Kinh tế 24h qua: Lên và xuống hạng
Việt Nam tăng 16 bậc về cạnh tranh toàn cầu, nhưng lại tụt 5 bậc trong xếp hạng môi trường kinh doanh tốt nhất
Việt Nam tăng 16 bậc về cạnh tranh toàn cầu, nhưng lại tụt 5 bậc trong xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ có môi trường kinh doanh tốt nhất, xếp hạng tín dụng của Nga từ ổn định lên tích cực... là những tin đáng chú ý trong 24h qua.
Lên bậc
Theo báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2010/2011 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 9/9, Thụy Sỹ vẫn là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới. Đứng thứ 2 và thứ 3 là Thụy Điển và Singapore, hai quốc gia này đều tăng 1 bậc so với năm 2009.
Đứng thứ 4 là Mỹ sau khi tụt hai bậc so với năm ngoái. Theo WEF, nguyên nhân khiến Mỹ rớt hạng là vì mất cân đối vĩ mô, tình trạng yếu kém của các công ty quốc doanh và tư nhân cũng như mối quan ngại về tình hình thị trường tài chính nước này.
Đáng chú ý trong báo cáo này, chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam tăng những 16 bậc, từ vị trí thứ 75 của năm ngoái lên hạng 59, với số điểm đạt được là 4.27 điểm.
Tiêu chuẩn đánh giá của WEF bao gồm các chính sách vĩ mô, sức mạnh của các tổ chức quốc doanh và tư nhân, chất lượng giáo dục và cơ sở hạ tầng cũng như tính hiệu quả của các thị trườngvốn, hàng hóa và lao động.
Rớt hạng
Theo kết quả bình chọn những quốc gia và vùng lãnh thổ có môi trường kinh doanh tốt nhất của tạp chí chuyên xếp hạng Forbes, Việt Nam đứng thứ 118 trên tổng số 128 địa danh được nêu tên, tụt 5 bậc so với hạng 113 của năm 2009.
Đây là bảng xếp hạng được Forbes thực hiện hàng năm, trên cơ sở đánh giá tổng hợp một loạt yếu tố. Với thứ hạng 118, Việt Nam đứng trên Gambia, Syria, Tajikistan, Cote d'Ivoire (Bờ Biển Ngà), Bolivia, Cameroon, Burundi, Chad, Zimbabwe và Venezuela.
Theo công bố của Forbes, tự do thương mại của Việt Nam xếp hạng 105, tự do tiền tệ và bảo vệ nhà đầu tư xếp hạng 125, gánh nặng thuế quan 103, trong khi cải cách đứng thứ 52, kỹ thuật 69.
Forbes nhận định, Việt Nam là quốc gia đang phát triển đông dân, với 88,6 triệu người. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam đạt 2.900 USD và tỷ lệ nợ công trên GDP là 53,7%.
Lên "tích cực"
Tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch đã nâng triển vọng tín dụng của Nga, từ mức "ổn định" lên "tích cực", do nền kinh tế nước này đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Người đứng đầu Fitch tại châu Âu, Edward Parker cho biết, chính sách tỷ giá linh hoạt hơn, sự ổn định của lĩnh vực ngân hàng và dự trữ ngoại tệ gia tăng là những nhân tố tích cực đối với triển vọng kinh tế và tài chính của Nga.
Kinh tế của Nga đang phục hồi, nhờ giá dầu đi lên, thu nhập thực tế tăng và sự ổn định trong niềm tin tài chính và các dòng chảy vốn. Thặng dư tài khoản vãng lai khá lớn, dự kiến ở mức 4,6% GDP trong năm 2010, là cơ sở để Nga gia tăng dự trữ ngoại tệ. Fitch vẫn duy trì mức xếp hạng tín dụng của nước này ở mức BBB.
Năm 2009, kinh tế Nga suy giảm 7,9%, sau khi tăng trưởng 5,6% trong năm 2008. Nước này vừa trải qua đợt hạn hán kỷ lục trong mùa Hè, khiến tăng trưởng kinh tế năm 2010 có thể giảm ít nhất 0,7-0,8 điểm phần trăm.
Hạ dự báo
Kết quả khảo sát của Blue Chip Economic Indicators (BCEI) công bố hôm qua cho thấy, lần thứ 3 liên tiếp trong năm nay, các nhà kinh tế cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Theo báo cáo mới nhất của BCEI, việc cắt giảm ước tính tăng trưởng nửa sau năm 2010 bắt nguồn từ dự báo không mấy khả quan về chi tiêu tiêu dùng, đầu tư kinh doanh và xây dựng tư nhân.
Tuy nhiên, theo BCEI, sau bức tranh kém khởi sắc giữa năm nay, kinh tế Mỹ sẽ dần cải thiện và vượt mục tiêu tăng trưởng vào giữa năm 2011.
