Kinh tế 24h qua: Số phận đồng Euro
Số phận đồng Euo vẫn lệ thuộc vào hiện trạng cũng như triển vọng kinh tế của lục địa già
Mặc dù được Ngân hàng Thế giới đánh giá cao là đối thủ đáng gờm của đồng bạc xanh trong dài hạn, nhưng số phận đồng Euo vẫn lệ thuộc vào hiện trạng cũng như triển vọng kinh tế của lục địa già. Khả năng xoay chuyển tình thế của đồng Euro, cho tới lúc này, vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Chốt phiên giao dịch ngày 23/5, đồng Euro tụt xuống mức thấp nhất trong 2 tháng so với USD, nâng chỉ số đồng USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh với các loại tiền chủ chốt khác, tăng 0,6% trong phiên giao dịch đầu tuần. Nguyên nhân là do hàng loạt thông tin bất lợi rải rác từ cuối tuần trước tới giờ.
Tại Tây Ban Nha, đảng Xã hội cầm quyền đã bị thảm bại trong cuộc bầu cử địa phương. Đảng này chỉ được có 27,81% số phiếu, thua xa đảng Nhân dân với 37,58% phiếu bầu. Như vậy việc Thủ tướng Zapatero thông báo sẽ không ra tái ứng cử, đã không ngăn được đà xuống dốc của đảng Xã hội.
Hôm qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua kế hoạch trị giá hơn 1 tỷ Euro để giúp tái cơ cấu nợ cho Ngân hàng Nông nghiệp Hy Lạp (ATE). EC cho biết kế hoạch trên sẽ giúp ATE tồn tại được lâu dài, đồng thời đảm bảo để ngân hàng này phải chia sẻ gánh nặng do việc tái cơ cấu nợ gây ra.
Việc cơ cấu lại nợ cho ATE có thể được thực hiện theo cách thức sử dụng vốn nhà nước được hỗ trợ từ nguồn cứu trợ mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dành cho Athen tháng 5 năm ngoái.
Kế hoạch này đòi hỏi Nhà nước Hy Lạp phải tái vốn hóa ATE tới 1,14 tỷ Euro, kết hợp với một số biện pháp luân chuyển vốn. Đổi lại, ATE phải giảm bớt 25% tổng giá trị tài sản của ngân hàng trong thời gian cơ cấu lại nợ; đồng thời phải cải thiện hiệu quả hoạt động.
EC đưa ra quyết định trên sau khi các đối tác EU mở đường cho cái gọi là cơ cấu "có giới hạn" khoản nợ công hiện đã lên tới hơn 330 tỷ euro của Hy Lạp, với điều kiện các ngân hàng cũng nhất trí gia hạn thời gian thanh toán nợ.
Cùng ngày, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou triệu tập cuộc họp nội các để thảo luận một kế hoạch mới nhằm giúp Hy Lạp vượt qua cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay mà không cần tái cơ cấu trên qui mô lớn.
Thêm vào đó, cuối tuần trước, Standard & Poor's đã hạ triển vọng nợ của Italy từ "ổn định" xuống "tiêu cực," do triển vọng tăng trưởng kinh tế không sáng sủa và những lo ngại về khả năng của nước này trong việc hạn chế vay mượn.
Trong khi Fitch Ratings hạ xếp hạng tín dụng dài hạn của Hy Lạp ba bậc xuống B+, do nước này đối mặt với những thách thức to lớn trong quá trình cải cách nền kinh tế. Các nhà đầu tư vẫn lo ngại Hy Lạp có thể sẽ phải gia hạn thanh toán nợ hoặc sẽ không thanh toán được đầy đủ số nợ.
Cũng liên quan tới việc xếp hạng tín nhiệm, hôm 23/05, Moody’s cho rằng việc kinh tế Nhật Bản suy thoái trở lại và tăng trưởng GDP quý 1 giảm mạnh hơn so với dự báo là tiêu cực đối với xếp hạng tín nhiệm của quốc gia này.
Thảm họa động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân đã đẩy kinh tế Nhật Bản vào suy thoái và khiến GDP giảm 0,9% trong quý 1. Moody’s cho rằng điều này sẽ thôi thúc Thủ tướng Naoto Kan đưa ra gói hỗ trợ ngân sách thứ 2.
“Chi tiêu cho hoạt động tái thiết và cứu trợ sẽ giúp đà phục hồi kinh tế vào cuối năm nay và năm 2012”, Moody’s nhận định trong một thông báo. Tuy nhiên, theo Moody's, sự thiếu hụt sản lượng và thu nhập có thể cắt giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, dù cú sốc thiếu hụt năng lượng chỉ là tạm thời nhưng các doanh nghiệp Nhật Bản có nguy cơ đánh mất hoàn toàn thị phần toàn cầu do sự gián đoạn nguồn cung. “Nếu đà phục hồi chậm hơn dự báo hay trì hoãn hoàn toàn, cả Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cần phải hành động”.
