Kodak sẽ ngừng sản xuất máy ảnh
Kodak vừa tuyên bố sẽ kết thúc hoạt động sản xuất máy ảnh, lĩnh vực đã đi tiên phong và theo đuổi suốt hơn 1 thế kỷ qua
Kodak vừa tuyên bố sẽ kết thúc hoạt động sản xuất máy ảnh, lĩnh vực đã đi tiên phong và theo đuổi suốt hơn 1 thế kỷ qua. Thông báo này được đưa ra không lâu sau khi Kodak chính thức đệ đơn phá sản do không chống đỡ nổi những khó khăn tài chính chồng chất.
Báo Wall Street Journal dẫn thông báo phát đi ngày 9/2 của Kodak cho hay, hãng sẽ ngừng sản xuất các sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số, máy ghi hình bỏ túi và khung ảnh kỹ thuật số. Thay vào đó, Kodak sẽ cấp phép thương hiệu các sản phẩm này cho các nhà sản xuất khác.
Theo Kodak, quyết định trên sẽ giúp hãng tiết kiệm hơn 100 triệu USD mỗi năm. Giới phân tích bình luận, việc Kodak không còn sản xuất máy ảnh là biểu hiện rõ nét nhất của những thay đổi chóng mặt trong lĩnh vực hàng điện tử tiêu dùng. Động thái này của Kodak là kết quả của hàng thập kỷ sai lầm nói tiếp nhau buộc một công ty blue-chip một thời lâm cảnh đường cùng.
Vào năm 1888, Goerge Eastman giới thiệu với thế giới chiếc máy ảnh Kodak đầu tiên, mở đường cho hãng này trở thành biểu tượng của ngành công nghiệp ảnh. Tuy nhiên, Kodak đã để mất ngôi vị số 1 trong lĩnh vực phim ảnh, rồi sau đó tiếp tục tụt hậu trên thị trường máy ảnh. Hiện Kodak chỉ còn là nhà sản xuất máy ảnh kỹ thuật số lớn thứ tư ở Mỹ.
Năm 2008, Kodak chiếm 16,6% thị trường máy ảnh Mỹ và tiêu thụ được tổng số 6,7 triệu máy ảnh kỹ thuật số - theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường IDC. Đến năm 2011, thị phần của Kodak tại Mỹ giảm còn 11,6%, và doanh số chỉ đạt 3,6 triệu máy ảnh. Cách đây 8 năm, Kodak không còn sản xuất máy ảnh cơ truyền thống.
Cách đây gần 1 tháng, Kodak nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 Luật phá sản Mỹ. Tuy nhiên, quyết định chấm dứt hoạt động sản xuất máy ảnh được Kodak đưa ra sau nhiều năm cân nhắc trong bối cảnh tình hình tài chính của hãng trở nên bi đát.
Kodak đã thua lỗ những khoản không nhỏ trong lĩnh vực máy ảnh kỹ thuật số. Nhưng một số nguồn tin thân cận cho biết, Kodak đã cố gắng duy trì mảng này, vì cho rằng các sản phẩm máy ảnh sẽ giúp hãng giành được vị trí trên kệ hàng của các hãng bán lẻ cho các sản phẩm máy in phun màu. Kodak cho rằng, tương lai của hãng sẽ nằm ở loại máy in này.
Hiện Kodak đang trong quá trình xem xét bán lại hoặc cấp phép tất cả các mảng kinh doanh bị thua lỗ của hãng, bao gồm trang chia sẻ hình ảnh trực tuyến Kodak Gallery, nhằm đáp ứng các điều kiện để được cấp vốn vay phục vụ cho quá trình tái cơ cấu hậu phá sản.
Số phận của Kodak đang phụ thuộc nhiều vào kế hoạch bán 1.100 bằng sáng chế trong lĩnh vực kỹ thuật số. Các chủ nợ đòi hỏi Kodak phải bán được số bằng sáng chế này.
Sự tồn tại của Kodak cho tới thời điểm phá sản cũng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu từ danh mục bằng sáng chế. Kodak đã kiện những công ty lớn như Samsung và LG, cáo buộc các hãng này xâm phạm quyền sáng chế trong lĩnh vực ảnh. Nhờ đó, hãng đã thu được hàng trăm triệu USD mà các hãng bị kiện phải chi để giải quyết các vụ kiện này.
