Kinh tế vĩ mô: “Năm 2010 đã có một cơ hội để ổn định”
Tháng cuối cùng của năm 2010 đi qua cùng với sự đột biến của lạm phát, tỷ giá, lãi suất
Tháng cuối cùng của năm 2010 đi qua cùng với sự đột biến của lạm phát, tỷ giá, lãi suất. Khi kỳ vọng tăng trưởng dường như đã nằm trong tầm tay, thì cảm nhận bất ổn cũng đồng thời tăng lên.
Câu hỏi về “nghịch lý” này đã được VnEconomy chuyển đến TS. Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Ông cho rằng năm 2010 đã có một cơ hội để ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng bị “che mờ” bởi sự phối hợp chính sách chưa ăn khớp.
Đáng lẽ phải thắt chặt tài khóa
Đầu năm nay, thông điệp phát đi là hướng nền kinh tế đến ổn định vĩ mô. Trên thực tế, nếu nhìn vào các chỉ tiêu lạm phát, lãi suất, tỷ giá… dường như vẫn còn những bất ổn. Theo ông vì sao?
Sang đầu năm nay, lạm phát đã lên mạnh trong 2-3 tháng, sau đó bắt đầu xuống mức tăng thấp, kéo dài 5 tháng liền. Lúc đó có hai quan điểm, một là ổn định rồi, chỉ tiêu tín dụng 25% nhưng thực tế mới đạt thấp nên còn nhiều dư địa mở rộng tín dụng cho tăng trưởng.
Quan điểm hai cho rằng 6,5% tăng trưởng là mức sẽ đạt, không nên tăng tín dụng và phải lấy ổn định làm trọng, vì kinh tế vĩ mô ổn định thì những đầu tư trước đây sẽ phát huy tác dụng mà không cần phải mở thêm tín dụng.
Khi tín dụng năm ngoài đã tới trên 37%, tăng trưởng chỉ có 5,3%, như vậy phải tăng tín dụng mới đạt tăng trưởng. Vậy lúc đó đã có ý để đạt tăng trưởng cao hơn phải mở tín dụng, và điều hành đã theo hướng đó.
Đáng lẽ lúc đó, nếu thắt chặt thêm tài khóa mà giữ nguyên cung tín dụng sẽ dần dần đạt được mục tiêu tăng trưởng. Nhưng quan điểm phản biện cho rằng, tín dụng thắt chặt doanh nghiệp khó khăn thì ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng.
Nhưng chỉ tiêu bội chi năm nay cũng đã giảm về 6,2% GDP rồi, thưa ông?
Năm nay, dự kiến chi ngân sách lúc đầu là khoảng 125 nghìn tỷ đồng thôi, nhưng thực hiện có thể lên đến 180 nghìn tỷ đồng, tức là tăng 55 nghìn tỷ đồng, tương đương với 27 tỷ USD chưa kể trái phiếu. Rõ ràng tài khóa mở quá rộng.
Đáng lẽ ra, tăng thu phải được dùng để giảm bội chi. Ví dụ năm nay giảm được 2,7 tỷ USD tương đương 2,7% GDP. Nếu 2,7% này không mở rộng đầu tư thì thâm hụt ngân sách không mở rộng, 6,2% GDP - 2,7% GDP = 3,5% GDP là con số lý tưởng để ổn định kinh tế vĩ mô.
Với cách như thế, tôi tin là chắc chắn GDP vẫn đạt 6,5 %, thậm chí còn cao hơn mà vẫn ổn định, tạo thông điệp tốt tới dân chúng và tạo niềm tin, tiền đề cho tái cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư, thắt chặt đầu tư công, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sẽ đạt được chỉ số vĩ mô đẹp với thâm hụt ngân sách chỉ 3,5 % GDP.
Và như vậy thâm hụt vãng lai cũng giảm, cầu ngoại tệ sẽ giảm.
Đã có một cơ hội để ổn định
Lúc đó cũng có quan điểm cho rằng tăng trưởng khó khăn và rủi ro gia tăng có nguyên nhân tác động từ kinh tế thế giới, nên phải điều chỉnh chính sách, thưa ông?
Tác động của kinh tế thế giới, chúng ta không thể thay đổi được và nó tác động vào ta mạnh hay yếu phụ thuộc vào ta đang mạnh hay đang yếu.
Nếu trong bối cảnh kinh tế thế giới còn tác động mạnh thì phải củng cố kinh tế trong nước để ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Nếu không chỉ vượt qua được tình thế hiện thời thôi, không vượt qua mạnh mẽ những tác động của kinh tế thế giới.
