Kinh tế Mỹ sẽ “cực tệ”?
Nền kinh tế đầu tàu thế giới có thể sẽ rơi vào tình trạng “khá xấu” hoặc “cực tệ” trong vòng 6 - 9 tháng tới
Nền kinh tế đầu tàu thế giới có thể sẽ rơi vào tình trạng “khá xấu” hoặc “cực tệ” trong vòng sáu đến chín tháng tới, một chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs nhận định.
Hãng tin Bloomberg dẫn nội dung bức thư của Jan Hatzius, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Goldman Sachs, cho hay, có hai kịch bản lớn có thể xảy ra với nước Mỹ.
Kịch bản thứ nhất là, kinh tế tăng trưởng 1,5% tới 2% cho tới giữa năm sau và thất nghiệp tăng nhẹ lên mức 10%. Kịch bản thứ hai tồi tệ hơn, đó là kinh tế trở lại tình trạng suy thoái.
Theo ông Hatzius, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm có hành động để thúc đẩy tăng trưởng, khả năng quyết định này sẽ được đưa ra trong cuộc họp từ 2-3/11 tới.
Goldman Sachs cho biết, sự kỳ vọng vào hành động cứu trợ kinh tế Mỹ của FED đã khiến lãi suất hạ thấp hơn, giá cổ phiếu tăng lên và đồng USD suy yếu.
Chủ tịch FED Ben Bernanke và đồng sự của ông hiện đang tranh cãi về liệu có nên tăng các khoản chi mua sắm của Bộ Tài chính nhằm khuyến khích nền kinh tế Mỹ hay không.
Lợi tức trái phiếu Mỹ kỳ hạn 5 năm đã giảm xuống mức kỷ lục 1,1755% trong ngày 6/10, khi các dấu hiệu cho thấy quá trình hồi phục mất đà.
Theo kịch bản thứ nhất, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm và thất nghiệp tăng cao, nhưng không xảy ra suy thoái.
Tuy nhiên, ông Hatzius cũng nhắc lại ý kiến từng đưa ra tại Washington trước đây rằng, khả năng kinh tế Mỹ suy thoái hiện ở mức 25-30%. Con số này ở thời điểm đầu năm nay mới trong khoảng 15-20%.
Theo ông, chương trình 1.000 tỷ USD mua tài sản của FED có thể giúp giảm lãi suất các khoản vay dài hạn khoảng 0,25 điểm phần trăm và góp phần nhỏ vào tăng trưởng của nền kinh tế.
Trong chương trình kết thúc hồi tháng 3, FED đã chi 1.700 tỷ USD mua lại trái phiếu kho bạc và nợ thế chấp, từ đó đưa lãi suất thế chấp xuống mức thấp lịch sử.
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới vừa công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm nay và năm tới, với cảnh báo tốc độ hồi phục chậm chạp do chi tiêu tiêu dùng thấp.
Cơ quan này nhận định, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đầu tàu sẽ vào khoảng 2,6% trong năm nay, thấp hơn mức 3,3% đưa ra trước đó. Còn năm 2011 là 2,3%, trong khi dự báo trước đây là 2,9%.
Chỉ số đo biến động giữa đồng USD và rổ 6 ngoại tệ mạnh khác, đã giảm 0,9% trong phiên giao dịch 6/10, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1 tới nay.
Hãng tin Bloomberg dẫn nội dung bức thư của Jan Hatzius, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Goldman Sachs, cho hay, có hai kịch bản lớn có thể xảy ra với nước Mỹ.
Kịch bản thứ nhất là, kinh tế tăng trưởng 1,5% tới 2% cho tới giữa năm sau và thất nghiệp tăng nhẹ lên mức 10%. Kịch bản thứ hai tồi tệ hơn, đó là kinh tế trở lại tình trạng suy thoái.
Theo ông Hatzius, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm có hành động để thúc đẩy tăng trưởng, khả năng quyết định này sẽ được đưa ra trong cuộc họp từ 2-3/11 tới.
Goldman Sachs cho biết, sự kỳ vọng vào hành động cứu trợ kinh tế Mỹ của FED đã khiến lãi suất hạ thấp hơn, giá cổ phiếu tăng lên và đồng USD suy yếu.
Chủ tịch FED Ben Bernanke và đồng sự của ông hiện đang tranh cãi về liệu có nên tăng các khoản chi mua sắm của Bộ Tài chính nhằm khuyến khích nền kinh tế Mỹ hay không.
Lợi tức trái phiếu Mỹ kỳ hạn 5 năm đã giảm xuống mức kỷ lục 1,1755% trong ngày 6/10, khi các dấu hiệu cho thấy quá trình hồi phục mất đà.
Theo kịch bản thứ nhất, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm và thất nghiệp tăng cao, nhưng không xảy ra suy thoái.
Tuy nhiên, ông Hatzius cũng nhắc lại ý kiến từng đưa ra tại Washington trước đây rằng, khả năng kinh tế Mỹ suy thoái hiện ở mức 25-30%. Con số này ở thời điểm đầu năm nay mới trong khoảng 15-20%.
Theo ông, chương trình 1.000 tỷ USD mua tài sản của FED có thể giúp giảm lãi suất các khoản vay dài hạn khoảng 0,25 điểm phần trăm và góp phần nhỏ vào tăng trưởng của nền kinh tế.
Trong chương trình kết thúc hồi tháng 3, FED đã chi 1.700 tỷ USD mua lại trái phiếu kho bạc và nợ thế chấp, từ đó đưa lãi suất thế chấp xuống mức thấp lịch sử.
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới vừa công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm nay và năm tới, với cảnh báo tốc độ hồi phục chậm chạp do chi tiêu tiêu dùng thấp.
Cơ quan này nhận định, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đầu tàu sẽ vào khoảng 2,6% trong năm nay, thấp hơn mức 3,3% đưa ra trước đó. Còn năm 2011 là 2,3%, trong khi dự báo trước đây là 2,9%.
Chỉ số đo biến động giữa đồng USD và rổ 6 ngoại tệ mạnh khác, đã giảm 0,9% trong phiên giao dịch 6/10, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1 tới nay.