“Kinh tế toàn cầu sẽ khởi sắc trong năm 2014”
WB dự báo, GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay, 3,4% trong năm 2015, và 3,6% trong năm 2016
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ được đẩy nhanh trong năm 2014 khi các nền kinh tế phát triển đạt tới một bước ngoặt mới 5 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trang CNBC biết, trong báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu (Global Economic Prospects) mà WB công bố vào ngày 14/1, định chế này dự báo, GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay, 3,4% trong năm 2015, và 3,6% trong năm 2016, từ mức tăng 2,4% đạt được trong năm 2013.
“Hầu hết sự tăng tốc này được dự kiến sẽ đến từ các nền kinh tế thu nhập cao, khi mà rào cản tăng trưởng do củng cố tài khóa và các bất ổn chính sách giảm xuống và khu vực kinh tế tư nhân phục hồi khả quan hơn”, báo cáo của WB có đoạn viết.
Cũng theo báo cáo này, tăng trưởng kinh tế khởi sắc và nhu cầu gia tăng tại các nền kinh tế phát triển sẽ hỗ trợ tích cực cho các nền kinh tế đang phát triển, đồng thời sẽ giúp bù đắp cho tình trạng thắt chặt về tài chính có thể xảy ra.
WB dự báo, các nền kinh tế thu nhập cao sẽ tăng tốc và đạt mức tăng trưởng 2,2% trong năm nay từ mức 1,3% trong năm 2013. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển được dự báo chỉ nhích lên 5,3% trong năm nay từ mức tăng 4,8% đạt được trong năm ngoái.
Báo cáo của WB cho rằng, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm quy mô của gói nới lỏng định lượng QE3, kéo theo là lãi suất toàn cầu gia tăng, sẽ chỉ ảnh hưởng ít tới đầu tư và tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển, vì chi phí đầu tư cơ bản gia tăng và các dòng vốn chảy chậm lại sẽ phù hợp với sự tái cân bằng danh mục đầu tư toàn cầu.
Tuy nhiên, WB cũng cảnh báo, nếu việc cắt giảm QE3 diễn ra đồng thời với một đợt điều chỉnh lớn trên thị trường, các dòng vốn có thể suy giảm mạnh, gây áp lực mới lên các nền kinh tế mới nổi trong tinh trạng dễ bị thương tổn. “Trong kịch bản mà lãi suất dài hạn tăng cao nhanh chóng, với mức tăng khoảng 100 điểm phần trăm, các dòng vốn chảy vào có thể giảm tới 50% trong vài quý liên tiếp”, báo cáo của WB viết.
Theo WB, mặc dù những rủi ro lớn đối với nền kinh tế toàn cầu đã suy giảm, những bất ổn về chính sách tài khóa của Mỹ, sự phục hồi còn chật vật của nền kinh tế Eurozone, cùng khả năng xuất hiện những trở ngại trong quá trình tái cơ cấu kinh tế của Trung Quốc sẽ tiếp tục đặt ra những thách thức cho triển vọng tăng trưởng toàn cầu.
WB cho rằng, việc tái cân bằng thành công nền kinh tế Trung Quốc từ chỗ dựa vào đầu tư sang dựa vào tiêu dùng sẽ là một thách thức lớn. Sự giảm sút không tự nguyện và bất ngờ trong tốc độ đầu tư có thể gây ra tác động lớn tới tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, ảnh hưởng tới các nền kinh tế khác trong khu vực cũng như các quốc gia xuất khẩu hàng hóa cơ bản.
Mặc dù vậy, WB dự báo, GDP của Trung Quốc sẽ tăng 7,7% trong năm nay, bằng mức tăng 7,7% đạt được trong năm 2013.
Trang CNBC biết, trong báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu (Global Economic Prospects) mà WB công bố vào ngày 14/1, định chế này dự báo, GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay, 3,4% trong năm 2015, và 3,6% trong năm 2016, từ mức tăng 2,4% đạt được trong năm 2013.
“Hầu hết sự tăng tốc này được dự kiến sẽ đến từ các nền kinh tế thu nhập cao, khi mà rào cản tăng trưởng do củng cố tài khóa và các bất ổn chính sách giảm xuống và khu vực kinh tế tư nhân phục hồi khả quan hơn”, báo cáo của WB có đoạn viết.
Cũng theo báo cáo này, tăng trưởng kinh tế khởi sắc và nhu cầu gia tăng tại các nền kinh tế phát triển sẽ hỗ trợ tích cực cho các nền kinh tế đang phát triển, đồng thời sẽ giúp bù đắp cho tình trạng thắt chặt về tài chính có thể xảy ra.
WB dự báo, các nền kinh tế thu nhập cao sẽ tăng tốc và đạt mức tăng trưởng 2,2% trong năm nay từ mức 1,3% trong năm 2013. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển được dự báo chỉ nhích lên 5,3% trong năm nay từ mức tăng 4,8% đạt được trong năm ngoái.
Báo cáo của WB cho rằng, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm quy mô của gói nới lỏng định lượng QE3, kéo theo là lãi suất toàn cầu gia tăng, sẽ chỉ ảnh hưởng ít tới đầu tư và tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển, vì chi phí đầu tư cơ bản gia tăng và các dòng vốn chảy chậm lại sẽ phù hợp với sự tái cân bằng danh mục đầu tư toàn cầu.
Tuy nhiên, WB cũng cảnh báo, nếu việc cắt giảm QE3 diễn ra đồng thời với một đợt điều chỉnh lớn trên thị trường, các dòng vốn có thể suy giảm mạnh, gây áp lực mới lên các nền kinh tế mới nổi trong tinh trạng dễ bị thương tổn. “Trong kịch bản mà lãi suất dài hạn tăng cao nhanh chóng, với mức tăng khoảng 100 điểm phần trăm, các dòng vốn chảy vào có thể giảm tới 50% trong vài quý liên tiếp”, báo cáo của WB viết.
Theo WB, mặc dù những rủi ro lớn đối với nền kinh tế toàn cầu đã suy giảm, những bất ổn về chính sách tài khóa của Mỹ, sự phục hồi còn chật vật của nền kinh tế Eurozone, cùng khả năng xuất hiện những trở ngại trong quá trình tái cơ cấu kinh tế của Trung Quốc sẽ tiếp tục đặt ra những thách thức cho triển vọng tăng trưởng toàn cầu.
WB cho rằng, việc tái cân bằng thành công nền kinh tế Trung Quốc từ chỗ dựa vào đầu tư sang dựa vào tiêu dùng sẽ là một thách thức lớn. Sự giảm sút không tự nguyện và bất ngờ trong tốc độ đầu tư có thể gây ra tác động lớn tới tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, ảnh hưởng tới các nền kinh tế khác trong khu vực cũng như các quốc gia xuất khẩu hàng hóa cơ bản.
Mặc dù vậy, WB dự báo, GDP của Trung Quốc sẽ tăng 7,7% trong năm nay, bằng mức tăng 7,7% đạt được trong năm 2013.