Lạc quan, bi quan với Chỉ thị 03
Một lần nữa tác động của Chỉ thị 03 lại được đề cập đến với những nhận định lạc quan xen lẫn bi quan
Một lần nữa tác động của Chỉ thị 03 lại được đề cập đến với những nhận định lạc quan xen lẫn bi quan.
>>“Không có chủ trương sửa Chỉ thị 03”
Trong chủ đề “Đấu giá cổ phần lần đầu” của cuộc hội thảo do Học viện Tài chính tổ chức chiều 24/9, Chỉ thị 03 (về hạn chế cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán của Ngân hàng Nhà nước) lại được một số đại biểu đưa vào tham luận như một tác động tiêu biểu đến thị trường hiện nay và trong thời gian tới.
“Vốn trong nền kinh tế vẫn còn nhiều”
TS. Đặng Văn Thanh, Phó chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), là một trong số ít đại biểu đưa ra những nhận định lạc quan trước tác động của Chỉ thị 03, bởi theo ông, vốn trong nền kinh tế vẫn còn nhiều.
“Vốn trong nền kinh tế thực ra vẫn còn nhiều. Và chắc chắn sẽ có sự dịch chuyển trở lại vào thị trường chứng khoán khi có sự tác động mạnh của những cổ phiếu có chất lượng hơn, hoặc khi giá cổ phiếu xuống những mức hấp dẫn”, ông Thanh nói.
Theo phân tích của ông, trên thực tế, hạn chế cho vay cầm cố chứng khoán chỉ tác động chủ yếu đến những ngân hàng thương mại cổ phần, là những ngân hàng vốn chỉ chiếm khoảng 20% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng, trong khi khối quốc doanh mới chỉ cho vay một tỷ lệ nhỏ theo loại hình này.
Hiện tại, “room” ở khối ngân hàng quốc doanh còn nhiều, đặc biệt là theo tổng dư nợ lớn của khối này. Cơ hội đối với nhà đầu tư, vốn đối với thị trường chứng khoán vẫn còn cửa khá rộng, tất nhiên là các ngân hàng quốc doanh cần tích cực cho vay hơn và nhà đầu tư có nhu cầu.
“Nếu những ngân hàng đó tích cực cho vay, cung vốn đổ vào thị trường chứng khoán sẽ không sụt giảm mạnh như dư luận đang lo ngại. Ngay cả khi vốn từ ngân hàng quốc doanh không tăng lên mạnh thì cũng là bình thường, bởi điều đó phản ánh thái độ thận trọng phòng ngừa rủi ro của ngân hàng”, ông Thanh phân tích thêm.
Thực tế, thời gian gần đây các ngân hàng quốc doanh cũng đã bắt đầu “mở hầu bao” đối với hoạt động cho vay này, nhất là khi vốn khả dụng dư thừa kéo dài, tốc độ huy động cao hơn cho vay. Và ở thời điểm này, thị trường đang chứng kiến những phiên giao dịch sôi động; luồng tiền đang chảy mạnh trở lại qua mỗi phiên như bỏ qua sự tồn tại của Chỉ thị 03.
Lo thiệt trước vốn ngoại
Thế nhưng, dù khá lạc quan, song ông Thanh cũng đề cập đến một ảnh hưởng gián tiếp của Chỉ thị 03 trong tiến độ cổ phần hóa các tổng công ty, doanh nghiệp lớn trong thời gian qua và có thể tiếp diễn trong thời gian tới.
Đó là một số ý kiến đề nghị hoãn, dãn những đợt IPO (phát hành cổ phần lần đầu) của những doanh nghiệp có "hàng" chất lượng mà thị trường đang chờ đợi. Nguyên do là lo ngại vốn trong nền kinh tế, trong công chúng đầu tư không còn nhiều và đặc biệt là không thể trông chờ vào các ngân hàng thương mại bởi sự can thiệp của Chỉ thị 03.
Những kiến nghị đó cho rằng vốn đã hạn chế, "hàng" càng nhiều thì dẫn đến khả năng giá chứng khoán sẽ giảm, thị trường sẽ suy thoái. Nhưng khả năng này cần xét lại bởi cũng có ý kiến cho rằng nguồn hàng chất lượng sắp tới sẽ tạo thêm động lực cho thị trường đi lên.
Còn hiện tại, một lo ngại đang định hình: khi nhiều nguồn hàng mới, chất lượng chuẩn bị ra mắt, việc vốn nhà đầu tư trong nước hạn chế sẽ là một thiệt thòi lớn trước tiềm lực của khối đầu tư nước ngoài.
Theo đại diện của Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC), dù có thể dãn tiến độ nhưng các đợt IPO lớn sẽ vẫn diễn ra trong thời gian tới. Đây là nguồn hàng mà nhiều nhà đầu tư trong nước muốn tiếp cận nhưng lại không biết “quay” tiền từ đâu.
“Chúng tôi nhận thấy nhiều nhà đầu tư trong nước đang đứng trước nhiều đợt IPO lớn nhưng không biết lấy đâu ra tiền để tham gia. Nguồn vốn hỗ trợ từ các ngân hàng thương mại đã bị hạn chế từ Chỉ thị 03. Hay là để những nguồn hàng đó chảy vào túi nhà đầu tư nước ngoài?”, đại diện TSC đặt vấn đề và đề nghị các cơ quan quản lý xem xét đến khả năng này.
