Kinh tế Trung Quốc có khả năng bị suy thoái
Cho dù có thành công trong việc kiểm soát lạm phát, nền kinh tế Trung Quốc sẽ rơi vào suy thoái, một chuyên gia kinh tế nhận định
Cho dù có thành công trong việc kiểm soát lạm phát, nền kinh tế Trung Quốc sẽ rơi vào suy thoái, một chuyên gia kinh tế nhận định với hãng tin CNBC.
“Chúng tôi cho rằng, suy thoái kinh tế ở Trung Quốc sẽ xảy ra trong 2-3 năm tới”, ông Bill Smead, Giám đốc đầu tư tại công ty quản lý quỹ Smead Capital Management, phát biểu khi trả lời phỏng vấn của CNBC. Theo chuyên gia này, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ suy giảm 3% so với quý liền trước trong vòng hai quý liên tục.
Ông Smead lý giải, trong cuộc chiến chống lạm phát, Trung Quốc không “được cả”, vì để kiểm soát sự tăng giá, Bắc Kinh phải tăng lãi suất, mà điều này có hại cho tăng trưởng.
Hôm 6/7, Trung Quốc đã nâng lãi suất cơ bản đồng Nhân dân tệ thêm 25 điểm cơ bản. Đây là lần tăng lãi suất thứ ba của nước này trong năm nay, đưa lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm lên 6,56% và lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm lên 3,5%.
Động thái này diễn ra trước khi Trung Quốc công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 vào tuần tới. Chỉ số này được dự báo tăng 6,3%, cao nhất trong 3 năm, so với mức 5,5% trong tháng 5.
Nhiều nhà phân tích đã cảnh báo về những ảnh hưởng tiêu cực trong trường hợp kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng”. Tuy nhiên, chuyên gia Smead cho rằng, chính “hạ cánh cứng” là điều mà kinh tế Trung Quốc cần.
“Để thành công với tư cách là một nền kinh tế lớn, Trung Quốc cần trải qua một quá trình thanh lọc”, ông Smead nói. Sự thanh lọc này nhằm vào những khoản nợ xấu phát sinh từ hàng tỷ USD vốn vay cấp cho các chính quyền địa phương.
Cách đây ít ngày, hãng định mức tín nhiệm Moody’s đã cảnh báo, các địa phương Trung Quốc có thể nợ nhiều hơn so với các con số thống kê khoảng 540 tỷ USD, và nợ xấu có thể chiếm tổng 8-10% tổng dự nợ tín dụng ở nước này.
Theo số liệu mà Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc đưa ra trước đó, các địa phương nước này hiện nợ số tiền lên tới 1.650 tỷ USD, tương đương khoảng 1/3 GDP của nền kinh tế này.
Ông Smead cho rằng, số nợ của các địa phương, vốn chủ yếu được dùng cho các dự án phát triển, giống như một quả bom hẹn giờ đối với kinh tế Trung Quốc.
Thêm vào đó, theo ông Smead, giá nhà ở nhiều thành phố lớn của Trung Quốc cao gấp 12 lần thu nhập trung bình của các hộ gia đình, do vậy, trong 2-3 năm tới, sẽ có không ít người vay tiền mua nhà cách đây 6 tháng hoặc một năm mất khả năng thanh toán nợ.
Ông Smead cũng cảnh báo, khi kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng”, giá hàng hóa cơ bản sẽ lao dốc mạnh, tỷ giá đồng tiền của các nước được hưởng lợi nhờ thời kỳ tăng trưởng bùng nổ của nền kinh tế này, như đồng Đôla Australia, khi đó cũng sẽ sụt giảm mạnh theo.
“Chúng tôi cho rằng, suy thoái kinh tế ở Trung Quốc sẽ xảy ra trong 2-3 năm tới”, ông Bill Smead, Giám đốc đầu tư tại công ty quản lý quỹ Smead Capital Management, phát biểu khi trả lời phỏng vấn của CNBC. Theo chuyên gia này, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ suy giảm 3% so với quý liền trước trong vòng hai quý liên tục.
Ông Smead lý giải, trong cuộc chiến chống lạm phát, Trung Quốc không “được cả”, vì để kiểm soát sự tăng giá, Bắc Kinh phải tăng lãi suất, mà điều này có hại cho tăng trưởng.
Hôm 6/7, Trung Quốc đã nâng lãi suất cơ bản đồng Nhân dân tệ thêm 25 điểm cơ bản. Đây là lần tăng lãi suất thứ ba của nước này trong năm nay, đưa lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm lên 6,56% và lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm lên 3,5%.
Động thái này diễn ra trước khi Trung Quốc công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 vào tuần tới. Chỉ số này được dự báo tăng 6,3%, cao nhất trong 3 năm, so với mức 5,5% trong tháng 5.
Nhiều nhà phân tích đã cảnh báo về những ảnh hưởng tiêu cực trong trường hợp kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng”. Tuy nhiên, chuyên gia Smead cho rằng, chính “hạ cánh cứng” là điều mà kinh tế Trung Quốc cần.
“Để thành công với tư cách là một nền kinh tế lớn, Trung Quốc cần trải qua một quá trình thanh lọc”, ông Smead nói. Sự thanh lọc này nhằm vào những khoản nợ xấu phát sinh từ hàng tỷ USD vốn vay cấp cho các chính quyền địa phương.
Cách đây ít ngày, hãng định mức tín nhiệm Moody’s đã cảnh báo, các địa phương Trung Quốc có thể nợ nhiều hơn so với các con số thống kê khoảng 540 tỷ USD, và nợ xấu có thể chiếm tổng 8-10% tổng dự nợ tín dụng ở nước này.
Theo số liệu mà Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc đưa ra trước đó, các địa phương nước này hiện nợ số tiền lên tới 1.650 tỷ USD, tương đương khoảng 1/3 GDP của nền kinh tế này.
Ông Smead cho rằng, số nợ của các địa phương, vốn chủ yếu được dùng cho các dự án phát triển, giống như một quả bom hẹn giờ đối với kinh tế Trung Quốc.
Thêm vào đó, theo ông Smead, giá nhà ở nhiều thành phố lớn của Trung Quốc cao gấp 12 lần thu nhập trung bình của các hộ gia đình, do vậy, trong 2-3 năm tới, sẽ có không ít người vay tiền mua nhà cách đây 6 tháng hoặc một năm mất khả năng thanh toán nợ.
Ông Smead cũng cảnh báo, khi kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng”, giá hàng hóa cơ bản sẽ lao dốc mạnh, tỷ giá đồng tiền của các nước được hưởng lợi nhờ thời kỳ tăng trưởng bùng nổ của nền kinh tế này, như đồng Đôla Australia, khi đó cũng sẽ sụt giảm mạnh theo.