Kinh tế Mỹ sẽ phục hồi vào giữa năm 2010
Đó là nhận định mà IMF vừa đưa ra trong bản báo cáo về nền kinh tế lớn nhất thế giới này, hôm 15/6
Kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng mạnh hơn dự đoán và phục hồi ổn định vào giữa năm 2010. Đó là nhận định mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa đưa ra trong bản báo cáo về nền kinh tế lớn nhất thế giới này, hôm 15/6.
IMF lưu ý tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ phần lớn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và sức mua của nước ngoài đối với tài sản của Mỹ, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của các chương trình cải cách thị trường tài chính
GDP năm nay chỉ giảm 2,5%
Trong bản báo cáo nêu trên, IMF ước tính tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Mỹ trong năm 2009 sẽ giảm 2,5%, thấp hơn mức giảm 2,8% ước tính trong tháng 4, và đến giữa năm 2010 sẽ tăng nhẹ, khoảng 0,75%.
Báo cáo của IMF cũng đánh giá cao sự hỗ trợ của Chính phủ Mỹ đối với hệ thống tài chính thông qua các gói kích thích kinh tế. IMF nêu rõ "các bước ổn định thị trường tài chính và nhà đất đã có những tác động đáng kể đến điều kiện tài chính".
Tuy nhiên, IMF lưu ý Chính phủ Mỹ cần phát triển một chiến lược thu hồi gói kích thích tài chính trên diện rộng để tránh nguy cơ thị trường sụp đổ khi kinh tế bắt đầu thoát dần khỏi vòng xoáy suy thoái.
Trong khi đó, theo dự báo chính thức về tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này, do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố mới đây, kinh tế Mỹ sẽ giảm từ 1,3% - 2% trong năm 2009 và tăng khoảng từ 2% - 3% trong năm 2010.
FED khẳng định rằng, đã có tín hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng đang kinh tế Mỹ đang qua đi và dự báo kinh tế Mỹ sẽ giảm từ 1,3% đến 2% trong năm nay. FED nhận định rằng, “những thông tin nhận được từ tháng 3 cho thấy sự co lại của các hoạt động kinh tế đã bắt đầu giảm bớt". Đồng thời, thị trường tài chính đã mạnh hơn và niềm tin của các doanh nghiệp cũng đang tăng lên.
Thị trường việc làm, nhà đất vẫn ảm đạm
Tuy nhiên, bất chấp những dự báo lạc quan nêu trên, nhiều nhà phân tích cho rằng, kinh tế Mỹ vẫn đối mặt không ít khó khăn, đặc biệt là tình trạng thất nghiệp. Theo dự báo của FED, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ có thể tăng lên 10%.
Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, tỉ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức 9,4% trong tháng 5/2009, mức cao nhất trong 26 năm qua. Những con số này phủ bóng lên tuyên bố của Nhà trắng về việc đã "cứu" được 150.000 lao động kể từ khi ông Obama lên nắm quyền.
Ngoài tình trạng thất nghiệp, thị trường nhà đất vẫn tiếp tục có biểu hiện xấu. Báo cáo mới do Bộ Thương mại Mỹ công bố cho thấy, lượng nhà xây dựng mới trong tháng 4/2009 vừa qua đã giảm mạnh 12,8% - mức giảm kỷ lục trong vòng nửa thế kỷ qua.
Còn trong một báo cáo vừa gửi Quốc hội Mỹ, Cơ quan tài trợ nhà ở liên bang Mỹ nhận định rằng, Fannie Mae và Freddie Mac, hai đại gia ngân hàng chuyên cho vay thế chấp của Mỹ, "vẫn đang trong tình trạng nguy kịch về tài chính". Đầu tháng 5 vừa qua, cả Fannie và Freddie đều thông báo các mức lỗ lần lượt là 23,2 tỷ USD và 9,9 tỷ USD trong quý 1/2009.
Vấn đề Fannie Mae và Freddie Mac cho thấy những thách thức trên thị trường bất động sản vẫn còn hiện hữu, cho dù các vấn đề gay cấn trên thị trường tài chính đang giảm dần.
Một điều đáng lưu ý nữa là, trái với mong đợi của các nhà đầu tư, tổng mức bán lẻ tại Mỹ trong tháng 4 vừa qua tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp. Và chừng nào mức tiêu dùng của người dân còn giảm thì sự hồi phục của nền kinh tế sẽ còn bị kìm lại.
Những tín hiệu xấu nêu trên vẫn cho thấy nền kinh tế Mỹ khó có thể phục hồi nhanh chóng theo mô hình chữ V như nhiều người mong đợi. Giáo sư Paul Krugman - người vừa đoạt giải Nobel kinh tế 2009 khẳng định, khả năng phục hồi nhanh của nền kinh tế Mỹ là gần như không thể xảy ra.
Chính phủ Mỹ cũng tỏ ra thận trọng khi đánh giá về triển vọng phục hồi kinh tế. Trong cuộc họp nội các hôm 8/6, ông Obama đã nhấn mạnh sự tiến triển khiêm tốn của nền kinh tế Mỹ.
