Kinh tế Nga có thể “chung mâm” với Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc?
Các doanh nghiệp dầu lửa và khí đốt đóng góp 40% nguồn thu thuế của Chính phủ Nga
Kể từ khi lần đầu được đưa ra vào năm 2001, thuật ngữ các nước BRIC dùng để chỉ tiềm năng về tăng trưởng và phát triển của bốn quốc gia, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo hãng tin BBC, đến nay đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, không nên xếp Nga “chung mâm” với các quốc gia còn lại trong nhóm này.
Chỉ trong vài thập kỷ, thủ đô Moscow của Nga đã vươn lên trở thành thành phố có lượng tỷ phú đông đảo nhất thế giới. Bộ mặt của thành phố này thay đổi chóng mặt, nhà máy sản xuất chocolate Tháng Mười Đỏ nằm bên bờ sông năm nào giờ đã trở thành khu nhà ở của giới thượng lưu.
Những quán bar và nhà hàng sang trọng mọc lên như nấm, quanh điện Klemlin là những khách sạn và tòa nhà chung cư hào nhoáng, những cửa hiệu trang sức và thời trang cao cấp của các thương hiệu phương Tây. Trên phố, những chiếc xe hiệu BMW, Range Rover và Bentley dạo chơi như mắc cửi.
Nhưng tất cả những cảnh tượng này không đồng nghĩa với việc người ta nên đưa Nga vào cùng “câu lạc bộ” với các nước còn lại trong khối BRIC - thuật ngữ do chuyên gia kinh tế Jim O’Neill của ngân hàng Goldman Sachs khởi xướng. Hiện nay, nhiều người đưa Nam Phi vào cùng nhóm nước này, nhưng ý nghĩa của thuật ngữ BRIC vẫn không hề thay đổi, mà vẫn được dù để chỉ tiềm lực kinh tế của các quốc gia trong nhóm trong những thập kỷ sắp tới.
“Tôi không tin là Nga có thể đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh trong những năm sắp tới. Nhưng Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc có thể làm được điều này vì họ có tiềm năng để tiếp tục công nghiệp hóa và sử dụng thêm lao động. Tất cả lực lượng lao động mà nước Nga có đều đã được sử dụng rồi”, ông Alexander Morozov - chuyên gia kinh tế trưởng tại Nga của ngân hàng HSBC - nhận định.
Ông Morozov cho rằng, vì lý do này, mức độ gia tăng hiệu quả kinh tế của Nga sẽ không giống với Brazil, Ấn Độ hay Trung Quốc.
Trong khi ba nước kể trên đã và đang trải qua thời kỳ gia tăng dân số nhanh chóng, với một lực lượng lớn những người lao động trẻ tuổi, được đào tạo tìm kiếm việc làm, dân số Nga đã rơi vào trạng thái suy giảm kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Phần lớn ngành công nghiệp nặng của nước này cũng đi xuống từ thời đó.
Ba quốc gia BRIC còn lại bắt đầu quá trình công nghiệp hóa từ chỗ gần như không có gì, còn nước Nga lại được “thừa hưởng” một di sản khổng lồ những cơ sở công nghiệp kém hiệu quả từ thời Liên Xô cũ.
Ông Anders Aslund là một chuyên gia kinh tế người Thụy Điển từng giúp Nga thực hiện việc tư nhân hóa phần lớn lĩnh vực công nghiệp của nước này trong thập niên 1990. Ông cho biết, phần lớn các cơ sở công nghiệp cũ của Nga không phù hợp để tồn tại trong khu vực tư nhân. “Những cơ sở này chỉ cho ra lò những sản phẩm tồi mà chẳng ai muốn mua cả”, ông nói.
Mặc dù vậy, vẫn có một số ngành công nghiệp của Nga ăn nên làm ra, nhất là ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên, hóa dầu, sản xuất thép, hạt nhân và vũ trụ. Nga hiện là nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới, đồng thời là nước xuất khẩu khí tự nhiên lớn thứ nhì thế giới.
Nhưng những gì đang diễn ra ở các nước BRIC khác lại không thật sự giống như vậy. Một số người cho rằng, kinh tế Nga có nhiều điểm chung với Saudi Arabia hơn là với Trung Quốc.
Chẳng hạn, các doanh nghiệp dầu lửa và khí đốt đóng góp 40% nguồn thu thuế của Chính phủ Nga. Điều này đồng nghĩa với việc, mức giá dầu cao hiện nay giúp quốc khố của nước này tràn trề hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của Nga vẫn còn yếu kém nếu so với tốc độ đầu tư vào lĩnh vực này ở các nước BRIC còn lại, nhất là Trung Quốc.
