Kinh tế châu Âu vẫn đang thiếu “xung lực chính”
Kinh tế châu Âu đang bấp bênh giữa hai luồng thông tin tốt xấu đan xen nhau, thiếu một lực đẩy có tính quyết định
Tờ Guardian của Anh hôm qua (18/10) cho biết, Đức và Pháp đã nhất trí tăng gấp 5 lần khả năng cho vay của Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF), để trợ giúp các chính phủ, tổ chức tài chính trong khu vực gặp khó khăn khi giải quyết bài toán nợ nần.
Theo tờ báo này, quy mô của EFSF vẫn là 440 tỷ Euro, nhưng khả năng cho vay có thể mở rộng tới 2.000 tỷ Euro (khoảng 2.760 tỷ USD). Guardian cho biết tin tức này là từ các quan chức ngoại giao thuộc Liên minh châu Âu và khẳng định kế hoạch sẽ được thông qua vào cuối tuần này.
Cũng theo tờ báo trên, hai nền kinh tế lớn nhất lục địa già đã nhất trí cho rằng, các ngân hàng châu Âu nên được tái cấp vốn để đáp ứng mục tiêu tỷ lệ 9% mà cơ quan quản lý ngân hàng châu Âu yêu cầu sau khi tiến hành kiểm tra khoảng 60 - 70 ngân hàng nằm trong hệ thống.
Mặc dù một quan chức cao cấp của Khu vực đồng tiền chung châu Âu bác bỏ tính xác thực của thông tin trên, nhưng bản tin trên tờ Guardian đã ngay lập tức tác động sâu rộng lên diễn biến các thị trường hàng hóa quốc tế đêm qua.
Tại thị trường chứng khoán Mỹ, chốt ngày giao dịch 18/10, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng tới 180,05 điểm, tương ứng 1,58%, lên 11.577,05 điểm. Chỉ số S&P 500 cộng 24,52 điểm, tương ứng 2,04% lên 1.225,38 điểm. Nasdaq tăng 42,51 điểm, tương ứng 1,63%, lên 2.657,43 điểm.
Khối lượng cổ phiếu chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt 8,86 tỷ cổ phiếu, cao hơn mức trung bình hàng ngày 8 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Đáng chú ý trong phiên này, có tới 3 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trong giờ giao dịch cuối ngày.
Mặc dù không tăng điểm đồng loạt như các chỉ số chứng khoán Mỹ, song các sàn chứng khoán châu Âu cũng có tín hiệu hồi phục. Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh hạ 0,48% xuống mức 5.410,35 điểm, CAC 40 của Pháp giảm 0,79%, song DAX của Đức lại tiến 0,31% lên 5.877,41 điểm.
Theo đà đi lên của thị trường chứng khoán, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 11 tăng 1,96 USD, tương ứng 2,3%, lên chốt ở 88,34 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Đây là mức chốt giá theo ngày cao nhất kể từ hôm 15/9 tới nay của dầu kỳ hạn loại này.
Tuy nhiên, trong lúc thị trường chứng khoán và dầu mỏ khởi sắc, giá vàng lại lao dốc. Kết thúc ngày giao dịch 18/10, giá vàng giao ngay giảm 1,4% xuống 1.647,39 USD/oz. Trong khi đó, giá vàng tương lai giảm 23,8 USD xuống 1.652,8 USD/oz. Lúc 6h theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay và tương lai đều tăng nhẹ.
Nguyên nhân khiến giá vàng tiếp tục thoái lui là bởi nhà đầu tư lo ngại về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại, tình hình nợ công ở châu Âu và nhất là cảnh báo từ Moody's về hạ triển vọng xuống ‘tiêu cực’ đối với định mức tín nhiệm nợ của Pháp vốn đang ở mức AAA.
Diễn biến trái chiều giữa các thị trường hàng hóa xuất phát từ những thông tin tốt xấu đan xen nhau cho thấy thực tế nền kinh tế của châu Âu vẫn còn rất bấp bênh và khó có thể lường trước được triển vọng hay hậu quả.