Trong báo cáo hôm 15/6, IMF cũng cảnh báo một số yếu tố có thể kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ như cuộc khủng khoảng bất động sản ở Mỹ, trong đó số nhà bị tịch thu gán nợ tăng, giá nhà giảm khi sức mua giảm; ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất gây sức ép đối với chính phủ và các doang nghiệp...
IMF lưu ý tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ phần lớn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và sức mua của nước ngoài đối với tài sản của Mỹ, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của các chương trình cải cách thị trường tài chính
GDP năm nay chỉ giảm 2,5%
Trong bản báo cáo nêu trên, IMF ước tính tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Mỹ trong năm 2009 sẽ giảm 2,5%, thấp hơn mức giảm 2,8% ước tính trong tháng 4, và đến giữa năm 2010 sẽ tăng nhẹ, khoảng 0,75%.
Báo cáo của IMF cũng đánh giá cao sự hỗ trợ của Chính phủ Mỹ đối với hệ thống tài chính thông qua các gói kích thích kinh tế. IMF nêu rõ "các bước ổn định thị trường tài chính và nhà đất đã có những tác động đáng kể đến điều kiện tài chính".
Tuy nhiên, IMF lưu ý Chính phủ Mỹ cần phát triển một chiến lược thu hồi gói kích thích tài chính trên diện rộng để tránh nguy cơ thị trường sụp đổ khi kinh tế bắt đầu thoát dần khỏi vòng xoáy suy thoái.
Trong khi đó, theo dự báo chính thức về tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này, do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố mới đây, kinh tế Mỹ sẽ giảm từ 1,3% - 2% trong năm 2009 và tăng khoảng từ 2% - 3% trong năm 2010.
FED khẳng định rằng, đã có tín hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng đang kinh tế Mỹ đang qua đi và dự báo kinh tế Mỹ sẽ giảm từ 1,3% đến 2% trong năm nay. FED nhận định rằng, “những thông tin nhận được từ tháng 3 cho thấy sự co lại của các hoạt động kinh tế đã bắt đầu giảm bớt". Đồng thời, thị trường tài chính đã mạnh hơn và niềm tin của các doanh nghiệp cũng đang tăng lên.
Thị trường việc làm, nhà đất vẫn ảm đạm
Tuy nhiên, bất chấp những dự báo lạc quan nêu trên, nhiều nhà phân tích cho rằng, kinh tế Mỹ vẫn đối mặt không ít khó khăn, đặc biệt là tình trạng thất nghiệp. Theo dự báo của FED, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ có thể tăng lên 10%.
Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, tỉ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức 9,4% trong tháng 5/2009, mức cao nhất trong 26 năm qua. Những con số này phủ bóng lên tuyên bố của Nhà trắng về việc đã "cứu" được 150.000 lao động kể từ khi ông Obama lên nắm quyền.
Ngoài tình trạng thất nghiệp, thị trường nhà đất vẫn tiếp tục có biểu hiện xấu. Báo cáo mới do Bộ Thương mại Mỹ công bố cho thấy, lượng nhà xây dựng mới trong tháng 4/2009 vừa qua đã giảm mạnh 12,8% - mức giảm kỷ lục trong vòng nửa thế kỷ qua.
Còn trong một báo cáo vừa gửi Quốc hội Mỹ, Cơ quan tài trợ nhà ở liên bang Mỹ nhận định rằng, Fannie Mae và Freddie Mac, hai đại gia ngân hàng chuyên cho vay thế chấp của Mỹ, "vẫn đang trong tình trạng nguy kịch về tài chính". Đầu tháng 5 vừa qua, cả Fannie và Freddie đều thông báo các mức lỗ lần lượt là 23,2 tỷ USD và 9,9 tỷ USD trong quý 1/2009.
Vấn đề Fannie Mae và Freddie Mac cho thấy những thách thức trên thị trường bất động sản vẫn còn hiện hữu, cho dù các vấn đề gay cấn trên thị trường tài chính đang giảm dần.
Một điều đáng lưu ý nữa là, trái với mong đợi của các nhà đầu tư, tổng mức bán lẻ tại Mỹ trong tháng 4 vừa qua tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp. Và chừng nào mức tiêu dùng của người dân còn giảm thì sự hồi phục của nền kinh tế sẽ còn bị kìm lại.
Những tín hiệu xấu nêu trên vẫn cho thấy nền kinh tế Mỹ khó có thể phục hồi nhanh chóng theo mô hình chữ V như nhiều người mong đợi. Giáo sư Paul Krugman - người vừa đoạt giải Nobel kinh tế 2009 khẳng định, khả năng phục hồi nhanh của nền kinh tế Mỹ là gần như không thể xảy ra.
Chính phủ Mỹ cũng tỏ ra thận trọng khi đánh giá về triển vọng phục hồi kinh tế. Trong cuộc họp nội các hôm 8/6, ông Obama đã nhấn mạnh sự tiến triển khiêm tốn của nền kinh tế Mỹ.
Trong báo cáo hôm 15/6, IMF cũng cảnh báo một số yếu tố có thể kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ như cuộc khủng khoảng bất động sản ở Mỹ, trong đó số nhà bị tịch thu gán nợ tăng, giá nhà giảm khi sức mua giảm; ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất gây sức ép đối với chính phủ và các doang nghiệp...