Ladofoods mở rộng phát triển vùng nguyên liệu rượu vang Đà Lạt
Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng (Ladofoods) đã quyết định thành lập “Ban dự án phát triển vùng nguyên liệu tỉnh Ninh Thuận”
Vào trung tuần tháng 8 vừa qua, lãnh đạo Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng (Ladofoods) đã quyết định thành lập “Ban dự án phát triển vùng nguyên liệu tỉnh Ninh Thuận”.
Theo đó, Ban dự án có những chức năng chính như sau: lập dự án phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến các sản phẩm rượu vang Đà Lạt của công ty; triển khai mô hình trồng nho rượu theo phương pháp BIO của châu Âu; đào tạo đội ngũ tư vấn, kỹ thuật viên; tổ chức hội nghị, hội thảo đồng ruộng và hướng dẫn nông hộ tỉnh Ninh Thuận phát triển canh tác, nhân rộng mô hình trồng nho rượu theo công nghệ mới của công ty ra các hộ nông dân trồng nho.
Tại thời điểm này, Ban dự án đã hoàn tất việc lập các chương trình, kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ đến ngoài năm 2020 và đang xúc tiến triển khai các chương trình công việc được chia thành 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1(2013 - 2014): triển khai mô hình trồng nho rượu theo phương pháp làm giàn hàng rào và mô hình trình diễn trồng nho rượu thử nghiệm BIO trên vườn nho theo công nghệ của châu Âu, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của chuyên gia người Áo – Tiến sĩ Milan Hluchy, Chủ tịch Hiệp hội Nho hữu cơ – Cộng hòa Séc, song song triển khai các chương trình nghiên cứu, thử nghiệm cải tiến quy trình chăm sóc để từng bước nâng cao năng suất và chất lượng nho rượu, tiết giảm chi phí sản xuất, tuyển chọn các giống nho phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Ninh Thuận.
Giai đoạn 2 (2015 đến ngoài 2020): nhân rộng, phát triển diện tích trồng nho rượu ra các nông hộ tỉnh Ninh Thuận lên 100 hécta , năng suất dự kiến trên dưới 30 tấn/ha/năm, với sản lượng này, hàng năm công ty tổ chức bao tiêu sản phẩm từ các hộ nông dân từ 3 – 4 nghìn tấn/năm, đủ để nâng công suất Nhà máy rượu Vang Đà Lạt lên từ bốn đến năm triệu lít/năm, trong đó có những dòng sản phẩm chất lượng cao, có thể sánh vai với các loại vang nhập ngoại cao cấp đang có trên thị trường Việt Nam
Vào năm 2008, Ladofoods và Công ty P&P Import Export France (Pháp) đã hợp tác thành lập Công ty Liên doanh Vang Đà Lạt – Pháp để đầu tư trang trại trồng nho rượu và sản xuất chế biến các loại vang theo chất lượng của Pháp tại Lâm Đồng. Tháng 2/2008, công ty đã nhập 4 giống nho đỏ gồm: syrah, merlot, carbenet sauvignon, carbenet Franc từ Pháp để trồng thử nghiệm tại xã Tutra, Đơn Dương, Lâm Đồng.
Đến tháng 5/2009, đã triển khai trồng thêm 3 giống nho trắng được nhập khẩu từ Pháp là sauvignon blanc, chardonnay và mauzac. Như vậy, đã có 7 giống nho rượu nhập khẩu được trồng tại Đà Lạt – Lâm Đồng. Đến nay, cho thấy có 2 giống nho syrah & sauvignon blanc đã cho kết quả tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên tại Lâm Đồng.
Với đặc điểm tự nhiên về đất đai, thổ nhưỡng của tỉnh Ninh Thuận: đất khô, nóng ẩm, ít mưa nên rất thích hợp cho việc canh tác cây nho cho năng suất cao; theo số liệu thống kê, tỉnh Ninh Thuận hiện nay đang có diên tích canh tác cây nho lớn nhất nước, khoảng trên dưới 1.000 ha, với khoảng 15.000 người trồng nho, chiếm gần 10% dân số lao động nông lâm nghiệp.
