Kinh tế châu Á tăng trưởng trở lại
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra đánh giá, các nền kinh tế châu Á đã khôi phục nhịp độ tăng trưởng
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra đánh giá, các nền kinh tế châu Á đã khôi phục nhịp độ tăng trưởng như trước khủng hoảng nhờ những gói kích cầu kinh tế lớn của chính phủ. Đồng thời sự phục hồi của châu Á đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu.
Chuyên gia nghiên cứu tiền tệ và kinh tế của ngân hàng hàng đầu Singapore DBS Dave Carbon đánh giá, năm 2010, châu Á sẽ lần đầu tiên tạo ra nhiều mức cầu hơn Mỹ và trở thành động lực lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Nhiều nhà phân tích đã dự báo về sự trỗi dậy của châu Á bởi quá trình sa sút của Mỹ và châu Âu.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ
Trong những năm 1990, kinh tế Mỹ có nhu cầu gấp đôi châu Á. Từ đó đến nay, khi châu Á tăng trưởng, khu vực này ngày càng bớt phụ thuộc vào tiêu dùng Mỹ. Mức cầu đã tăng nhanh ở châu Á trong 20 năm qua, đáng kể nhất là sự gia tăng nhu cầu của Nhật Bản và mức tăng trung bình khoảng 7% đối với 10 nền kinh tế hàng đầu khu vực là Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan và các thành viên ASEAN là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan.
Đó là lý do chính giúp châu Á hồi phục sớm hơn Mỹ trong giai đoạn 2000-2001 và có thể thực hiện tiến trình hồi phục hình chữ V ngoạn mục vừa qua mà không cần sự trợ giúp của Mỹ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tiêu dùng tư nhân khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong năm nay. Các khoản tài chính dành tiết kiệm trong năm 2009 nhằm phòng ngừa khủng hoảng sẽ được người tiêu dùng tung ra thị trường vì niềm tin vào triển vọng cải thiện kinh tế thế giới trong năm 2010.
Ngoài việc châu Á nổi lên về nhu cầu, thì hiện nay Trung Quốc chứ không phải Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của khu vực. Xét về doanh thu, kim ngạch xuất khẩu của các nền kinh tế hàng đầu châu Á kể trên (trừ Trung Quốc và Ấn Độ) sang Trung Quốc giảm 111 tỷ USD từ tháng 7/2008 đến tháng 1/2009, trong khi xuất khẩu sang Mỹ chỉ giảm 27 tỷ USD.
Như vậy, không phải mức cầu giảm ở Mỹ khiến châu Á lao đao ở giai đoạn đầu cuộc khủng hoảng, mà "cú sốc" từ Trung Quốc còn lớn hơn 4 lần so với Mỹ. Vì thế, khi mức cầu của Trung Quốc hồi phục nhờ bài thuốc tín dụng thì các nền kinh tế khác ở châu Á cũng hồi phục mạnh mẽ.
Phương Tây hướng tới thị trường châu Á
Chiều hướng tăng trưởng ở châu Á khiến nhiều nền kinh tế quyết định nâng dự báo tăng trưởng trong năm 2010, trong đó Malaysia và Hồng Công đều dự báo mức tăng 5%. Ngay cả Singapore, nơi GDP quý 4/2009 giảm nhẹ, cũng nâng mức dự báo tăng trưởng năm nay từ 4,5-6,5%, cao hơn mức dự báo trước đó.
Trong bối cảnh này, Liên minh châu Âu (EU) đã khởi động vòng đàm phán mới về hiệp định tự do thương mại với các nước châu Á do không muốn đứng ngoài sự phát triển nhanh chóng của khu vực này. Nếu các nước ASEAN liên kết lại thành một liên minh kinh tế, đó sẽ là nền kinh tế lớn thứ 10 và thị trường lớn thứ 3 thế giới xét trên góc độ dân số. Sau khi đạt được thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc, EU thông báo sẽ khởi động đàm phán với Singapore và Việt Nam, dự kiến sẽ thống nhất các nội dung hợp tác thương mại với Ấn Độ vào tháng 10 năm nay.
Trong khi đó, Mỹ cũng đẩy mạnh việc tiếp cận thị trường châu Á do lo ngại trở thành kẻ đứng ngoài khi Trung Quốc và các nền kinh tế khác ở châu Á đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập. Thỏa thuận tự do thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN có hiệu lực từ đầu năm 2010 sẽ nhắm vào một thị trường có 2 tỷ người tiêu dùng, tạo ra một khu vực tự do thương mại có số dân đông nhất thế giới.