GDP 2010 dự báo tăng 2,7% so với năm 2009, thấp hơn 0,2% so với dự báo trong tháng 7 và 0,6% so với mức ước tính đưa ra hồi tháng 6. Dự báo tăng trưởng GDP năm 2011 cũng bị điều chỉnh giảm 0,3% so với tháng 7, xuống 2,5%.
Bay giá rẻ
Hãng hàng không ANA của Nhật Bản cho biết kế hoạch mở các đường bay nội địa và quốc tế giá rẻ, bắt đầu từ nửa cuối năm 2011. Đây sẽ là hãng bay giá rẻ đầu tiên của Nhật Bản.
ANA cho biết đã đạt được thỏa thuận với tập đoàn đầu tư First Eastern Investment Group của Hồng Kông để khai thác các chuyến bay giá rẻ đầu tiên tại Nhật Bản, đồng thời cũng có thể tự mình khai thác các chuyến bay này.
Một công ty mới (theo thỏa thuận trên) sẽ được thành lập vào cuối năm nay, với mục tiêu khai thác các chuyến bay quốc tế và nội địa, xuất phát từ sân bay Kansai International Airport ở thành phố Osaka từ năm 2011.
Công ty mới sẽ có 66,7% cổ phần thuộc sở hữu của các nhà đầu tư Nhật Bản, trong đó có 39% thuộc về ANA.
Bị phạt tiếp
Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính Anh (FSA) vừa quyết định phạt Ngân hàng Goldman Sachs 20 triệu Bảng (31 triệu USD) vì đã che giấu thông tin Giám đốc điều hành của Goldman, Fabrice Tourre, đang thuộc diện điều tra của Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC).
Sở dĩ, vụ SEC điều tra Fabrice Tourre có liên quan tới Anh là do quan chức này đã thuyên chuyển công tác từ Mỹ sang London, và do đó sẽ được FSA cho phép.
FSA cáo buộc Goldman thiếu các hệ thống cần thiết để cung cấp thông tin điều tra cho các cơ quan quản lý khác. Đây là khoản tiền phạt nặng nhất từ trước tới nay mà FSA áp dụng đối với một thể chế tài chính, đồng thời là một đòn giáng tiếp theo vào Goldman Sachs, sau khi ngân hàng này đã phải trả 550 triệu USD tiền phạt để dàn xếp bê bối gian lận tại Mỹ.
Hồi tháng 4/2010, FSA cũng thông báo sẽ điều tra thông tin Goldman có liên quan tới các cáo buộc bê bối gian lận xung quanh các khoản đầu tư thế chấp dưới chuẩn.
Lên bậc
Theo báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2010/2011 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 9/9, Thụy Sỹ vẫn là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới. Đứng thứ 2 và thứ 3 là Thụy Điển và Singapore, hai quốc gia này đều tăng 1 bậc so với năm 2009.
Đứng thứ 4 là Mỹ sau khi tụt hai bậc so với năm ngoái. Theo WEF, nguyên nhân khiến Mỹ rớt hạng là vì mất cân đối vĩ mô, tình trạng yếu kém của các công ty quốc doanh và tư nhân cũng như mối quan ngại về tình hình thị trường tài chính nước này.
Đáng chú ý trong báo cáo này, chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam tăng những 16 bậc, từ vị trí thứ 75 của năm ngoái lên hạng 59, với số điểm đạt được là 4.27 điểm.
Tiêu chuẩn đánh giá của WEF bao gồm các chính sách vĩ mô, sức mạnh của các tổ chức quốc doanh và tư nhân, chất lượng giáo dục và cơ sở hạ tầng cũng như tính hiệu quả của các thị trườngvốn, hàng hóa và lao động.
Rớt hạng
Theo kết quả bình chọn những quốc gia và vùng lãnh thổ có môi trường kinh doanh tốt nhất của tạp chí chuyên xếp hạng Forbes, Việt Nam đứng thứ 118 trên tổng số 128 địa danh được nêu tên, tụt 5 bậc so với hạng 113 của năm 2009.
Đây là bảng xếp hạng được Forbes thực hiện hàng năm, trên cơ sở đánh giá tổng hợp một loạt yếu tố. Với thứ hạng 118, Việt Nam đứng trên Gambia, Syria, Tajikistan, Cote d'Ivoire (Bờ Biển Ngà), Bolivia, Cameroon, Burundi, Chad, Zimbabwe và Venezuela.
Theo công bố của Forbes, tự do thương mại của Việt Nam xếp hạng 105, tự do tiền tệ và bảo vệ nhà đầu tư xếp hạng 125, gánh nặng thuế quan 103, trong khi cải cách đứng thứ 52, kỹ thuật 69.
