Kinh tế Trung Quốc gây bất ngờ trong quý 3
Việc GDP Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong quý 3 là một điểm sáng của nền kinh tế toàn cầu trong lúc này
Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo công bố ngày 18/10 của Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho biết, trong quý 3, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trưởng 7,8%, cao hơn mức tăng trưởng 7,5% trong quý 2.
Số liệu này khớp với dự đoán trước đó của các chuyên gia phân tích trong cuộc điều tra dư luận do Bloomberg tiến hành. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 3 đạt 38.680 tỷ Nhân dân tệ (tương đương với 6.300 tỷ USD). Sản xuất công nghiệp tháng 9 cũng tăng được 10,2%, và doanh số bán lẻ tăng 13,3%.
Sở dĩ kinh tế Trung Quốc có bước tiến vượt trội như vậy trong quý vừa qua, là do Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế như đầu tư hạ tầng cơ sở, nhà ở. Ngoài ra sự hồi phục của kim ngạch xuất khẩu cũng có đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP quý 3 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Như vậy, trong giai đoạn từ tháng 1 tới tháng 9, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,7%, cao hơn mục tiêu tăng trưởng cả năm 7,5% so chính phủ nước này đề ra. Tổng sản lượng công nghiệp, đầu tư tài sản cố định và doanh số bán lẻ trong 9 tháng tăng lần lượt 9,6%, 20,2% và 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng tuyên bố, mức tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm của nền kinh tế này đã vượt 7,5%. Thủ tướng Trung Quốc nhận định, nền kinh tế này vẫn đang phục hồi và sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5% năm nay. Năm ngoái, GDP của Trung Quốc tăng trưởng 7,8%.
Giới phân tích nhận định, việc GDP Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong quý 3 là một điểm sáng của nền kinh tế toàn cầu trong lúc này, khi Mỹ vừa thoát khỏi nguy cơ bị vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử và chính quyền liên bang ngừng hoạt động.
Thế giới trong những ngày qua đã thắc thỏm lo âu trước sự tác động nhiều chiều của việc Mỹ vỡ nợ nếu không nâng được trần nợ công trước hạn chót 17/10. Hàng loạt tổ chức tài chính thế giới đã buộc phải hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là nhóm quốc gia mới nổi, xuất phát từ nỗi lo lớn này.
Việc Mỹ đạt được thỏa thuận vào phút chót dẫu đã xóa mờ đám mây đen bất ổn che phủ thị trường tài chính toàn cầu hơn hai tuần qua, nhưng luật ngân sách mới được thông qua lại chỉ có tính tạm thời trong vài ba tháng. Điều này có nghĩa nước Mỹ sẽ lại bị đẩy vào một cuộc tranh chấp mới ngay vào đầu năm tới.
Do đó, những thông tin liên quan tới kinh tế Trung Quốc hay Liên minh Châu Âu trong thời điểm này sẽ được coi là những trọng tâm chính, có thể xoay chiều cục diện kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích cũng lo ngại rằng, sự đảo chiều của nền kinh tế Trung Quốc trong quý 3 vừa qua chỉ là tạm thời.
Theo Zhu Haibin, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc JPMorgan, về cơ bản Trung Quốc có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm nay, song tốc độ này không kéo dài lâu do các thị trường mới nổi vẫn yếu, Nhân dân tệ mạnh lên và đầu tư sản xuất giảm. Ông cho rằng, GDP quý 4 vẫn tăng trưởng nhưng chỉ nhích nhẹ.
Số liệu này khớp với dự đoán trước đó của các chuyên gia phân tích trong cuộc điều tra dư luận do Bloomberg tiến hành. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 3 đạt 38.680 tỷ Nhân dân tệ (tương đương với 6.300 tỷ USD). Sản xuất công nghiệp tháng 9 cũng tăng được 10,2%, và doanh số bán lẻ tăng 13,3%.
Sở dĩ kinh tế Trung Quốc có bước tiến vượt trội như vậy trong quý vừa qua, là do Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế như đầu tư hạ tầng cơ sở, nhà ở. Ngoài ra sự hồi phục của kim ngạch xuất khẩu cũng có đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP quý 3 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Như vậy, trong giai đoạn từ tháng 1 tới tháng 9, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,7%, cao hơn mục tiêu tăng trưởng cả năm 7,5% so chính phủ nước này đề ra. Tổng sản lượng công nghiệp, đầu tư tài sản cố định và doanh số bán lẻ trong 9 tháng tăng lần lượt 9,6%, 20,2% và 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng tuyên bố, mức tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm của nền kinh tế này đã vượt 7,5%. Thủ tướng Trung Quốc nhận định, nền kinh tế này vẫn đang phục hồi và sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5% năm nay. Năm ngoái, GDP của Trung Quốc tăng trưởng 7,8%.
Giới phân tích nhận định, việc GDP Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong quý 3 là một điểm sáng của nền kinh tế toàn cầu trong lúc này, khi Mỹ vừa thoát khỏi nguy cơ bị vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử và chính quyền liên bang ngừng hoạt động.
Thế giới trong những ngày qua đã thắc thỏm lo âu trước sự tác động nhiều chiều của việc Mỹ vỡ nợ nếu không nâng được trần nợ công trước hạn chót 17/10. Hàng loạt tổ chức tài chính thế giới đã buộc phải hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là nhóm quốc gia mới nổi, xuất phát từ nỗi lo lớn này.
Việc Mỹ đạt được thỏa thuận vào phút chót dẫu đã xóa mờ đám mây đen bất ổn che phủ thị trường tài chính toàn cầu hơn hai tuần qua, nhưng luật ngân sách mới được thông qua lại chỉ có tính tạm thời trong vài ba tháng. Điều này có nghĩa nước Mỹ sẽ lại bị đẩy vào một cuộc tranh chấp mới ngay vào đầu năm tới.
Do đó, những thông tin liên quan tới kinh tế Trung Quốc hay Liên minh Châu Âu trong thời điểm này sẽ được coi là những trọng tâm chính, có thể xoay chiều cục diện kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích cũng lo ngại rằng, sự đảo chiều của nền kinh tế Trung Quốc trong quý 3 vừa qua chỉ là tạm thời.
Theo Zhu Haibin, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc JPMorgan, về cơ bản Trung Quốc có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm nay, song tốc độ này không kéo dài lâu do các thị trường mới nổi vẫn yếu, Nhân dân tệ mạnh lên và đầu tư sản xuất giảm. Ông cho rằng, GDP quý 4 vẫn tăng trưởng nhưng chỉ nhích nhẹ.