Vì vậy, Mỹ dự định sớm bắt đầu các vòng thảo luận ở Melbourne - Australia về đề xuất thành lập khối Đối tác liên Thái Bình Dương kết nối thị trường Mỹ với các nước Australia, Brunei, Chile, Peru, Singapore và Việt Nam. Khối này sẽ là hạt nhân cho một khu vực thương mại châu Á-Thái Bình Dương bao gồm cả Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Chuyên gia nghiên cứu tiền tệ và kinh tế của ngân hàng hàng đầu Singapore DBS Dave Carbon đánh giá, năm 2010, châu Á sẽ lần đầu tiên tạo ra nhiều mức cầu hơn Mỹ và trở thành động lực lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Nhiều nhà phân tích đã dự báo về sự trỗi dậy của châu Á bởi quá trình sa sút của Mỹ và châu Âu.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ
Trong những năm 1990, kinh tế Mỹ có nhu cầu gấp đôi châu Á. Từ đó đến nay, khi châu Á tăng trưởng, khu vực này ngày càng bớt phụ thuộc vào tiêu dùng Mỹ. Mức cầu đã tăng nhanh ở châu Á trong 20 năm qua, đáng kể nhất là sự gia tăng nhu cầu của Nhật Bản và mức tăng trung bình khoảng 7% đối với 10 nền kinh tế hàng đầu khu vực là Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan và các thành viên ASEAN là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan.
Đó là lý do chính giúp châu Á hồi phục sớm hơn Mỹ trong giai đoạn 2000-2001 và có thể thực hiện tiến trình hồi phục hình chữ V ngoạn mục vừa qua mà không cần sự trợ giúp của Mỹ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tiêu dùng tư nhân khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong năm nay. Các khoản tài chính dành tiết kiệm trong năm 2009 nhằm phòng ngừa khủng hoảng sẽ được người tiêu dùng tung ra thị trường vì niềm tin vào triển vọng cải thiện kinh tế thế giới trong năm 2010.
Ngoài việc châu Á nổi lên về nhu cầu, thì hiện nay Trung Quốc chứ không phải Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của khu vực. Xét về doanh thu, kim ngạch xuất khẩu của các nền kinh tế hàng đầu châu Á kể trên (trừ Trung Quốc và Ấn Độ) sang Trung Quốc giảm 111 tỷ USD từ tháng 7/2008 đến tháng 1/2009, trong khi xuất khẩu sang Mỹ chỉ giảm 27 tỷ USD.
Như vậy, không phải mức cầu giảm ở Mỹ khiến châu Á lao đao ở giai đoạn đầu cuộc khủng hoảng, mà "cú sốc" từ Trung Quốc còn lớn hơn 4 lần so với Mỹ. Vì thế, khi mức cầu của Trung Quốc hồi phục nhờ bài thuốc tín dụng thì các nền kinh tế khác ở châu Á cũng hồi phục mạnh mẽ.
Phương Tây hướng tới thị trường châu Á
Chiều hướng tăng trưởng ở châu Á khiến nhiều nền kinh tế quyết định nâng dự báo tăng trưởng trong năm 2010, trong đó Malaysia và Hồng Công đều dự báo mức tăng 5%. Ngay cả Singapore, nơi GDP quý 4/2009 giảm nhẹ, cũng nâng mức dự báo tăng trưởng năm nay từ 4,5-6,5%, cao hơn mức dự báo trước đó.
Trong bối cảnh này, Liên minh châu Âu (EU) đã khởi động vòng đàm phán mới về hiệp định tự do thương mại với các nước châu Á do không muốn đứng ngoài sự phát triển nhanh chóng của khu vực này. Nếu các nước ASEAN liên kết lại thành một liên minh kinh tế, đó sẽ là nền kinh tế lớn thứ 10 và thị trường lớn thứ 3 thế giới xét trên góc độ dân số. Sau khi đạt được thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc, EU thông báo sẽ khởi động đàm phán với Singapore và Việt Nam, dự kiến sẽ thống nhất các nội dung hợp tác thương mại với Ấn Độ vào tháng 10 năm nay.
Trong khi đó, Mỹ cũng đẩy mạnh việc tiếp cận thị trường châu Á do lo ngại trở thành kẻ đứng ngoài khi Trung Quốc và các nền kinh tế khác ở châu Á đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập. Thỏa thuận tự do thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN có hiệu lực từ đầu năm 2010 sẽ nhắm vào một thị trường có 2 tỷ người tiêu dùng, tạo ra một khu vực tự do thương mại có số dân đông nhất thế giới.
Vì vậy, Mỹ dự định sớm bắt đầu các vòng thảo luận ở Melbourne - Australia về đề xuất thành lập khối Đối tác liên Thái Bình Dương kết nối thị trường Mỹ với các nước Australia, Brunei, Chile, Peru, Singapore và Việt Nam. Khối này sẽ là hạt nhân cho một khu vực thương mại châu Á-Thái Bình Dương bao gồm cả Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.