Ukraine và quân nổi dậy ký thỏa thuận ngừng bắn
Tông thống Ukraine Petro Poroshenko nói, lệnh ngừng bắn dựa trên một kế hoạch hòa bình 12 điểm, trong đó có nội dung thả con tin
Chính phủ Ukraine và quân nổi dậy ở miền Đông nước này hôm qua (5/9) đã ký một thỏa thuận ngừng bắn nhằm kết thúc chiến sự đã kéo dài 5 tháng. Tuy nhiên, quân nổi dậy nói rằng, thỏa thuận này không thay đổi chính sách của họ ủng hộ tách miền Đông ra khỏi Ukraine.
Ngoài ra, Liên minh châu Âu (EU) vẫn mở rộng danh sách trừng phạt các quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp Nga.
Cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine đến nay đã khiến hơn 2.600 người thiệt mạng. Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine hồi tháng 3, quân ly khai đã lần lượt chiếm các thành phố ở miền Đông Ukraine, kéo theo một chiến dịch quân sự của Chính phủ nước này nhằm giành lại quyền kiểm soát các thành phố. Gần đây, được cho là có sự tăng cường hậu thuẫn của Moscow, quân nổi dậy đã phản công mạnh tại các căn cứ quan trọng của họ tại Donetsk và Luhansk, khiến quân Kiev phải rút lui.
Trong ngày hôm qua, trước khi thỏa thuận ngừng bắn được ký, có tin chiến sự diễn ra ác liệt ở Donetsk và Mariupol, thành phố cảng quan trọng ở miền Đông Ukraine. Các nhân chứng nói có 3 vụ nổ lớn ở Donetsk trước khi lệnh ngừng bắn được thực thi. Sau đó, có tin nói rằng, xe tăng chiến đấu của quân Chính phủ đã rút khỏi rìa phía Đông của Donetsk, trong khi quân nổi dậy vẫn giữ vị trí bên ngoài Mariupol.
Cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Kiev và quân nổi dậy đã diễn ra ở thủ đô Minsk của thủ đô Belarus với vai trò trung gian của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) và Nga. OSCE nói, cả hai bên cùng nhất trí ngừng bắn, và tổ chức này sẽ giám sát việc ngừng bắn. Tuy vậy, nội dung đầy đủ của thỏa thuận vẫn chưa được công bố.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói, lệnh ngừng bắn dựa trên một kế hoạch hòa bình 12 điểm, trong đó có nội dung thả các con tin đang bị hai bên bắt giữ. Việc phóng thích con tin này có thể được thực hiện hôm nay (6/9). “Điều rất quan trọng là thỏa thuận ngừng bắn này cần được kéo dài, và trong thời gian ngừng bắn, các bên cần tiếp tục đối thoại chính trị để đem đến hòa bình và ổn định”, ông Poroshenko nói.
Cũng theo ông Poroshenko, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã được thông báo về kế hoạch ngừng bắn này bằng một cuộc điện thoại.
Trong một diễn biến khác, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm qua đã nhất trí thành lập một lực lượng mũi nhọn đa quốc gia có khả năng triển khai trong vòng 48 giờ đồng hồ.
Kết thúc hội nghị thượng đỉnh NATO kéo dài hai ngày tại Wales, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói, hành động của Nga ở Ukraine là một hồi chuông cảnh tỉnh cho liên minh này và là nhân tố thúc đẩy việc thành lập lực lượng phản ứng nhanh.
Ông Rasmussen hoan nghênh lệnh ngừng bắn đạt được cho miền Đông Ukraine, đồng thời bày tỏ hy vọng lệnh ngừng bắn “có thể khởi đầu cho một quy trình chính trị mang tính xây dựng”.
Tuy vậy, Bộ Ngoại giao Nga tỏ thái độ bất bình trước các tuyên bố trên của NATO. “Bản chất và giọng điều của các tuyên bố [của NATO] về tình hình Ukraine và kế hoạch được công bố về tổ chức tập trận chung giữa NATO với Kiev trên lãnh thổ Ukraine trước cuối năm nay tất yếu sẽ dẫn tới căng thẳng gia tăng”, một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga viết. “Đang có nguy cơ họ sẽ phá vỡ những tiến bộ đã đạt được trong tiến trình hòa bình ở Ukraine và khuyến khích sự chia rẽ sâu sắc hơn trong xã hội Ukraine”.
Cũng trong ngày hôm qua, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso ra tuyên bố cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã mở rộng danh sách các cá nhân bị khối này đóng băng tài sản và hạn chế đi lại vì vai trò trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Trong số này, ngoài các quan chức và doanh nhân người Nga, còn có lãnh đạo phe nổi dậy ở miền Đông Ukraine, và lãnh đạo vùng Crimea.
Theo dự kiến, lệnh trừng phạt này sẽ được chính thức phê chuẩn vào ngày thứ Hai tuần tới. Tuy nhiên, hãng tin Reuters dẫn lời một số nhà ngoại giao châu Âu nói rằng, lệnh trừng phạt này có thể được hủy nếu việc ngừng bắn duy trì và Moscow đưa quân ra khỏi lãnh thổ Ukraine.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói, lệnh ngừng bắn đạt được là nhờ các lệnh trừng phạt đã áp lên Nga. Theo ông Obama, các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sẽ được xem xét lại tùy thuộc vào việc thực thi kế hoạch ngừng bắn, và đây sẽ là một quá trình dài.
