Kinh tế sáu tháng nhìn từ “sức khỏe” doanh nghiệp mới
Những khó khăn của nền kinh tế sáu tháng đầu năm đã được thể hiện trong bức tranh toàn cảnh về các doanh nghiệp
Những khó khăn của nền kinh tế sáu tháng đầu năm đã được thể hiện trong bức tranh toàn cảnh về các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong sáu tháng đầu năm, cả nước có khoảng 39,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký ước đạt trên 230,2 nghìn tỷ đồng, bằng 95,3% về số doanh nghiệp đăng ký mới và bằng 87,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2010.
Sự sụt giảm này là minh chứng rõ ràng cho thấy “sức sống” của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khối dân doanh, đang yếu đi so với các năm trước. Diễn giải một cách khác, có thể thấy là bối cảnh kinh tế không thuận khiến cho nhiều người không dám mở doanh nghiệp, hoặc tạm ngừng ý định đó để chờ cơ hội thuận lợi hơn.
Cũng cần nhắc lại là số lượng doanh nghiệp và lượng vốn đăng ký đã tăng liên tục trong nhiều năm qua. Năm ngoái, trong sáu tháng đầu năm đã có khoảng 41,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký là 250,6 nghìn tỷ đồng, tăng 0,25% về số lượng doanh nghiệp và tăng 27,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2009.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp mới cũng như lượng vốn đăng ký là tiêu chí thể hiện sự ổn định của nền kinh tế, đồng thời phản ánh niềm tin của doanh nghiệp và nhà đầu tư vào tiềm năng tăng trưởng.
Đề cập vấn đề này trong phiên họp sáng 30/6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói rằng một trong những lý do chính là hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và do lãi suất vay quá cao.
“Qua giám sát của Ủy ban kinh tế, đa số các doanh nghiệp cho biết họ gặp nhiều khó khăn hơn các năm trước, cả về việc tiếp cận vốn cũng như chi phí vốn tăng quá cao, một số doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động”, ông Hiền cho biết.
Ủy ban Kinh tế cho rằng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp đăng ký mới cả trong và ngoài nước đều giảm so với cùng kỳ 2010 không chỉ là một trong những nguyên nhân góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2011 mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến năm sau.
Khảo sát thực tế của Ủy ban này cho thấy tại tỉnh Bắc Giang, từ đầu năm 2011 đến nay có 43 doanh nghiệp xin ngừng hoạt động, tăng so với con số 30 doanh nghiệp của năm 2010.
Tại tỉnh Bắc Ninh, 6 tháng đầu năm đã giải thể và thu hồi giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh 44 doanh nghiệp. Trong khi đó, tại Hưng Yên, khảo sát của hiệp hội doanh nghiệp cho thấy, chỉ có 30% số doanh nghiệp tiếp cận được vốn và có thể tạm đáp ứng nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh.
Bản báo cáo về một số ý kiến về tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm nay của Ủy ban cho biết ý kiến của chuyên gia trích dẫn thông tin từ ngành thuế cho thấy, từ đầu năm đến nay, ước có khoảng 30% doanh nghiệp phá sản trong tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
Tại một cuộc họp mới đây, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cũng đã nêu vấn đề này và cho biết trong tổng số 580 nghìn doanh nghiệp đã đăng ký, số thực hoạt động chỉ từ 360 – 370.000 doanh nghiệp.
“Có trên 30% doanh nghiệp không hoạt động, ngừng hoạt động hoặc chưa hoạt động vì nhiều lý do. Đây là số liệu rất quan trọng”, ông Lộc nói.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong sáu tháng đầu năm, cả nước có khoảng 39,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký ước đạt trên 230,2 nghìn tỷ đồng, bằng 95,3% về số doanh nghiệp đăng ký mới và bằng 87,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2010.
Sự sụt giảm này là minh chứng rõ ràng cho thấy “sức sống” của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khối dân doanh, đang yếu đi so với các năm trước. Diễn giải một cách khác, có thể thấy là bối cảnh kinh tế không thuận khiến cho nhiều người không dám mở doanh nghiệp, hoặc tạm ngừng ý định đó để chờ cơ hội thuận lợi hơn.
Cũng cần nhắc lại là số lượng doanh nghiệp và lượng vốn đăng ký đã tăng liên tục trong nhiều năm qua. Năm ngoái, trong sáu tháng đầu năm đã có khoảng 41,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký là 250,6 nghìn tỷ đồng, tăng 0,25% về số lượng doanh nghiệp và tăng 27,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2009.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp mới cũng như lượng vốn đăng ký là tiêu chí thể hiện sự ổn định của nền kinh tế, đồng thời phản ánh niềm tin của doanh nghiệp và nhà đầu tư vào tiềm năng tăng trưởng.
Đề cập vấn đề này trong phiên họp sáng 30/6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói rằng một trong những lý do chính là hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và do lãi suất vay quá cao.
“Qua giám sát của Ủy ban kinh tế, đa số các doanh nghiệp cho biết họ gặp nhiều khó khăn hơn các năm trước, cả về việc tiếp cận vốn cũng như chi phí vốn tăng quá cao, một số doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động”, ông Hiền cho biết.
Ủy ban Kinh tế cho rằng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp đăng ký mới cả trong và ngoài nước đều giảm so với cùng kỳ 2010 không chỉ là một trong những nguyên nhân góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2011 mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến năm sau.
Khảo sát thực tế của Ủy ban này cho thấy tại tỉnh Bắc Giang, từ đầu năm 2011 đến nay có 43 doanh nghiệp xin ngừng hoạt động, tăng so với con số 30 doanh nghiệp của năm 2010.
Tại tỉnh Bắc Ninh, 6 tháng đầu năm đã giải thể và thu hồi giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh 44 doanh nghiệp. Trong khi đó, tại Hưng Yên, khảo sát của hiệp hội doanh nghiệp cho thấy, chỉ có 30% số doanh nghiệp tiếp cận được vốn và có thể tạm đáp ứng nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh.
Bản báo cáo về một số ý kiến về tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm nay của Ủy ban cho biết ý kiến của chuyên gia trích dẫn thông tin từ ngành thuế cho thấy, từ đầu năm đến nay, ước có khoảng 30% doanh nghiệp phá sản trong tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
Tại một cuộc họp mới đây, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cũng đã nêu vấn đề này và cho biết trong tổng số 580 nghìn doanh nghiệp đã đăng ký, số thực hoạt động chỉ từ 360 – 370.000 doanh nghiệp.
“Có trên 30% doanh nghiệp không hoạt động, ngừng hoạt động hoặc chưa hoạt động vì nhiều lý do. Đây là số liệu rất quan trọng”, ông Lộc nói.