Hôm qua, tổ chức Standard & Poor's (S&P) đã hạ xếp hạng 24 ngân hàng và tổ chức tài chính Italy. Cùng ngày, Moody’s đã hạ 2 bậc xếp hạng tín nhiệm của Tây Ban Nha từ Aa2 xuống A1, khi cho rằng tỷ lệ nợ cao trong hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp có thể gây sức ép đối với hoạt động cấp vốn tại nước này.
Moody’s cho biết thêm triển vọng tăng trưởng ngày càng tồi tệ của Khu vực đồng Euro sẽ khiến Tây Ban Nha khó hoàn thành các mục tiêu tài chính đầy tham vọng. Tổ chức này còn cảnh báo rằng, Tây Ban Nha có thể bị hạ bậc tín nhiệm một lần nữa nếu cuộc khủng hoảng nợ tiếp tục leo thang.
“Kể từ khi đưa xếp hạng tín nhiệm của Tây Ban Nha vào diện xem xét, chưa có bất kỳ kế hoạch đáng tin cậy nào nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ và sẽ mất một thời gian nữa niềm tin vào sự đoàn kết về mặt chính trị và triển vọng tăng trưởng mới hoàn toàn phục hồi”, thông báo của Moody's viết.
Từ nhiều tuần qua, Tây Ban Nha đã là đối tượng hạ thấp điểm của các cơ quan xếp hạng tín nhiệm tín dụng quốc tế. Hôm 17/10, S&P đã hạ xếp hạng tín nhiệm tín dụng của các ngân hàng địa phương ở Barcelona và Madrid của Tây Ban Nha. Đầu tháng, Fitch cũng đã hạ hai bậc tín nhiệm của Tây Ban Nha.
Cũng liên quan tới kinh tế châu Âu, Chính phủ Bồ Đào Nha cho biết, các biện pháp thắt lưng buộc bụng đề xuất trong bản dự thảo ngân sách năm 2012 đã được trình lên Quốc hội, sẽ khiến kinh tế nước này suy giảm mạnh hơn vào năm 2012 so với mức giảm trong dự báo trước đó.
Dự kiến, thâm hụt ngân sách của Bồ Đào Nha năm 2012 sẽ ở mức 4,5% GDP so với mức tương ứng 5,9% GDP của năm nay, tương đương với mục tiêu cam kết của Bồ Đào Nha để nhận được gói cứu trợ 78 tỷ euro của Liên minh châu Âu (EU) và IMF hồi tháng 5 vừa qua.
Phát biểu tại Lisbon, Bộ trưởng Bộ Tài chính Bồ Đào Nha Vitor Gasper đánh giá sự suy yếu của kinh tế toàn cầu có thể khiến GDP của nước này sụt giảm 1,9% trong năm nay và 2,8% năm 2012. Ông Gasper nói: "Chúng ta đã tiến tới thời khắc của sự thật. Chúng ta phải thực hiện các biện pháp đảm bảo thống nhất tài chính".
Theo quan chức Bồ Đào Nha, tình hình tại châu Âu và Khu vực đồng Euro hiện ẩn chứa những rủi ro lớn đối với kinh tế toàn cầu và Bồ Đào Nha đang ở trung tâm của khủng hoảng. Trước đó, Chính phủ Bồ Đào Nha từng dự báo kinh tế nước này chỉ sụt giảm 1,8% trong năm nay và giảm 2,3% năm 2012.
Nhìn chung, kinh tế Khu vực đồng Euro vẫn còn nhiều vấn đề khó giải quyết. Thậm chí, theo ông John Lipsky, Phó giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế, khu vực này vẫn đang đứng trước nguy cơ suy thoái kép. Nếu các nhà làm luật đưa ra được biện pháp hỗ trợ vào cuối tháng này, trường hợp xấu nhất có thể được ngăn chặn.
