Kinh tế Ấn Độ hậu tấn công khủng bố ở Mumbai
Vụ tấn công khủng bố vào Mumbai được xem là “họa vô đơn chí”, vì xảy ra đúng vào lúc kinh tế Ấn Độ đang “hụt hơi”
Các nhà quản trị tới họp lãnh đạo doanh nghiệp, các triệu phú tìm mua du thuyền, các nhà tài chính chuẩn bị cho một hội nghị đầu tư cổ phần tư nhân, một gia đình danh giá cùng bạn bè tập trung mừng đám cưới…
Đó là một vài trong số những nạn nhân của cuộc tấn công khủng bố đẫm máu diễn ra ở Ấn Độ vào tuần trước.
Cho tới đêm định mệnh thứ Tư, ngày 26/11 vừa rồi, những con người này vẫn là những gương mặt tạo nên một Mumbai mới - với tư cách một trung tâm tài chính của quốc gia đông dân thứ hai thế giới Ấn Độ, một thành phố với khả năng cạnh tranh tầm quốc tế, đại diện cho những khát vọng ngày càng lớn của đất nước này.
“Họa vô đơn chí”
Sau ba ngày đêm giao chiến ác liệt giữa lực lượng cảnh sát Ấn Độ và những kẻ khủng bố, vụ tấn công đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 150 người, trong đó có nhiều người nước ngoài. Bên cạnh mất mát này, Mumbai còn bị vụ tấn công làm sứt mẻ nghiêm trọng danh tiếng - thứ tài sản quý giá nhất của thành phố này.
Vụ tấn công khủng bố vào Mumbai được xem là “họa vô đơn chí”, vì xảy ra đúng vào lúc kinh tế Ấn Độ đang “hụt hơi”. Trong quý 3 vừa qua, kinh tế Ấn Độ chỉ tăng trưởng ở mức 7,6%, chậm nhất trong vòng gần 4 năm trở lại đây. Cùng với đó, từ đầu năm tới nay, các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đã rút hơn 13 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán nước này, khiến chỉ số Sensex của thị trường chứng khoán Mumbai hiện giảm chỉ còn chưa đầy một nửa so với mức cách đây một năm.
Lãi suất đi vay ở mức cao và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang là những rào cản đối với sự tăng trưởng vốn năng động trước đây của kinh tế Ấn Độ. Vụ tấn công này càng khiến giới đầu tư nước ngoài e dè hơn khi tới đây.
Trong mấy tuần trở lại đây, các nhà hoạch định chính sách của Ấn Độ đã có hàng loạt động thái để vực dậy tăng trưởng, từ việc mạnh tay cắt giảm lãi suất và hạ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng. Với sự giảm xuống của tốc độ lạm phát (từ mức đỉnh gần 13% trong tháng 8, xuống hơn 8,8% trong tháng 11), Ngân hàng Trung ương Ấn Độ càng dễ hạ lãi suất hơn. Hiện lãi suất cơ bản đồng Rupiah của Ấn Độ là 7,5%.
Giới quan sát cho rằng, Chính phủ Ấn Độ sẽ tiếp tục có những biện pháp mới để tăng cường niềm tin của giới đầu tư sau vụ tấn công nói trên.
“Những số liệu kinh tế mới công bố đã cũ rồi. Từ cuối quy 3 trở đi, tình hình nhu cầu trong và ngoài nước đều đã giảm sút nhanh. Chúng tôi cho rằng, các số liệu được công bố trong những tháng tới đây sẽ còn tồi tệ hơn. Tôi tin rằng, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ sẽ còn tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ”, nhà kinh tế Prasanna của công ty chứng khoán ICICI Securities tại Mumbai nhận xét.
Nhiều khả năng, Ấn Độ - nền kinh tế lớn thứ ba ở châu Á - sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 7% trong năm nay, giảm mạnh so với mức tăng ấn tượng 9% trong những năm trước đó.
