Kinh tế Trung Quốc 2015 nhìn từ... Google
Năm 2015, cư dân mạng chuyển sang “sôi sục” với những từ khóa tìm kiếm như “kinh tế Trung Quốc suy sụp”
Đối với những ai muốn tìm hiểu sự thay đổi của kinh tế Trung Quốc trong năm 2015, thì các từ khóa tìm kiếm phổ biến trên Google về đến vấn đề này rất đáng để xem xét.
Theo hãng tin Bloomberg, trong năm 2014, những từ khóa tìm kiếm liên quan đến nền kinh tế Trung Quốc trên Google đều thể hiện sức mạnh đang lên của nước này.
Dữ liệu của Google cung cấp cho thấy, năm ngoái, những từ khóa như “Trung Quốc nền kinh tế lớn nhất thế giới”, “Trung Quốc nền kinh tế số 1”, và “Trung Quốc vượt kinh tế Mỹ” là những từ khóa phổ biến nhất liên quan đến nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Cũng có một số từ khóa tìm kiếm cho thấy lo ngại về sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, nhưng hầu hết các từ khóa vẫn thể hiện sự lạc quan.
Nhưng năm 2015 lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Với đợt sụt giảm “kinh hoàng” khiến 5.000 tỷ USD giá trị vốn hóa bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc vào mùa hè, cư dân mạng chuyển sang “sôi sục” với những từ khóa tìm kiếm như “kinh tế Trung Quốc suy sụp”, “kinh tế Trung Quốc sụp đổ”, và “khủng hoảng kinh tế Trung Quốc.
Có thể nói, sự xuất hiện áp đảo của những từ khóa này cho thấy tâm trạng của thế giới đang ngày càng trở nên bi quan hơn trước biến động kinh tế ở Trung Quốc.
Những cụm từ tìm kiếm phổ biến về kinh tế Trung Quốc trên Google trong hai năm 2014 - 2015 - Nguồn: Bloomberg.
Hồi tháng 1, các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Trung Quốc gửi đi một thông điệp rằng sự giảm tốc của nền kinh tế nước này là trung tầm kiểm soát.
Đến giữa năm, niềm tin bị sứt mẻ khi Bắc Kinh phản ứng đầy lúng túng trước sự chao đảo của thị trường chứng khoán.
Tiếp đó, động thái phá giá đồng Nhân dân tệ bất ngờ vào tháng 8 của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) khiến thị trường toàn cầu “rung lắc” theo.
Năm nay, các lệnh tìm kiếm liên quan đến PBoC cũng được tìm nhiều nhất trên Google kể từ năm 2011. Đó là do nhu cầu ngày càng lớn của cư dân mạng muốn tìm kiếm thông tin về tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Chưa rõ những mối quan tâm trên công cụ tìm kiếm Google có phải là một chỉ báo đáng tin cậy về “sức khỏe” của kinh tế Trung Quốc hay không. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu cơ giá lên, điều mà họ hy vọng trong năm 2016 sẽ là có nhiều người gõ từ khóa tìm kiếm “kinh tế Trung Quốc hồi phục” thay vì “kinh tế Trung Quốc hạ cánh cứng”.
Theo hãng tin Bloomberg, trong năm 2014, những từ khóa tìm kiếm liên quan đến nền kinh tế Trung Quốc trên Google đều thể hiện sức mạnh đang lên của nước này.
Dữ liệu của Google cung cấp cho thấy, năm ngoái, những từ khóa như “Trung Quốc nền kinh tế lớn nhất thế giới”, “Trung Quốc nền kinh tế số 1”, và “Trung Quốc vượt kinh tế Mỹ” là những từ khóa phổ biến nhất liên quan đến nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Cũng có một số từ khóa tìm kiếm cho thấy lo ngại về sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, nhưng hầu hết các từ khóa vẫn thể hiện sự lạc quan.
Nhưng năm 2015 lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Với đợt sụt giảm “kinh hoàng” khiến 5.000 tỷ USD giá trị vốn hóa bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc vào mùa hè, cư dân mạng chuyển sang “sôi sục” với những từ khóa tìm kiếm như “kinh tế Trung Quốc suy sụp”, “kinh tế Trung Quốc sụp đổ”, và “khủng hoảng kinh tế Trung Quốc.
Có thể nói, sự xuất hiện áp đảo của những từ khóa này cho thấy tâm trạng của thế giới đang ngày càng trở nên bi quan hơn trước biến động kinh tế ở Trung Quốc.
Những cụm từ tìm kiếm phổ biến về kinh tế Trung Quốc trên Google trong hai năm 2014 - 2015 - Nguồn: Bloomberg.
Hồi tháng 1, các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Trung Quốc gửi đi một thông điệp rằng sự giảm tốc của nền kinh tế nước này là trung tầm kiểm soát.
Đến giữa năm, niềm tin bị sứt mẻ khi Bắc Kinh phản ứng đầy lúng túng trước sự chao đảo của thị trường chứng khoán.
Tiếp đó, động thái phá giá đồng Nhân dân tệ bất ngờ vào tháng 8 của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) khiến thị trường toàn cầu “rung lắc” theo.
Năm nay, các lệnh tìm kiếm liên quan đến PBoC cũng được tìm nhiều nhất trên Google kể từ năm 2011. Đó là do nhu cầu ngày càng lớn của cư dân mạng muốn tìm kiếm thông tin về tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Chưa rõ những mối quan tâm trên công cụ tìm kiếm Google có phải là một chỉ báo đáng tin cậy về “sức khỏe” của kinh tế Trung Quốc hay không. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu cơ giá lên, điều mà họ hy vọng trong năm 2016 sẽ là có nhiều người gõ từ khóa tìm kiếm “kinh tế Trung Quốc hồi phục” thay vì “kinh tế Trung Quốc hạ cánh cứng”.