Nói về vấn đề này, tỷ phú Nga Alexander Lebedev cho rằng: “Từ BRIC nên đổi thành BIC. Cứ nhìn vào sự đổi thay của cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc là thấy được sự khác biệt ở Nga”.
Tuy nhiên, theo hãng tin BBC, đến nay đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, không nên xếp Nga “chung mâm” với các quốc gia còn lại trong nhóm này.
Chỉ trong vài thập kỷ, thủ đô Moscow của Nga đã vươn lên trở thành thành phố có lượng tỷ phú đông đảo nhất thế giới. Bộ mặt của thành phố này thay đổi chóng mặt, nhà máy sản xuất chocolate Tháng Mười Đỏ nằm bên bờ sông năm nào giờ đã trở thành khu nhà ở của giới thượng lưu.
Những quán bar và nhà hàng sang trọng mọc lên như nấm, quanh điện Klemlin là những khách sạn và tòa nhà chung cư hào nhoáng, những cửa hiệu trang sức và thời trang cao cấp của các thương hiệu phương Tây. Trên phố, những chiếc xe hiệu BMW, Range Rover và Bentley dạo chơi như mắc cửi.
Nhưng tất cả những cảnh tượng này không đồng nghĩa với việc người ta nên đưa Nga vào cùng “câu lạc bộ” với các nước còn lại trong khối BRIC - thuật ngữ do chuyên gia kinh tế Jim O’Neill của ngân hàng Goldman Sachs khởi xướng. Hiện nay, nhiều người đưa Nam Phi vào cùng nhóm nước này, nhưng ý nghĩa của thuật ngữ BRIC vẫn không hề thay đổi, mà vẫn được dù để chỉ tiềm lực kinh tế của các quốc gia trong nhóm trong những thập kỷ sắp tới.
“Tôi không tin là Nga có thể đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh trong những năm sắp tới. Nhưng Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc có thể làm được điều này vì họ có tiềm năng để tiếp tục công nghiệp hóa và sử dụng thêm lao động. Tất cả lực lượng lao động mà nước Nga có đều đã được sử dụng rồi”, ông Alexander Morozov - chuyên gia kinh tế trưởng tại Nga của ngân hàng HSBC - nhận định.
Ông Morozov cho rằng, vì lý do này, mức độ gia tăng hiệu quả kinh tế của Nga sẽ không giống với Brazil, Ấn Độ hay Trung Quốc.
Trong khi ba nước kể trên đã và đang trải qua thời kỳ gia tăng dân số nhanh chóng, với một lực lượng lớn những người lao động trẻ tuổi, được đào tạo tìm kiếm việc làm, dân số Nga đã rơi vào trạng thái suy giảm kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Phần lớn ngành công nghiệp nặng của nước này cũng đi xuống từ thời đó.
Ba quốc gia BRIC còn lại bắt đầu quá trình công nghiệp hóa từ chỗ gần như không có gì, còn nước Nga lại được “thừa hưởng” một di sản khổng lồ những cơ sở công nghiệp kém hiệu quả từ thời Liên Xô cũ.
Ông Anders Aslund là một chuyên gia kinh tế người Thụy Điển từng giúp Nga thực hiện việc tư nhân hóa phần lớn lĩnh vực công nghiệp của nước này trong thập niên 1990. Ông cho biết, phần lớn các cơ sở công nghiệp cũ của Nga không phù hợp để tồn tại trong khu vực tư nhân. “Những cơ sở này chỉ cho ra lò những sản phẩm tồi mà chẳng ai muốn mua cả”, ông nói.
Mặc dù vậy, vẫn có một số ngành công nghiệp của Nga ăn nên làm ra, nhất là ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên, hóa dầu, sản xuất thép, hạt nhân và vũ trụ. Nga hiện là nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới, đồng thời là nước xuất khẩu khí tự nhiên lớn thứ nhì thế giới.
Nhưng những gì đang diễn ra ở các nước BRIC khác lại không thật sự giống như vậy. Một số người cho rằng, kinh tế Nga có nhiều điểm chung với Saudi Arabia hơn là với Trung Quốc.
Chẳng hạn, các doanh nghiệp dầu lửa và khí đốt đóng góp 40% nguồn thu thuế của Chính phủ Nga. Điều này đồng nghĩa với việc, mức giá dầu cao hiện nay giúp quốc khố của nước này tràn trề hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của Nga vẫn còn yếu kém nếu so với tốc độ đầu tư vào lĩnh vực này ở các nước BRIC còn lại, nhất là Trung Quốc.
Nói về vấn đề này, tỷ phú Nga Alexander Lebedev cho rằng: “Từ BRIC nên đổi thành BIC. Cứ nhìn vào sự đổi thay của cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc là thấy được sự khác biệt ở Nga”.