Theo ông, kế hoạch này sẽ bao gồm việc xây dựng “một bức tường lửa” để bảo vệ các quốc gia. Kế hoạch cũng sẽ bao gồm việc tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo các ngân hàng có thể cho vay và thúc đẩy tăng trưởng. Một chương trình như vậy rất có thể sẽ được công bố trong cuộc họp ngày 23/10 tới.
Theo tờ báo này, quy mô của EFSF vẫn là 440 tỷ Euro, nhưng khả năng cho vay có thể mở rộng tới 2.000 tỷ Euro (khoảng 2.760 tỷ USD). Guardian cho biết tin tức này là từ các quan chức ngoại giao thuộc Liên minh châu Âu và khẳng định kế hoạch sẽ được thông qua vào cuối tuần này.
Cũng theo tờ báo trên, hai nền kinh tế lớn nhất lục địa già đã nhất trí cho rằng, các ngân hàng châu Âu nên được tái cấp vốn để đáp ứng mục tiêu tỷ lệ 9% mà cơ quan quản lý ngân hàng châu Âu yêu cầu sau khi tiến hành kiểm tra khoảng 60 - 70 ngân hàng nằm trong hệ thống.
Mặc dù một quan chức cao cấp của Khu vực đồng tiền chung châu Âu bác bỏ tính xác thực của thông tin trên, nhưng bản tin trên tờ Guardian đã ngay lập tức tác động sâu rộng lên diễn biến các thị trường hàng hóa quốc tế đêm qua.
Tại thị trường chứng khoán Mỹ, chốt ngày giao dịch 18/10, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng tới 180,05 điểm, tương ứng 1,58%, lên 11.577,05 điểm. Chỉ số S&P 500 cộng 24,52 điểm, tương ứng 2,04% lên 1.225,38 điểm. Nasdaq tăng 42,51 điểm, tương ứng 1,63%, lên 2.657,43 điểm.
Khối lượng cổ phiếu chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt 8,86 tỷ cổ phiếu, cao hơn mức trung bình hàng ngày 8 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Đáng chú ý trong phiên này, có tới 3 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trong giờ giao dịch cuối ngày.
Mặc dù không tăng điểm đồng loạt như các chỉ số chứng khoán Mỹ, song các sàn chứng khoán châu Âu cũng có tín hiệu hồi phục. Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh hạ 0,48% xuống mức 5.410,35 điểm, CAC 40 của Pháp giảm 0,79%, song DAX của Đức lại tiến 0,31% lên 5.877,41 điểm.
Theo đà đi lên của thị trường chứng khoán, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 11 tăng 1,96 USD, tương ứng 2,3%, lên chốt ở 88,34 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Đây là mức chốt giá theo ngày cao nhất kể từ hôm 15/9 tới nay của dầu kỳ hạn loại này.
Tuy nhiên, trong lúc thị trường chứng khoán và dầu mỏ khởi sắc, giá vàng lại lao dốc. Kết thúc ngày giao dịch 18/10, giá vàng giao ngay giảm 1,4% xuống 1.647,39 USD/oz. Trong khi đó, giá vàng tương lai giảm 23,8 USD xuống 1.652,8 USD/oz. Lúc 6h theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay và tương lai đều tăng nhẹ.
Nguyên nhân khiến giá vàng tiếp tục thoái lui là bởi nhà đầu tư lo ngại về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại, tình hình nợ công ở châu Âu và nhất là cảnh báo từ Moody's về hạ triển vọng xuống ‘tiêu cực’ đối với định mức tín nhiệm nợ của Pháp vốn đang ở mức AAA.
Diễn biến trái chiều giữa các thị trường hàng hóa xuất phát từ những thông tin tốt xấu đan xen nhau cho thấy thực tế nền kinh tế của châu Âu vẫn còn rất bấp bênh và khó có thể lường trước được triển vọng hay hậu quả.
Hôm qua, tổ chức Standard & Poor's (S&P) đã hạ xếp hạng 24 ngân hàng và tổ chức tài chính Italy. Cùng ngày, Moody’s đã hạ 2 bậc xếp hạng tín nhiệm của Tây Ban Nha từ Aa2 xuống A1, khi cho rằng tỷ lệ nợ cao trong hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp có thể gây sức ép đối với hoạt động cấp vốn tại nước này.