Về phần mình, chắc chắn, nền kinh tế Mumbai - thành phố chiếm 5% trong GDP 1.000 tỷ USD của Ấn Độ và đóng góp gần 1/3 doanh thu thuế trực tiếp của nước này - sẽ cần một thời gian nhất định để trở lại trạng thái bình thường. “Sẽ có ít hơn các cuộc họp lãnh đạo doanh nghiệp, ít thỏa thuận hơn, ít người tới làm ăn ở Mumbai hơn”, nhà phân tích Aninda Mitra của Moody’s nhận xét.
“Câu hỏi quan trọng đặt ra lúc này là, liệu Chính phủ Ấn Độ sẽ làm gì? Làm thế nào để tăng cường an ninh? Đây là những quyết định sẽ quyết định mức độ ảnh hưởng của vụ khủng bố vừa rồi”, ông Omkar Goswami, người sáng lập nhóm nghiên cứu Corporate & Economic Research Group có trụ sở ở Mumbai, bình luận.
Thành phố kiên cường
Trong những năm gần đây, Mumbai đã chuyển mình từ một thành phố vốn chỉ được biết tới với những nhà máy dệt may và những rạp chiếu phim hào nhoáng thành một trung tâm tài chính và là cửa ngõ để tiến vào Ấn Độ. Mumbai được coi là điểm sáng nhất trong câu chuyện thần kỳ của kinh tế Ấn Độ, mặc dù tỷ lệ người nghèo ở thành phố này vẫn ở mức khá cao và sự xung đột tôn giáo ở đây có nguy cơ chia cắt đất nước.
Vào tháng 7/2006, 187 người đã thiệt mạng trong một vụ nổ bom đồng loạt trên các chuyến tàu điện ngầm ở Mumbai. Ba năm trước đó, 60 người đã chết trong một vụ đánh bom bằng xe hơn. Cách đó một thập kỷ, vào năm 1992 - 1993, lực lượng khủng bố Hồi giáo cũng cướp đi mạng sống của 1.000 người.
Tuy nhiên, Mumbai vẫn vững vàng sau những sự cố này và phát triển mạnh mẽ, để được coi là một trung tâm tài chính khác của châu Á, bên cạnh Hồng Kông và Tokyo. Thị trường chứng khoán Mumbai là một trong những thị trường chứng khoán sôi động nhất thế giới. Hệ thống ngân hàng của thành phố này khiến các nước Nam Á khác phải thèm muốn. Những nhà hàng và cuộc sống về đêm ở đây cũng chẳng khác xa là mấy so với ở những thủ đô văn hóa khác của thế giới.
“Những vụ khủng bố kiểu này đã từng xảy ra trước đây ở Mumbai, nhưng vẫn không thể cản trở được sự phát triển của thành phố này. Không gì có thể ngăn cản được nền kinh tế của Mumbai, không gì có thể thay đổi được Mumbai”, ông Goswami nhận xét.
Trên thực tế, vào ngày thứ Sáu (28/11) vừa rồi, Sở Giao dịch Chứng khoán Bombay của Mumbai đã mở cửa trở lại sau khi bị đóng cửa mất một ngày, không xa nơi mà những kẻ khủng bố vấn đang nắm giữ con tin. Trong ngày giao dịch hôm đó, chỉ số chính Sensex của sàn này đã tăng điểm mạnh mẽ, khác với dự báo giảm điểm trước đó.
Phần lớn các nhà quan sát đều chung nhận định rằng, vụ tấn công khủng bố làm rung chuyển Mumbai này sẽ tác động xấu tới thị trường chứng khoán, ngành du lịch và đầu tư của thành phố này nói riêng và Ấn Độ nói chung. Tuy nhiên, những tác động này sẽ chỉ là trong ngắn hạn.
Vụ tấn công này đúng là một thách thức đối với Chính phủ Ấn Độ trong việc duy trì hiệu lực pháp luật và ổn định ở nước này. Nhưng tôi không cho là vụ tấn công sẽ có ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh tế vĩ mô và năng lực tài chính của Chính phủ Ấn Độ”, Giám đốc phụ trách xếp hạng tín nhiệm quốc gia Takahira Ogawa của hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s nhận xét.