Theo Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nhật Bản Kaoru Yosano, chính phủ nước này có thể phải chi tới 10.000 - 15.000 tỷ Yên (khoảng 184 tỷ USD) cho hoạt động tái thiết. Ông Yosano nói, Chính phủ Nhật Bản có thể phát hành trái phiếu để huy động nguồn tài chính cho hoạt động tái thiết.
Tuy nhiên, theo ông, không nên làm như vậy mà không tính đến khả năng và thời hạn trả nợ. Ông cho rằng, điều quan trọng là phải duy trì được sự tin cậy của thị trường đối với tình hình tài chính của Nhật Bản. Điều này có nghĩa khả năng tăng thuế là khó tránh khỏi.
Bộ phận phân tích thông tin (EIU) thuộc tạp chí The Economist nhận định, mặc dù tăng trưởng có xu hướng chậm lại và vẫn phải đối phó với các thách thức tăng giá trên quy mô toàn cầu, nhưng châu Á sẽ vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới từ nay cho tới năm 2015.
Để củng cố nhận định trên, các nhà phân tích EIU lập luận rằng, thứ nhất các nền tảng kinh tế cơ bản của châu Á vẫn khá tốt. Các khoản nợ tại khu vực này vẫn ở mức thấp và hệ thống ngân hàng của hầu hết các nước châu Á không dễ bị tác động bởi các khoản nợ dưới chuẩn của Mỹ hay nợ công từ châu Âu.
Thứ hai, sự nổi lên của Trung Quốc với tư cách động lực độc lập là một nhân tố quan trọng kích thích tăng trưởng của khu vực. Mặc dù Mỹ vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của châu Á, nhưng Trung Quốc đã dần thế chỗ Mỹ trong quan hệ giao thương với một số nước như Philippines, Hàn Quốc và Đài Loan.
Hơn nữa, việc tăng lương tại Trung Quốc đang khiến các công ty nước ngoài chuyển hướng đầu tư sang các nước lân cận có chi phí sản xuất thấp hơn, và điều này mang lại cơ hội tăng trưởng cho khu vực.
Bên cạnh các nhận định tích cực, các nhà kinh tế cũng cảnh báo một số khó khăn đối với tăng trưởng của châu Á như giá lương thực và năng lượng tăng cao (chiếm khoảng 30-40% chi phí tiêu dùng); việc hoạch định chính sách để giải bài toán cân bằng giữa tăng trưởng và kìm chế lạm phát...
Chốt phiên giao dịch ngày 23/5, đồng Euro tụt xuống mức thấp nhất trong 2 tháng so với USD, nâng chỉ số đồng USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh với các loại tiền chủ chốt khác, tăng 0,6% trong phiên giao dịch đầu tuần. Nguyên nhân là do hàng loạt thông tin bất lợi rải rác từ cuối tuần trước tới giờ.
Tại Tây Ban Nha, đảng Xã hội cầm quyền đã bị thảm bại trong cuộc bầu cử địa phương. Đảng này chỉ được có 27,81% số phiếu, thua xa đảng Nhân dân với 37,58% phiếu bầu. Như vậy việc Thủ tướng Zapatero thông báo sẽ không ra tái ứng cử, đã không ngăn được đà xuống dốc của đảng Xã hội.
Hôm qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua kế hoạch trị giá hơn 1 tỷ Euro để giúp tái cơ cấu nợ cho Ngân hàng Nông nghiệp Hy Lạp (ATE). EC cho biết kế hoạch trên sẽ giúp ATE tồn tại được lâu dài, đồng thời đảm bảo để ngân hàng này phải chia sẻ gánh nặng do việc tái cơ cấu nợ gây ra.
Việc cơ cấu lại nợ cho ATE có thể được thực hiện theo cách thức sử dụng vốn nhà nước được hỗ trợ từ nguồn cứu trợ mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dành cho Athen tháng 5 năm ngoái.
Kế hoạch này đòi hỏi Nhà nước Hy Lạp phải tái vốn hóa ATE tới 1,14 tỷ Euro, kết hợp với một số biện pháp luân chuyển vốn. Đổi lại, ATE phải giảm bớt 25% tổng giá trị tài sản của ngân hàng trong thời gian cơ cấu lại nợ; đồng thời phải cải thiện hiệu quả hoạt động.
EC đưa ra quyết định trên sau khi các đối tác EU mở đường cho cái gọi là cơ cấu "có giới hạn" khoản nợ công hiện đã lên tới hơn 330 tỷ euro của Hy Lạp, với điều kiện các ngân hàng cũng nhất trí gia hạn thời gian thanh toán nợ.
