Ukraine để giải quyết khủng hoảng. Trong khi đó, một số nước như Anh, Đức và Ba Lan cho rằng, EU nên thực thi luôn lệnh trừng phạt mới, nhưng đưa ra điều kiện rõ ràng về việc thu hồi lệnh trừng phạt này.
Dù lệnh ngừng bắn đang được duy trì, nhưng Kiev và quân nổi dậy vẫn chưa thể đi tới một thỏa thuận về địa vị của vùng đất mà quân nổi dậy chiếm giữ. Điều này sẽ quyết định mức độ ảnh hưởng mà lực lượng ly khai có thể có được đối với Chính phủ ở Kiev. Hôm qua, ông Poroshenko vạch ra một kế hoạch trao thêm quyền tự trị cho các vùng đất mà quân nổi dậy kiểm soát ở miền Đông, nhưng khẳng định, kế hoạch này sẽ không đi xa tới mức trao hẳn độc lập như đòi hỏi của quân nổi dậy.
Moscow tiếp tục bày tỏ hy vọng về thỏa thuận ngừng bắn ở miền Đông Ukraine. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm qua nói, Nga cam kết đi tới một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài 5 tháng giữa quân chính phủ Ukraine và lực lượng nổi dậy. Mặc dù vậy, Tổng thống Vladimir Putin tiếp tục chỉ trích phương Tây, cáo buộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) “châm ngòi” khủng hoảng ở Ukraine để “làm hồi sinh” liên minh này.
Cũng trong ngày hôm qua, công ty khí đốt quốc doanh của Ba Lan nói rằng, nguồn cung khí đốt của Nga cho nước này đã giảm khoảng 1/5 trong tuần này. Diễn biến này làm giảm khả năng cung cấp khí đốt của Nga cho Ukraine. Hiện nguồn cung khí đốt từ Nga sang Ukraine đã bị cắt vì bất đồng giá cả và các khoản nợ khí đốt hàng tỷ USD chưa được thanh toán. Ukraine cho rằng, Nga giảm cung cấp khí đốt cho Ba Lan nhằm mục đích gây gián đoạn nguồn cung, bởi Ukraine hiện đang dựa vào nguồn khí đốt dự trữ của các nước châu Âu láng giềng để làm đầy dự trữ năng lượng trước mùa đông lạnh giá đang tới gần.
Tập đoàn khí đốt quốc doanh Gazprom của Nga nói, họ không giảm cung cấp khí đốt cho Ba Lan. Gazprom cho rằng, việc châu Âu dùng khí đốt từ Nga để cung cấp cho Ukraine là bất hợp pháp.