Ngoài ra, Liên minh châu Âu (EU) vẫn mở rộng danh sách trừng phạt các quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp Nga.
Cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine đến nay đã khiến hơn 2.600 người thiệt mạng. Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine hồi tháng 3, quân ly khai đã lần lượt chiếm các thành phố ở miền Đông Ukraine, kéo theo một chiến dịch quân sự của Chính phủ nước này nhằm giành lại quyền kiểm soát các thành phố. Gần đây, được cho là có sự tăng cường hậu thuẫn của Moscow, quân nổi dậy đã phản công mạnh tại các căn cứ quan trọng của họ tại Donetsk và Luhansk, khiến quân Kiev phải rút lui.
Trong ngày hôm qua, trước khi thỏa thuận ngừng bắn được ký, có tin chiến sự diễn ra ác liệt ở Donetsk và Mariupol, thành phố cảng quan trọng ở miền Đông Ukraine. Các nhân chứng nói có 3 vụ nổ lớn ở Donetsk trước khi lệnh ngừng bắn được thực thi. Sau đó, có tin nói rằng, xe tăng chiến đấu của quân Chính phủ đã rút khỏi rìa phía Đông của Donetsk, trong khi quân nổi dậy vẫn giữ vị trí bên ngoài Mariupol.
Cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Kiev và quân nổi dậy đã diễn ra ở thủ đô Minsk của thủ đô Belarus với vai trò trung gian của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) và Nga. OSCE nói, cả hai bên cùng nhất trí ngừng bắn, và tổ chức này sẽ giám sát việc ngừng bắn. Tuy vậy, nội dung đầy đủ của thỏa thuận vẫn chưa được công bố.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói, lệnh ngừng bắn dựa trên một kế hoạch hòa bình 12 điểm, trong đó có nội dung thả các con tin đang bị hai bên bắt giữ. Việc phóng thích con tin này có thể được thực hiện hôm nay (6/9). “Điều rất quan trọng là thỏa thuận ngừng bắn này cần được kéo dài, và trong thời gian ngừng bắn, các bên cần tiếp tục đối thoại chính trị để đem đến hòa bình và ổn định”, ông Poroshenko nói.
Cũng theo ông Poroshenko, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã được thông báo về kế hoạch ngừng bắn này bằng một cuộc điện thoại.
Trong một diễn biến khác, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm qua đã nhất trí thành lập một lực lượng mũi nhọn đa quốc gia có khả năng triển khai trong vòng 48 giờ đồng hồ.
Kết thúc hội nghị thượng đỉnh NATO kéo dài hai ngày tại Wales, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói, hành động của Nga ở Ukraine là một hồi chuông cảnh tỉnh cho liên minh này và là nhân tố thúc đẩy việc thành lập lực lượng phản ứng nhanh.
Ông Rasmussen hoan nghênh lệnh ngừng bắn đạt được cho miền Đông Ukraine, đồng thời bày tỏ hy vọng lệnh ngừng bắn “có thể khởi đầu cho một quy trình chính trị mang tính xây dựng”.
Tuy vậy, Bộ Ngoại giao Nga tỏ thái độ bất bình trước các tuyên bố trên của NATO. “Bản chất và giọng điều của các tuyên bố [của NATO] về tình hình Ukraine và kế hoạch được công bố về tổ chức tập trận chung giữa NATO với Kiev trên lãnh thổ Ukraine trước cuối năm nay tất yếu sẽ dẫn tới căng thẳng gia tăng”, một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga viết. “Đang có nguy cơ họ sẽ phá vỡ những tiến bộ đã đạt được trong tiến trình hòa bình ở Ukraine và khuyến khích sự chia rẽ sâu sắc hơn trong xã hội Ukraine”.
Cũng trong ngày hôm qua, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso ra tuyên bố cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã mở rộng danh sách các cá nhân bị khối này đóng băng tài sản và hạn chế đi lại vì vai trò trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Trong số này, ngoài các quan chức và doanh nhân người Nga, còn có lãnh đạo phe nổi dậy ở miền Đông Ukraine, và lãnh đạo vùng Crimea.
Theo dự kiến, lệnh trừng phạt này sẽ được chính thức phê chuẩn vào ngày thứ Hai tuần tới. Tuy nhiên, hãng tin Reuters dẫn lời một số nhà ngoại giao châu Âu nói rằng, lệnh trừng phạt này có thể được hủy nếu việc ngừng bắn duy trì và Moscow đưa quân ra khỏi lãnh thổ Ukraine.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói, lệnh ngừng bắn đạt được là nhờ các lệnh trừng phạt đã áp lên Nga. Theo ông Obama, các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sẽ được xem xét lại tùy thuộc vào việc thực thi kế hoạch ngừng bắn, và đây sẽ là một quá trình dài.