Cùng ngày, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou triệu tập cuộc họp nội các để thảo luận một kế hoạch mới nhằm giúp Hy Lạp vượt qua cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay mà không cần tái cơ cấu trên qui mô lớn.
Thêm vào đó, cuối tuần trước, Standard & Poor's đã hạ triển vọng nợ của Italy từ "ổn định" xuống "tiêu cực," do triển vọng tăng trưởng kinh tế không sáng sủa và những lo ngại về khả năng của nước này trong việc hạn chế vay mượn.
Trong khi Fitch Ratings hạ xếp hạng tín dụng dài hạn của Hy Lạp ba bậc xuống B+, do nước này đối mặt với những thách thức to lớn trong quá trình cải cách nền kinh tế. Các nhà đầu tư vẫn lo ngại Hy Lạp có thể sẽ phải gia hạn thanh toán nợ hoặc sẽ không thanh toán được đầy đủ số nợ.
Cũng liên quan tới việc xếp hạng tín nhiệm, hôm 23/05, Moody’s cho rằng việc kinh tế Nhật Bản suy thoái trở lại và tăng trưởng GDP quý 1 giảm mạnh hơn so với dự báo là tiêu cực đối với xếp hạng tín nhiệm của quốc gia này.
Thảm họa động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân đã đẩy kinh tế Nhật Bản vào suy thoái và khiến GDP giảm 0,9% trong quý 1. Moody’s cho rằng điều này sẽ thôi thúc Thủ tướng Naoto Kan đưa ra gói hỗ trợ ngân sách thứ 2.
“Chi tiêu cho hoạt động tái thiết và cứu trợ sẽ giúp đà phục hồi kinh tế vào cuối năm nay và năm 2012”, Moody’s nhận định trong một thông báo. Tuy nhiên, theo Moody's, sự thiếu hụt sản lượng và thu nhập có thể cắt giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, dù cú sốc thiếu hụt năng lượng chỉ là tạm thời nhưng các doanh nghiệp Nhật Bản có nguy cơ đánh mất hoàn toàn thị phần toàn cầu do sự gián đoạn nguồn cung. “Nếu đà phục hồi chậm hơn dự báo hay trì hoãn hoàn toàn, cả Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cần phải hành động”.
Theo Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nhật Bản Kaoru Yosano, chính phủ nước này có thể phải chi tới 10.000 - 15.000 tỷ Yên (khoảng 184 tỷ USD) cho hoạt động tái thiết. Ông Yosano nói, Chính phủ Nhật Bản có thể phát hành trái phiếu để huy động nguồn tài chính cho hoạt động tái thiết.
Tuy nhiên, theo ông, không nên làm như vậy mà không tính đến khả năng và thời hạn trả nợ. Ông cho rằng, điều quan trọng là phải duy trì được sự tin cậy của thị trường đối với tình hình tài chính của Nhật Bản. Điều này có nghĩa khả năng tăng thuế là khó tránh khỏi.
Bộ phận phân tích thông tin (EIU) thuộc tạp chí The Economist nhận định, mặc dù tăng trưởng có xu hướng chậm lại và vẫn phải đối phó với các thách thức tăng giá trên quy mô toàn cầu, nhưng châu Á sẽ vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới từ nay cho tới năm 2015.
Để củng cố nhận định trên, các nhà phân tích EIU lập luận rằng, thứ nhất các nền tảng kinh tế cơ bản của châu Á vẫn khá tốt. Các khoản nợ tại khu vực này vẫn ở mức thấp và hệ thống ngân hàng của hầu hết các nước châu Á không dễ bị tác động bởi các khoản nợ dưới chuẩn của Mỹ hay nợ công từ châu Âu.
Thứ hai, sự nổi lên của Trung Quốc với tư cách động lực độc lập là một nhân tố quan trọng kích thích tăng trưởng của khu vực. Mặc dù Mỹ vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của châu Á, nhưng Trung Quốc đã dần thế chỗ Mỹ trong quan hệ giao thương với một số nước như Philippines, Hàn Quốc và Đài Loan.
Hơn nữa, việc tăng lương tại Trung Quốc đang khiến các công ty nước ngoài chuyển hướng đầu tư sang các nước lân cận có chi phí sản xuất thấp hơn, và điều này mang lại cơ hội tăng trưởng cho khu vực.
Bên cạnh các nhận định tích cực, các nhà kinh tế cũng cảnh báo một số khó khăn đối với tăng trưởng của châu Á như giá lương thực và năng lượng tăng cao (chiếm khoảng 30-40% chi phí tiêu dùng); việc hoạch định chính sách để giải bài toán cân bằng giữa tăng trưởng và kìm chế lạm phát...