Forbes nhận định, Việt Nam là quốc gia đang phát triển đông dân, với 88,6 triệu người. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam đạt 2.900 USD và tỷ lệ nợ công trên GDP là 53,7%.
Lên "tích cực"
Tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch đã nâng triển vọng tín dụng của Nga, từ mức "ổn định" lên "tích cực", do nền kinh tế nước này đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Người đứng đầu Fitch tại châu Âu, Edward Parker cho biết, chính sách tỷ giá linh hoạt hơn, sự ổn định của lĩnh vực ngân hàng và dự trữ ngoại tệ gia tăng là những nhân tố tích cực đối với triển vọng kinh tế và tài chính của Nga.
Kinh tế của Nga đang phục hồi, nhờ giá dầu đi lên, thu nhập thực tế tăng và sự ổn định trong niềm tin tài chính và các dòng chảy vốn. Thặng dư tài khoản vãng lai khá lớn, dự kiến ở mức 4,6% GDP trong năm 2010, là cơ sở để Nga gia tăng dự trữ ngoại tệ. Fitch vẫn duy trì mức xếp hạng tín dụng của nước này ở mức BBB.
Năm 2009, kinh tế Nga suy giảm 7,9%, sau khi tăng trưởng 5,6% trong năm 2008. Nước này vừa trải qua đợt hạn hán kỷ lục trong mùa Hè, khiến tăng trưởng kinh tế năm 2010 có thể giảm ít nhất 0,7-0,8 điểm phần trăm.
Hạ dự báo
Kết quả khảo sát của Blue Chip Economic Indicators (BCEI) công bố hôm qua cho thấy, lần thứ 3 liên tiếp trong năm nay, các nhà kinh tế cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Theo báo cáo mới nhất của BCEI, việc cắt giảm ước tính tăng trưởng nửa sau năm 2010 bắt nguồn từ dự báo không mấy khả quan về chi tiêu tiêu dùng, đầu tư kinh doanh và xây dựng tư nhân.
Tuy nhiên, theo BCEI, sau bức tranh kém khởi sắc giữa năm nay, kinh tế Mỹ sẽ dần cải thiện và vượt mục tiêu tăng trưởng vào giữa năm 2011.
GDP 2010 dự báo tăng 2,7% so với năm 2009, thấp hơn 0,2% so với dự báo trong tháng 7 và 0,6% so với mức ước tính đưa ra hồi tháng 6. Dự báo tăng trưởng GDP năm 2011 cũng bị điều chỉnh giảm 0,3% so với tháng 7, xuống 2,5%.
Bay giá rẻ
Hãng hàng không ANA của Nhật Bản cho biết kế hoạch mở các đường bay nội địa và quốc tế giá rẻ, bắt đầu từ nửa cuối năm 2011. Đây sẽ là hãng bay giá rẻ đầu tiên của Nhật Bản.
ANA cho biết đã đạt được thỏa thuận với tập đoàn đầu tư First Eastern Investment Group của Hồng Kông để khai thác các chuyến bay giá rẻ đầu tiên tại Nhật Bản, đồng thời cũng có thể tự mình khai thác các chuyến bay này.
Một công ty mới (theo thỏa thuận trên) sẽ được thành lập vào cuối năm nay, với mục tiêu khai thác các chuyến bay quốc tế và nội địa, xuất phát từ sân bay Kansai International Airport ở thành phố Osaka từ năm 2011.
Công ty mới sẽ có 66,7% cổ phần thuộc sở hữu của các nhà đầu tư Nhật Bản, trong đó có 39% thuộc về ANA.
Bị phạt tiếp
Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính Anh (FSA) vừa quyết định phạt Ngân hàng Goldman Sachs 20 triệu Bảng (31 triệu USD) vì đã che giấu thông tin Giám đốc điều hành của Goldman, Fabrice Tourre, đang thuộc diện điều tra của Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC).
Sở dĩ, vụ SEC điều tra Fabrice Tourre có liên quan tới Anh là do quan chức này đã thuyên chuyển công tác từ Mỹ sang London, và do đó sẽ được FSA cho phép.
FSA cáo buộc Goldman thiếu các hệ thống cần thiết để cung cấp thông tin điều tra cho các cơ quan quản lý khác. Đây là khoản tiền phạt nặng nhất từ trước tới nay mà FSA áp dụng đối với một thể chế tài chính, đồng thời là một đòn giáng tiếp theo vào Goldman Sachs, sau khi ngân hàng này đã phải trả 550 triệu USD tiền phạt để dàn xếp bê bối gian lận tại Mỹ.
Hồi tháng 4/2010, FSA cũng thông báo sẽ điều tra thông tin Goldman có liên quan tới các cáo buộc bê bối gian lận xung quanh các khoản đầu tư thế chấp dưới chuẩn.