“Kinh tế Việt Nam 2016 có nhiều thuận lợi”
Có thể tiếp tục đà tăng trưởng, nhưng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức
“Kinh tế trong nước có nhiều thuận lợi, có thể tiếp tục đà tăng trưởng, nhưng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức”, TS. Nguyễn Ngọc Bảo, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương nêu quan điểm tại hội thảo về kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2016 với chủ đề “Tăng trưởng kinh tế và triển vọng đầu tư trong bối cảnh mới”, do Ban Kinh tế Trung ương và Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức, diễn ra tại Tp.HCM sáng 3/3.
Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nhấn mạnh Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 vừa diễn ra thành công tốt đẹp. Đại hội đã thảo luận và thông qua những chủ trương, quyết sách quan trọng, có giá trị định hướng và chỉ đạo toàn bộ quá trình triển khai tổ chức thực hiện phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh và bền vững, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
“Sau Đại hội, các cơ quan Đảng, Chính phủ đang khẩn trương xây dựng và triển khai các chương trình hành động để sớm đưa Nghị quyết của Đại hội 12 vào cuộc sống”, ông Nguyễn Thế Kỷ nói.
Nhiệm vụ của chúng ta thời gian tới là tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.
“Tôi tin tưởng rằng, với sự đồng lòng, quyết tâm và không ngừng nỗ lực của Đảng, Chính phủ, các cấp, bộ ngành và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp - lực lượng xung kích trên mặt trận kinh tế, chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra”, ông Nguyễn Thế Kỷ nói.
Phát biểu tại hội nghị, TS. Nguyễn Ngọc Bảo, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhìn nhận, năm 2016 kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng toàn cầu hóa, liên kết và không gian kinh tế khu vực mở rộng.
Theo các dự báo, kinh tế thế giới tăng trưởng khoảng 3,4%, giá cả nguyên nhiên liệu, hàng hóa, dịch vụ và lãi suất ở mức thấp, cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 và kỹ thuật số diễn ra mạnh mẽ, tác động mạnh đến tăng trưởng và phục hồi kinh tế ở nhiều nước.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xung đột vũ trang ở nhiều nơi trên thế giới gia tăng; tranh chấp chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt và phức tạp.
Bên cảnh đó, kinh tế thế giới phục hồi chậm, Nhật Bản và EU tăng trưởng ở mức thấp, Trung Quốc và một số nền kinh tế mới nổi tiếp tục suy giảm. Các nước thực thi chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng để kích thích tăng trưởng, thị trường tài chính - tiền tệ diễn biến phức tạp.
Bối cảnh này tác động cả thuận lợi và khó khăn đan xen đối với kinh tế Việt Nam.
“Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Kinh tế trong nước có nhiều thuận lợi, có thể tiếp tục đà tăng trưởng, nhưng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA), kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hình thành Cộng đồng ASEAN sẽ mở ra cơ hội và không gian phát triển rộng lớn hơn, nhưng thách thức cũng lớn hơn, nhất là cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngay cả trên thị trường trong nước”, ông Nguyễn Ngọc Bảo nhấn mạnh.
Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nhấn mạnh Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 vừa diễn ra thành công tốt đẹp. Đại hội đã thảo luận và thông qua những chủ trương, quyết sách quan trọng, có giá trị định hướng và chỉ đạo toàn bộ quá trình triển khai tổ chức thực hiện phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh và bền vững, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
“Sau Đại hội, các cơ quan Đảng, Chính phủ đang khẩn trương xây dựng và triển khai các chương trình hành động để sớm đưa Nghị quyết của Đại hội 12 vào cuộc sống”, ông Nguyễn Thế Kỷ nói.
Nhiệm vụ của chúng ta thời gian tới là tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.
“Tôi tin tưởng rằng, với sự đồng lòng, quyết tâm và không ngừng nỗ lực của Đảng, Chính phủ, các cấp, bộ ngành và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp - lực lượng xung kích trên mặt trận kinh tế, chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra”, ông Nguyễn Thế Kỷ nói.
Phát biểu tại hội nghị, TS. Nguyễn Ngọc Bảo, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhìn nhận, năm 2016 kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng toàn cầu hóa, liên kết và không gian kinh tế khu vực mở rộng.
Theo các dự báo, kinh tế thế giới tăng trưởng khoảng 3,4%, giá cả nguyên nhiên liệu, hàng hóa, dịch vụ và lãi suất ở mức thấp, cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 và kỹ thuật số diễn ra mạnh mẽ, tác động mạnh đến tăng trưởng và phục hồi kinh tế ở nhiều nước.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xung đột vũ trang ở nhiều nơi trên thế giới gia tăng; tranh chấp chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt và phức tạp.
Bên cảnh đó, kinh tế thế giới phục hồi chậm, Nhật Bản và EU tăng trưởng ở mức thấp, Trung Quốc và một số nền kinh tế mới nổi tiếp tục suy giảm. Các nước thực thi chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng để kích thích tăng trưởng, thị trường tài chính - tiền tệ diễn biến phức tạp.
Bối cảnh này tác động cả thuận lợi và khó khăn đan xen đối với kinh tế Việt Nam.
“Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Kinh tế trong nước có nhiều thuận lợi, có thể tiếp tục đà tăng trưởng, nhưng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA), kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hình thành Cộng đồng ASEAN sẽ mở ra cơ hội và không gian phát triển rộng lớn hơn, nhưng thách thức cũng lớn hơn, nhất là cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngay cả trên thị trường trong nước”, ông Nguyễn Ngọc Bảo nhấn mạnh.