Chúng ta phải có sự đối phó dài hạn, trong một quá trình. Ví dụ về tỷ giá, nếu có thâm hụt thấp, dư địa chính sách tài khóa lớn, thì tác động từ bên ngoài đến ta ít, vì ta còn lực để đối phó. Nhưng trong cảnh thâm hụt ngân sách quá lớn rồi, không gian tài khóa quá hẹp thì không còn đủ lực và tự tin mà đối phó.
Như ông nói thì chúng ta dường như đã bỏ qua một điều gì đó tốt đẹp trong năm qua?
Nói như thế để thấy rằng rất cần rút kinh nghiệm, vì năm 2010 có một cơ hội để ổn định. Nhưng trong điều hành, tư duy chạy theo tăng trưởng ngắn hạn vẫn chi phối trong hoạch định chính sách.
Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam đã khẳng định, mô hình này đã tới hạn rồi nên mọi nỗ lực để đẩy tốc độ tăng trưởng cao hơn sẽ không đạt được kết quả như mong muốn, lại còn tạo tác động phụ nghiêm trọng tới kinh tế vĩ mô, mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng hơn, và sẽ còn dai dẳng.
Bất ổn vĩ mô lớn và kéo dài thêm sẽ quay lại “đập” tăng trưởng, kéo tăng trưởng giảm xuống.
Vậy theo ông điểm mấu chốt đối với ổn định vĩ mô nằm ở đâu?
Lúc này phải thay đổi tư duy, nhưng thay đổi tư duy cách nào? Theo tôi, cần lấy trọng tâm là nâng cao hiệu quả phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh. Cứ lấy trục đó, năng suất - hiệu quả - năng lực cạnh tranh, mà điều hành.
Với cái trục đó, có thể vài năm nữa GDP chỉ tăng 6,5-6,7%, nhưng sau đó năng suất, chất lượng, hiệu quả đó sẽ đưa tăng trưởng lên 8, 9, thậm chí 10% mà kinh tế vĩ mô ổn định. Lúc đó, tăng trưởng đã theo mô hình mới - mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, hiệu quả cạnh tranh. Đây là nền tảng hiệu quả và vô hạn.
Ổn định vĩ mô nằm ở vi mô
Vậy giải pháp chính sách đối với ổn định vĩ mô là gì?
Ổn định vĩ mô lại nằm ở vi mô, vì thực ra bất cân đối vĩ mô nằm ở cơ cấu kinh tế năng suất thấp, hiệu quả thấp, và nó nằm chủ yếu ở doanh nghiệp nhà nước.
Cái đầu tiên phải làm là giảm thâm hụt ngân sách, giảm đầu tư công để giảm bất ổn vĩ mô, nếu làm được việc này thì các mất cân đối vĩ mô sẽ giảm bớt. Quy mô thâm hụt ngân sách 5 năm tăng gấp 3 lần, 2005 thâm hụt 5,9% nhưng quy mô thâm hụt chỉ khoảng 40 nghìn tỷ đông, năm 2010 thâm hụt cũng khoảng 5,9% đã là 120 nghìn tỷ đồng, vậy chốt đầu tiên phải tháo là giảm bội chi.
Giảm bội chi không phải bằng tăng thu mà phải bằng giảm chi đầu tư công. Hiện đầu tư nhà nước vẫn lớn nhất. Một số lĩnh vực nhà nước không đáng làm như dịch vụ phục vụ tiêu dùng, nhà hàng khách sạn, du lịch, tư vấn kinh doanh bất động sản… phải chiếm 5% tổng đầu tư nhà nước, tương đương hơn 1% GDP, là những khoản đầu tư nhà nước không cần làm.
Khoảng 25 nghìn dự án đầu tư tại thời điểm này, là quá nhiều. Mỗi tỉnh khoảng 400 dự án đầu tư, mỗi dự án mất 3 năm để hoàn thành. Quá nhiều dự án dự án nhỏ, thời gian kéo dài khiến vốn nhà nước khó quay vòng nhanh hơn. Phải cắt hẳn những dự án nhà nước không cần làm.
Năm 2010 đã “mất cơ hội” ổn định như ông nói. Vậy xin hỏi ông năm 2011 có thể lấy lại cơ hội này không?
Tôi tin là cơ hội vẫn còn.
Nếu lấy ổn định kinh tế vĩ mô làm trọng, kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, chỉ mở rộng tiền tệ khi thắt chặt tài khóa, kỷ luật tài khóa mạnh hơn, làm cho tiền quay về khu vực kinh tế tư nhân. Đừng để chính sách tiền tệ lại phải gồng mình ổn định kinh tế vĩ mô.
