Kỳ họp thứ 10, Quốc hội chưa bàn nợ công 5 năm tới?
Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội dự kiến sẽ có 32 ngày làm việc
Cuối phiên họp sáng 13/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, sẽ khai mạc vào sáng 20/10 tới.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết dự kiến tiếp thu ý kiến của Chính phủ là chưa trình dự án Luật Ban hành quyết định hành chính ở kỳ họp này.
Đồng thời cũng chưa trình Quốc hội cho ý kiến về mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 5 năm 2016-2020.
“Nội dung này nên được chuẩn bị sau khi Quốc hội thông dự kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020”, ông Phúc nói.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng nên cân nhắc việc lùi nội dung về nợ công. Bởi đây là vấn đề có liên quan mật thiết đến kế hoạch tài chính 5 năm tới.
“Tôi biết Bộ Tài chính đã chuẩn bị rồi, nên gửi cho đại biểu để có cái nhìn đồng bộ hơn”, ông Hiển góp ý.
Một nội dung đáng chú ý tại kỳ họp thứ 10 là các đoàn đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận về các dự thảo văn kiện trình Đại hội lần thứ 12 của Đảng.
Trên cơ sở các ý kiến đóng góp về chương trình kỳ họp, Văn phòng Quốc hội dự kiến giảm từ một ngày xuống còn nửa ngày cho nội dung này.
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền cho rằng vẫn nên dành cả ngày để thảo luận về các dự thảo văn kiện trình Đại hội 12 của Đảng,.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển thì phần thảo luận về kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm tới có thể gắn với thảo luận dự thảo văn kiện đại hội Đảng.
Với các nội dung khác của kỳ họp, tổng hợp các góp ý cho thấy có ý kiến đề nghị tăng thời gian thảo luận về kinh tế-xã hội.
Ý kiến khác đề nghị tăng thời gian từ 2,5 ngày lên 3,5 ngày đối với việc xem xét các báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến năm 2015 và chất vấn lại một số vấn đề.
Nhưng cũng có vị đề nghị giảm thời gian của nội dung này từ 2,5 ngày xuống còn 2 ngày, Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
Về thời gian, sau khi tiếp thu các ý kiến góp ý, Văn phòng Quốc hội đề nghị bố trí Quốc hội làm việc thêm một ngày thứ Bảy (tổng cộng là 3/6 ngày thứ Bảy) để bảo đảm bế mạc kỳ họp trong tháng 11/2015.
Như vậy, thời gian tiến hành kỳ họp là 32 ngày làm việc, trong đó có 3/6 ngày thứ Bảy và dự kiến bế mạc vào ngày 28/11/2015.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết dự kiến tiếp thu ý kiến của Chính phủ là chưa trình dự án Luật Ban hành quyết định hành chính ở kỳ họp này.
Đồng thời cũng chưa trình Quốc hội cho ý kiến về mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 5 năm 2016-2020.
“Nội dung này nên được chuẩn bị sau khi Quốc hội thông dự kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020”, ông Phúc nói.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng nên cân nhắc việc lùi nội dung về nợ công. Bởi đây là vấn đề có liên quan mật thiết đến kế hoạch tài chính 5 năm tới.
“Tôi biết Bộ Tài chính đã chuẩn bị rồi, nên gửi cho đại biểu để có cái nhìn đồng bộ hơn”, ông Hiển góp ý.
Một nội dung đáng chú ý tại kỳ họp thứ 10 là các đoàn đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận về các dự thảo văn kiện trình Đại hội lần thứ 12 của Đảng.
Trên cơ sở các ý kiến đóng góp về chương trình kỳ họp, Văn phòng Quốc hội dự kiến giảm từ một ngày xuống còn nửa ngày cho nội dung này.
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền cho rằng vẫn nên dành cả ngày để thảo luận về các dự thảo văn kiện trình Đại hội 12 của Đảng,.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển thì phần thảo luận về kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm tới có thể gắn với thảo luận dự thảo văn kiện đại hội Đảng.
Với các nội dung khác của kỳ họp, tổng hợp các góp ý cho thấy có ý kiến đề nghị tăng thời gian thảo luận về kinh tế-xã hội.
Ý kiến khác đề nghị tăng thời gian từ 2,5 ngày lên 3,5 ngày đối với việc xem xét các báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến năm 2015 và chất vấn lại một số vấn đề.
Nhưng cũng có vị đề nghị giảm thời gian của nội dung này từ 2,5 ngày xuống còn 2 ngày, Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
Về thời gian, sau khi tiếp thu các ý kiến góp ý, Văn phòng Quốc hội đề nghị bố trí Quốc hội làm việc thêm một ngày thứ Bảy (tổng cộng là 3/6 ngày thứ Bảy) để bảo đảm bế mạc kỳ họp trong tháng 11/2015.
Như vậy, thời gian tiến hành kỳ họp là 32 ngày làm việc, trong đó có 3/6 ngày thứ Bảy và dự kiến bế mạc vào ngày 28/11/2015.