Ông A.M. Naik, Chủ tịch tập đoàn cơ khí khổng lồ Larsen & Toubro của Ấn Độ thì cho rằng: “Bất chấp những gì đã xảy ra, thế giới vẫn sẽ không muốn bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng 7 - 8%”.
(Theo Business Week, CNN, CNBC)
Đó là một vài trong số những nạn nhân của cuộc tấn công khủng bố đẫm máu diễn ra ở Ấn Độ vào tuần trước.
Cho tới đêm định mệnh thứ Tư, ngày 26/11 vừa rồi, những con người này vẫn là những gương mặt tạo nên một Mumbai mới - với tư cách một trung tâm tài chính của quốc gia đông dân thứ hai thế giới Ấn Độ, một thành phố với khả năng cạnh tranh tầm quốc tế, đại diện cho những khát vọng ngày càng lớn của đất nước này.
“Họa vô đơn chí”
Sau ba ngày đêm giao chiến ác liệt giữa lực lượng cảnh sát Ấn Độ và những kẻ khủng bố, vụ tấn công đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 150 người, trong đó có nhiều người nước ngoài. Bên cạnh mất mát này, Mumbai còn bị vụ tấn công làm sứt mẻ nghiêm trọng danh tiếng - thứ tài sản quý giá nhất của thành phố này.
Vụ tấn công khủng bố vào Mumbai được xem là “họa vô đơn chí”, vì xảy ra đúng vào lúc kinh tế Ấn Độ đang “hụt hơi”. Trong quý 3 vừa qua, kinh tế Ấn Độ chỉ tăng trưởng ở mức 7,6%, chậm nhất trong vòng gần 4 năm trở lại đây. Cùng với đó, từ đầu năm tới nay, các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đã rút hơn 13 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán nước này, khiến chỉ số Sensex của thị trường chứng khoán Mumbai hiện giảm chỉ còn chưa đầy một nửa so với mức cách đây một năm.
Lãi suất đi vay ở mức cao và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang là những rào cản đối với sự tăng trưởng vốn năng động trước đây của kinh tế Ấn Độ. Vụ tấn công này càng khiến giới đầu tư nước ngoài e dè hơn khi tới đây.
Trong mấy tuần trở lại đây, các nhà hoạch định chính sách của Ấn Độ đã có hàng loạt động thái để vực dậy tăng trưởng, từ việc mạnh tay cắt giảm lãi suất và hạ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng. Với sự giảm xuống của tốc độ lạm phát (từ mức đỉnh gần 13% trong tháng 8, xuống hơn 8,8% trong tháng 11), Ngân hàng Trung ương Ấn Độ càng dễ hạ lãi suất hơn. Hiện lãi suất cơ bản đồng Rupiah của Ấn Độ là 7,5%.
Giới quan sát cho rằng, Chính phủ Ấn Độ sẽ tiếp tục có những biện pháp mới để tăng cường niềm tin của giới đầu tư sau vụ tấn công nói trên.
“Những số liệu kinh tế mới công bố đã cũ rồi. Từ cuối quy 3 trở đi, tình hình nhu cầu trong và ngoài nước đều đã giảm sút nhanh. Chúng tôi cho rằng, các số liệu được công bố trong những tháng tới đây sẽ còn tồi tệ hơn. Tôi tin rằng, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ sẽ còn tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ”, nhà kinh tế Prasanna của công ty chứng khoán ICICI Securities tại Mumbai nhận xét.
Nhiều khả năng, Ấn Độ - nền kinh tế lớn thứ ba ở châu Á - sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 7% trong năm nay, giảm mạnh so với mức tăng ấn tượng 9% trong những năm trước đó.
Về phần mình, chắc chắn, nền kinh tế Mumbai - thành phố chiếm 5% trong GDP 1.000 tỷ USD của Ấn Độ và đóng góp gần 1/3 doanh thu thuế trực tiếp của nước này - sẽ cần một thời gian nhất định để trở lại trạng thái bình thường. “Sẽ có ít hơn các cuộc họp lãnh đạo doanh nghiệp, ít thỏa thuận hơn, ít người tới làm ăn ở Mumbai hơn”, nhà phân tích Aninda Mitra của Moody’s nhận xét.