Moody’s cho biết thêm triển vọng tăng trưởng ngày càng tồi tệ của Khu vực đồng Euro sẽ khiến Tây Ban Nha khó hoàn thành các mục tiêu tài chính đầy tham vọng. Tổ chức này còn cảnh báo rằng, Tây Ban Nha có thể bị hạ bậc tín nhiệm một lần nữa nếu cuộc khủng hoảng nợ tiếp tục leo thang.
“Kể từ khi đưa xếp hạng tín nhiệm của Tây Ban Nha vào diện xem xét, chưa có bất kỳ kế hoạch đáng tin cậy nào nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ và sẽ mất một thời gian nữa niềm tin vào sự đoàn kết về mặt chính trị và triển vọng tăng trưởng mới hoàn toàn phục hồi”, thông báo của Moody's viết.
Từ nhiều tuần qua, Tây Ban Nha đã là đối tượng hạ thấp điểm của các cơ quan xếp hạng tín nhiệm tín dụng quốc tế. Hôm 17/10, S&P đã hạ xếp hạng tín nhiệm tín dụng của các ngân hàng địa phương ở Barcelona và Madrid của Tây Ban Nha. Đầu tháng, Fitch cũng đã hạ hai bậc tín nhiệm của Tây Ban Nha.
Cũng liên quan tới kinh tế châu Âu, Chính phủ Bồ Đào Nha cho biết, các biện pháp thắt lưng buộc bụng đề xuất trong bản dự thảo ngân sách năm 2012 đã được trình lên Quốc hội, sẽ khiến kinh tế nước này suy giảm mạnh hơn vào năm 2012 so với mức giảm trong dự báo trước đó.
Dự kiến, thâm hụt ngân sách của Bồ Đào Nha năm 2012 sẽ ở mức 4,5% GDP so với mức tương ứng 5,9% GDP của năm nay, tương đương với mục tiêu cam kết của Bồ Đào Nha để nhận được gói cứu trợ 78 tỷ euro của Liên minh châu Âu (EU) và IMF hồi tháng 5 vừa qua.
Phát biểu tại Lisbon, Bộ trưởng Bộ Tài chính Bồ Đào Nha Vitor Gasper đánh giá sự suy yếu của kinh tế toàn cầu có thể khiến GDP của nước này sụt giảm 1,9% trong năm nay và 2,8% năm 2012. Ông Gasper nói: "Chúng ta đã tiến tới thời khắc của sự thật. Chúng ta phải thực hiện các biện pháp đảm bảo thống nhất tài chính".
Theo quan chức Bồ Đào Nha, tình hình tại châu Âu và Khu vực đồng Euro hiện ẩn chứa những rủi ro lớn đối với kinh tế toàn cầu và Bồ Đào Nha đang ở trung tâm của khủng hoảng. Trước đó, Chính phủ Bồ Đào Nha từng dự báo kinh tế nước này chỉ sụt giảm 1,8% trong năm nay và giảm 2,3% năm 2012.
Nhìn chung, kinh tế Khu vực đồng Euro vẫn còn nhiều vấn đề khó giải quyết. Thậm chí, theo ông John Lipsky, Phó giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế, khu vực này vẫn đang đứng trước nguy cơ suy thoái kép. Nếu các nhà làm luật đưa ra được biện pháp hỗ trợ vào cuối tháng này, trường hợp xấu nhất có thể được ngăn chặn.
Theo ông, kế hoạch này sẽ bao gồm việc xây dựng “một bức tường lửa” để bảo vệ các quốc gia. Kế hoạch cũng sẽ bao gồm việc tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo các ngân hàng có thể cho vay và thúc đẩy tăng trưởng. Một chương trình như vậy rất có thể sẽ được công bố trong cuộc họp ngày 23/10 tới.