Mặc dù Kodak đã bán dần tài sản từ trước để có tiền mặt, động thái mới nhất của hãng được xem như một đòn đánh mạnh vào lịch sử của “người khổng lồ” trong lĩnh vực ảnh của thế giới. Nhiệm vụ của Kodak giờ đây là phải thuyết phục được các chủ nợ rằng, sau khi hoàn tất quy trình phá sản, hãng sẽ trở thành một công ty nhỏ hơn với sản phẩm chính là các sản phẩm máy in thương mại và tiêu dùng, phụ kiện và pin máy ảnh…
Báo Wall Street Journal dẫn thông báo phát đi ngày 9/2 của Kodak cho hay, hãng sẽ ngừng sản xuất các sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số, máy ghi hình bỏ túi và khung ảnh kỹ thuật số. Thay vào đó, Kodak sẽ cấp phép thương hiệu các sản phẩm này cho các nhà sản xuất khác.
Theo Kodak, quyết định trên sẽ giúp hãng tiết kiệm hơn 100 triệu USD mỗi năm. Giới phân tích bình luận, việc Kodak không còn sản xuất máy ảnh là biểu hiện rõ nét nhất của những thay đổi chóng mặt trong lĩnh vực hàng điện tử tiêu dùng. Động thái này của Kodak là kết quả của hàng thập kỷ sai lầm nói tiếp nhau buộc một công ty blue-chip một thời lâm cảnh đường cùng.
Vào năm 1888, Goerge Eastman giới thiệu với thế giới chiếc máy ảnh Kodak đầu tiên, mở đường cho hãng này trở thành biểu tượng của ngành công nghiệp ảnh. Tuy nhiên, Kodak đã để mất ngôi vị số 1 trong lĩnh vực phim ảnh, rồi sau đó tiếp tục tụt hậu trên thị trường máy ảnh. Hiện Kodak chỉ còn là nhà sản xuất máy ảnh kỹ thuật số lớn thứ tư ở Mỹ.
Năm 2008, Kodak chiếm 16,6% thị trường máy ảnh Mỹ và tiêu thụ được tổng số 6,7 triệu máy ảnh kỹ thuật số - theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường IDC. Đến năm 2011, thị phần của Kodak tại Mỹ giảm còn 11,6%, và doanh số chỉ đạt 3,6 triệu máy ảnh. Cách đây 8 năm, Kodak không còn sản xuất máy ảnh cơ truyền thống.
Cách đây gần 1 tháng, Kodak nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 Luật phá sản Mỹ. Tuy nhiên, quyết định chấm dứt hoạt động sản xuất máy ảnh được Kodak đưa ra sau nhiều năm cân nhắc trong bối cảnh tình hình tài chính của hãng trở nên bi đát.
Kodak đã thua lỗ những khoản không nhỏ trong lĩnh vực máy ảnh kỹ thuật số. Nhưng một số nguồn tin thân cận cho biết, Kodak đã cố gắng duy trì mảng này, vì cho rằng các sản phẩm máy ảnh sẽ giúp hãng giành được vị trí trên kệ hàng của các hãng bán lẻ cho các sản phẩm máy in phun màu. Kodak cho rằng, tương lai của hãng sẽ nằm ở loại máy in này.
Hiện Kodak đang trong quá trình xem xét bán lại hoặc cấp phép tất cả các mảng kinh doanh bị thua lỗ của hãng, bao gồm trang chia sẻ hình ảnh trực tuyến Kodak Gallery, nhằm đáp ứng các điều kiện để được cấp vốn vay phục vụ cho quá trình tái cơ cấu hậu phá sản.
Số phận của Kodak đang phụ thuộc nhiều vào kế hoạch bán 1.100 bằng sáng chế trong lĩnh vực kỹ thuật số. Các chủ nợ đòi hỏi Kodak phải bán được số bằng sáng chế này.
Sự tồn tại của Kodak cho tới thời điểm phá sản cũng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu từ danh mục bằng sáng chế. Kodak đã kiện những công ty lớn như Samsung và LG, cáo buộc các hãng này xâm phạm quyền sáng chế trong lĩnh vực ảnh. Nhờ đó, hãng đã thu được hàng trăm triệu USD mà các hãng bị kiện phải chi để giải quyết các vụ kiện này.
Mặc dù Kodak đã bán dần tài sản từ trước để có tiền mặt, động thái mới nhất của hãng được xem như một đòn đánh mạnh vào lịch sử của “người khổng lồ” trong lĩnh vực ảnh của thế giới. Nhiệm vụ của Kodak giờ đây là phải thuyết phục được các chủ nợ rằng, sau khi hoàn tất quy trình phá sản, hãng sẽ trở thành một công ty nhỏ hơn với sản phẩm chính là các sản phẩm máy in thương mại và tiêu dùng, phụ kiện và pin máy ảnh…