>>“Không có chủ trương sửa Chỉ thị 03”
Trong chủ đề “Đấu giá cổ phần lần đầu” của cuộc hội thảo do Học viện Tài chính tổ chức chiều 24/9, Chỉ thị 03 (về hạn chế cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán của Ngân hàng Nhà nước) lại được một số đại biểu đưa vào tham luận như một tác động tiêu biểu đến thị trường hiện nay và trong thời gian tới.
“Vốn trong nền kinh tế vẫn còn nhiều”
TS. Đặng Văn Thanh, Phó chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), là một trong số ít đại biểu đưa ra những nhận định lạc quan trước tác động của Chỉ thị 03, bởi theo ông, vốn trong nền kinh tế vẫn còn nhiều.
“Vốn trong nền kinh tế thực ra vẫn còn nhiều. Và chắc chắn sẽ có sự dịch chuyển trở lại vào thị trường chứng khoán khi có sự tác động mạnh của những cổ phiếu có chất lượng hơn, hoặc khi giá cổ phiếu xuống những mức hấp dẫn”, ông Thanh nói.
Theo phân tích của ông, trên thực tế, hạn chế cho vay cầm cố chứng khoán chỉ tác động chủ yếu đến những ngân hàng thương mại cổ phần, là những ngân hàng vốn chỉ chiếm khoảng 20% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng, trong khi khối quốc doanh mới chỉ cho vay một tỷ lệ nhỏ theo loại hình này.
Hiện tại, “room” ở khối ngân hàng quốc doanh còn nhiều, đặc biệt là theo tổng dư nợ lớn của khối này. Cơ hội đối với nhà đầu tư, vốn đối với thị trường chứng khoán vẫn còn cửa khá rộng, tất nhiên là các ngân hàng quốc doanh cần tích cực cho vay hơn và nhà đầu tư có nhu cầu.
“Nếu những ngân hàng đó tích cực cho vay, cung vốn đổ vào thị trường chứng khoán sẽ không sụt giảm mạnh như dư luận đang lo ngại. Ngay cả khi vốn từ ngân hàng quốc doanh không tăng lên mạnh thì cũng là bình thường, bởi điều đó phản ánh thái độ thận trọng phòng ngừa rủi ro của ngân hàng”, ông Thanh phân tích thêm.
Thực tế, thời gian gần đây các ngân hàng quốc doanh cũng đã bắt đầu “mở hầu bao” đối với hoạt động cho vay này, nhất là khi vốn khả dụng dư thừa kéo dài, tốc độ huy động cao hơn cho vay. Và ở thời điểm này, thị trường đang chứng kiến những phiên giao dịch sôi động; luồng tiền đang chảy mạnh trở lại qua mỗi phiên như bỏ qua sự tồn tại của Chỉ thị 03.
Lo thiệt trước vốn ngoại
Thế nhưng, dù khá lạc quan, song ông Thanh cũng đề cập đến một ảnh hưởng gián tiếp của Chỉ thị 03 trong tiến độ cổ phần hóa các tổng công ty, doanh nghiệp lớn trong thời gian qua và có thể tiếp diễn trong thời gian tới.
Đó là một số ý kiến đề nghị hoãn, dãn những đợt IPO (phát hành cổ phần lần đầu) của những doanh nghiệp có "hàng" chất lượng mà thị trường đang chờ đợi. Nguyên do là lo ngại vốn trong nền kinh tế, trong công chúng đầu tư không còn nhiều và đặc biệt là không thể trông chờ vào các ngân hàng thương mại bởi sự can thiệp của Chỉ thị 03.
Những kiến nghị đó cho rằng vốn đã hạn chế, "hàng" càng nhiều thì dẫn đến khả năng giá chứng khoán sẽ giảm, thị trường sẽ suy thoái. Nhưng khả năng này cần xét lại bởi cũng có ý kiến cho rằng nguồn hàng chất lượng sắp tới sẽ tạo thêm động lực cho thị trường đi lên.
Còn hiện tại, một lo ngại đang định hình: khi nhiều nguồn hàng mới, chất lượng chuẩn bị ra mắt, việc vốn nhà đầu tư trong nước hạn chế sẽ là một thiệt thòi lớn trước tiềm lực của khối đầu tư nước ngoài.
Theo đại diện của Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC), dù có thể dãn tiến độ nhưng các đợt IPO lớn sẽ vẫn diễn ra trong thời gian tới. Đây là nguồn hàng mà nhiều nhà đầu tư trong nước muốn tiếp cận nhưng lại không biết “quay” tiền từ đâu.
“Chúng tôi nhận thấy nhiều nhà đầu tư trong nước đang đứng trước nhiều đợt IPO lớn nhưng không biết lấy đâu ra tiền để tham gia. Nguồn vốn hỗ trợ từ các ngân hàng thương mại đã bị hạn chế từ Chỉ thị 03. Hay là để những nguồn hàng đó chảy vào túi nhà đầu tư nước ngoài?”, đại diện TSC đặt vấn đề và đề nghị các cơ quan quản lý xem xét đến khả năng này.