Làm như thế thì 1 mũi tên ta bắn được 2 đích, vừa tăng trưởng được, vừa ổn định kinh tế vĩ mô. Theo tôi, tăng trưởng GDP 7-7,5%, ổn định kinh tế vĩ mô đạt được.
Câu hỏi về “nghịch lý” này đã được VnEconomy chuyển đến TS. Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Ông cho rằng năm 2010 đã có một cơ hội để ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng bị “che mờ” bởi sự phối hợp chính sách chưa ăn khớp.
Đáng lẽ phải thắt chặt tài khóa
Đầu năm nay, thông điệp phát đi là hướng nền kinh tế đến ổn định vĩ mô. Trên thực tế, nếu nhìn vào các chỉ tiêu lạm phát, lãi suất, tỷ giá… dường như vẫn còn những bất ổn. Theo ông vì sao?
Sang đầu năm nay, lạm phát đã lên mạnh trong 2-3 tháng, sau đó bắt đầu xuống mức tăng thấp, kéo dài 5 tháng liền. Lúc đó có hai quan điểm, một là ổn định rồi, chỉ tiêu tín dụng 25% nhưng thực tế mới đạt thấp nên còn nhiều dư địa mở rộng tín dụng cho tăng trưởng.
Quan điểm hai cho rằng 6,5% tăng trưởng là mức sẽ đạt, không nên tăng tín dụng và phải lấy ổn định làm trọng, vì kinh tế vĩ mô ổn định thì những đầu tư trước đây sẽ phát huy tác dụng mà không cần phải mở thêm tín dụng.
Khi tín dụng năm ngoài đã tới trên 37%, tăng trưởng chỉ có 5,3%, như vậy phải tăng tín dụng mới đạt tăng trưởng. Vậy lúc đó đã có ý để đạt tăng trưởng cao hơn phải mở tín dụng, và điều hành đã theo hướng đó.
Đáng lẽ lúc đó, nếu thắt chặt thêm tài khóa mà giữ nguyên cung tín dụng sẽ dần dần đạt được mục tiêu tăng trưởng. Nhưng quan điểm phản biện cho rằng, tín dụng thắt chặt doanh nghiệp khó khăn thì ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng.
Nhưng chỉ tiêu bội chi năm nay cũng đã giảm về 6,2% GDP rồi, thưa ông?
Năm nay, dự kiến chi ngân sách lúc đầu là khoảng 125 nghìn tỷ đồng thôi, nhưng thực hiện có thể lên đến 180 nghìn tỷ đồng, tức là tăng 55 nghìn tỷ đồng, tương đương với 27 tỷ USD chưa kể trái phiếu. Rõ ràng tài khóa mở quá rộng.
Đáng lẽ ra, tăng thu phải được dùng để giảm bội chi. Ví dụ năm nay giảm được 2,7 tỷ USD tương đương 2,7% GDP. Nếu 2,7% này không mở rộng đầu tư thì thâm hụt ngân sách không mở rộng, 6,2% GDP - 2,7% GDP = 3,5% GDP là con số lý tưởng để ổn định kinh tế vĩ mô.
Với cách như thế, tôi tin là chắc chắn GDP vẫn đạt 6,5 %, thậm chí còn cao hơn mà vẫn ổn định, tạo thông điệp tốt tới dân chúng và tạo niềm tin, tiền đề cho tái cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư, thắt chặt đầu tư công, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sẽ đạt được chỉ số vĩ mô đẹp với thâm hụt ngân sách chỉ 3,5 % GDP.
Và như vậy thâm hụt vãng lai cũng giảm, cầu ngoại tệ sẽ giảm.
Đã có một cơ hội để ổn định
Lúc đó cũng có quan điểm cho rằng tăng trưởng khó khăn và rủi ro gia tăng có nguyên nhân tác động từ kinh tế thế giới, nên phải điều chỉnh chính sách, thưa ông?
Tác động của kinh tế thế giới, chúng ta không thể thay đổi được và nó tác động vào ta mạnh hay yếu phụ thuộc vào ta đang mạnh hay đang yếu.
Nếu trong bối cảnh kinh tế thế giới còn tác động mạnh thì phải củng cố kinh tế trong nước để ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Nếu không chỉ vượt qua được tình thế hiện thời thôi, không vượt qua mạnh mẽ những tác động của kinh tế thế giới.
Chúng ta phải có sự đối phó dài hạn, trong một quá trình. Ví dụ về tỷ giá, nếu có thâm hụt thấp, dư địa chính sách tài khóa lớn, thì tác động từ bên ngoài đến ta ít, vì ta còn lực để đối phó. Nhưng trong cảnh thâm hụt ngân sách quá lớn rồi, không gian tài khóa quá hẹp thì không còn đủ lực và tự tin mà đối phó.