“Câu hỏi quan trọng đặt ra lúc này là, liệu Chính phủ Ấn Độ sẽ làm gì? Làm thế nào để tăng cường an ninh? Đây là những quyết định sẽ quyết định mức độ ảnh hưởng của vụ khủng bố vừa rồi”, ông Omkar Goswami, người sáng lập nhóm nghiên cứu Corporate & Economic Research Group có trụ sở ở Mumbai, bình luận.
Thành phố kiên cường
Trong những năm gần đây, Mumbai đã chuyển mình từ một thành phố vốn chỉ được biết tới với những nhà máy dệt may và những rạp chiếu phim hào nhoáng thành một trung tâm tài chính và là cửa ngõ để tiến vào Ấn Độ. Mumbai được coi là điểm sáng nhất trong câu chuyện thần kỳ của kinh tế Ấn Độ, mặc dù tỷ lệ người nghèo ở thành phố này vẫn ở mức khá cao và sự xung đột tôn giáo ở đây có nguy cơ chia cắt đất nước.
Vào tháng 7/2006, 187 người đã thiệt mạng trong một vụ nổ bom đồng loạt trên các chuyến tàu điện ngầm ở Mumbai. Ba năm trước đó, 60 người đã chết trong một vụ đánh bom bằng xe hơn. Cách đó một thập kỷ, vào năm 1992 - 1993, lực lượng khủng bố Hồi giáo cũng cướp đi mạng sống của 1.000 người.
Tuy nhiên, Mumbai vẫn vững vàng sau những sự cố này và phát triển mạnh mẽ, để được coi là một trung tâm tài chính khác của châu Á, bên cạnh Hồng Kông và Tokyo. Thị trường chứng khoán Mumbai là một trong những thị trường chứng khoán sôi động nhất thế giới. Hệ thống ngân hàng của thành phố này khiến các nước Nam Á khác phải thèm muốn. Những nhà hàng và cuộc sống về đêm ở đây cũng chẳng khác xa là mấy so với ở những thủ đô văn hóa khác của thế giới.
“Những vụ khủng bố kiểu này đã từng xảy ra trước đây ở Mumbai, nhưng vẫn không thể cản trở được sự phát triển của thành phố này. Không gì có thể ngăn cản được nền kinh tế của Mumbai, không gì có thể thay đổi được Mumbai”, ông Goswami nhận xét.
Trên thực tế, vào ngày thứ Sáu (28/11) vừa rồi, Sở Giao dịch Chứng khoán Bombay của Mumbai đã mở cửa trở lại sau khi bị đóng cửa mất một ngày, không xa nơi mà những kẻ khủng bố vấn đang nắm giữ con tin. Trong ngày giao dịch hôm đó, chỉ số chính Sensex của sàn này đã tăng điểm mạnh mẽ, khác với dự báo giảm điểm trước đó.
Phần lớn các nhà quan sát đều chung nhận định rằng, vụ tấn công khủng bố làm rung chuyển Mumbai này sẽ tác động xấu tới thị trường chứng khoán, ngành du lịch và đầu tư của thành phố này nói riêng và Ấn Độ nói chung. Tuy nhiên, những tác động này sẽ chỉ là trong ngắn hạn.
Vụ tấn công này đúng là một thách thức đối với Chính phủ Ấn Độ trong việc duy trì hiệu lực pháp luật và ổn định ở nước này. Nhưng tôi không cho là vụ tấn công sẽ có ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh tế vĩ mô và năng lực tài chính của Chính phủ Ấn Độ”, Giám đốc phụ trách xếp hạng tín nhiệm quốc gia Takahira Ogawa của hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s nhận xét.
Ông A.M. Naik, Chủ tịch tập đoàn cơ khí khổng lồ Larsen & Toubro của Ấn Độ thì cho rằng: “Bất chấp những gì đã xảy ra, thế giới vẫn sẽ không muốn bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng 7 - 8%”.
(Theo Business Week, CNN, CNBC)