Như ông nói thì chúng ta dường như đã bỏ qua một điều gì đó tốt đẹp trong năm qua?
Nói như thế để thấy rằng rất cần rút kinh nghiệm, vì năm 2010 có một cơ hội để ổn định. Nhưng trong điều hành, tư duy chạy theo tăng trưởng ngắn hạn vẫn chi phối trong hoạch định chính sách.
Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam đã khẳng định, mô hình này đã tới hạn rồi nên mọi nỗ lực để đẩy tốc độ tăng trưởng cao hơn sẽ không đạt được kết quả như mong muốn, lại còn tạo tác động phụ nghiêm trọng tới kinh tế vĩ mô, mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng hơn, và sẽ còn dai dẳng.
Bất ổn vĩ mô lớn và kéo dài thêm sẽ quay lại “đập” tăng trưởng, kéo tăng trưởng giảm xuống.
Vậy theo ông điểm mấu chốt đối với ổn định vĩ mô nằm ở đâu?
Lúc này phải thay đổi tư duy, nhưng thay đổi tư duy cách nào? Theo tôi, cần lấy trọng tâm là nâng cao hiệu quả phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh. Cứ lấy trục đó, năng suất - hiệu quả - năng lực cạnh tranh, mà điều hành.
Với cái trục đó, có thể vài năm nữa GDP chỉ tăng 6,5-6,7%, nhưng sau đó năng suất, chất lượng, hiệu quả đó sẽ đưa tăng trưởng lên 8, 9, thậm chí 10% mà kinh tế vĩ mô ổn định. Lúc đó, tăng trưởng đã theo mô hình mới - mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, hiệu quả cạnh tranh. Đây là nền tảng hiệu quả và vô hạn.
Ổn định vĩ mô nằm ở vi mô
Vậy giải pháp chính sách đối với ổn định vĩ mô là gì?
Ổn định vĩ mô lại nằm ở vi mô, vì thực ra bất cân đối vĩ mô nằm ở cơ cấu kinh tế năng suất thấp, hiệu quả thấp, và nó nằm chủ yếu ở doanh nghiệp nhà nước.
Cái đầu tiên phải làm là giảm thâm hụt ngân sách, giảm đầu tư công để giảm bất ổn vĩ mô, nếu làm được việc này thì các mất cân đối vĩ mô sẽ giảm bớt. Quy mô thâm hụt ngân sách 5 năm tăng gấp 3 lần, 2005 thâm hụt 5,9% nhưng quy mô thâm hụt chỉ khoảng 40 nghìn tỷ đông, năm 2010 thâm hụt cũng khoảng 5,9% đã là 120 nghìn tỷ đồng, vậy chốt đầu tiên phải tháo là giảm bội chi.
Giảm bội chi không phải bằng tăng thu mà phải bằng giảm chi đầu tư công. Hiện đầu tư nhà nước vẫn lớn nhất. Một số lĩnh vực nhà nước không đáng làm như dịch vụ phục vụ tiêu dùng, nhà hàng khách sạn, du lịch, tư vấn kinh doanh bất động sản… phải chiếm 5% tổng đầu tư nhà nước, tương đương hơn 1% GDP, là những khoản đầu tư nhà nước không cần làm.
Khoảng 25 nghìn dự án đầu tư tại thời điểm này, là quá nhiều. Mỗi tỉnh khoảng 400 dự án đầu tư, mỗi dự án mất 3 năm để hoàn thành. Quá nhiều dự án dự án nhỏ, thời gian kéo dài khiến vốn nhà nước khó quay vòng nhanh hơn. Phải cắt hẳn những dự án nhà nước không cần làm.
Năm 2010 đã “mất cơ hội” ổn định như ông nói. Vậy xin hỏi ông năm 2011 có thể lấy lại cơ hội này không?
Tôi tin là cơ hội vẫn còn.
Nếu lấy ổn định kinh tế vĩ mô làm trọng, kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, chỉ mở rộng tiền tệ khi thắt chặt tài khóa, kỷ luật tài khóa mạnh hơn, làm cho tiền quay về khu vực kinh tế tư nhân. Đừng để chính sách tiền tệ lại phải gồng mình ổn định kinh tế vĩ mô.
Làm như thế thì 1 mũi tên ta bắn được 2 đích, vừa tăng trưởng được, vừa ổn định kinh tế vĩ mô. Theo tôi, tăng trưởng GDP 7-7,5%, ổn định kinh tế vĩ mô đạt được.