Việc Ladofoods định hướng chiến lược đầu tư lớn cho vùng nguyên liệu nho rượu vào vùng đất tiềm năng này, tin tưởng sẽ tiếp tục tạo thêm những bước đi đột phá mang tính chiến lược, mở ra một cơ hội, một hướng đi mới để công ty phát triển bền vững. Sức cạnh tranh cho sản phẩm Vang Đà Lạt và hình ảnh của thương hiệu sẽ được nâng tầm cao mới trong tương lai không xa, một khi dự án đã và đang đi vào hoạt động, dần trở nên hiện thực hóa, mang lại kết quả rõ rệt.
(Nguồn: Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng)
Theo đó, Ban dự án có những chức năng chính như sau: lập dự án phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến các sản phẩm rượu vang Đà Lạt của công ty; triển khai mô hình trồng nho rượu theo phương pháp BIO của châu Âu; đào tạo đội ngũ tư vấn, kỹ thuật viên; tổ chức hội nghị, hội thảo đồng ruộng và hướng dẫn nông hộ tỉnh Ninh Thuận phát triển canh tác, nhân rộng mô hình trồng nho rượu theo công nghệ mới của công ty ra các hộ nông dân trồng nho.
Tại thời điểm này, Ban dự án đã hoàn tất việc lập các chương trình, kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ đến ngoài năm 2020 và đang xúc tiến triển khai các chương trình công việc được chia thành 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1(2013 - 2014): triển khai mô hình trồng nho rượu theo phương pháp làm giàn hàng rào và mô hình trình diễn trồng nho rượu thử nghiệm BIO trên vườn nho theo công nghệ của châu Âu, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của chuyên gia người Áo – Tiến sĩ Milan Hluchy, Chủ tịch Hiệp hội Nho hữu cơ – Cộng hòa Séc, song song triển khai các chương trình nghiên cứu, thử nghiệm cải tiến quy trình chăm sóc để từng bước nâng cao năng suất và chất lượng nho rượu, tiết giảm chi phí sản xuất, tuyển chọn các giống nho phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Ninh Thuận.
Giai đoạn 2 (2015 đến ngoài 2020): nhân rộng, phát triển diện tích trồng nho rượu ra các nông hộ tỉnh Ninh Thuận lên 100 hécta , năng suất dự kiến trên dưới 30 tấn/ha/năm, với sản lượng này, hàng năm công ty tổ chức bao tiêu sản phẩm từ các hộ nông dân từ 3 – 4 nghìn tấn/năm, đủ để nâng công suất Nhà máy rượu Vang Đà Lạt lên từ bốn đến năm triệu lít/năm, trong đó có những dòng sản phẩm chất lượng cao, có thể sánh vai với các loại vang nhập ngoại cao cấp đang có trên thị trường Việt Nam
Vào năm 2008, Ladofoods và Công ty P&P Import Export France (Pháp) đã hợp tác thành lập Công ty Liên doanh Vang Đà Lạt – Pháp để đầu tư trang trại trồng nho rượu và sản xuất chế biến các loại vang theo chất lượng của Pháp tại Lâm Đồng. Tháng 2/2008, công ty đã nhập 4 giống nho đỏ gồm: syrah, merlot, carbenet sauvignon, carbenet Franc từ Pháp để trồng thử nghiệm tại xã Tutra, Đơn Dương, Lâm Đồng.
Đến tháng 5/2009, đã triển khai trồng thêm 3 giống nho trắng được nhập khẩu từ Pháp là sauvignon blanc, chardonnay và mauzac. Như vậy, đã có 7 giống nho rượu nhập khẩu được trồng tại Đà Lạt – Lâm Đồng. Đến nay, cho thấy có 2 giống nho syrah & sauvignon blanc đã cho kết quả tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên tại Lâm Đồng.
Với đặc điểm tự nhiên về đất đai, thổ nhưỡng của tỉnh Ninh Thuận: đất khô, nóng ẩm, ít mưa nên rất thích hợp cho việc canh tác cây nho cho năng suất cao; theo số liệu thống kê, tỉnh Ninh Thuận hiện nay đang có diên tích canh tác cây nho lớn nhất nước, khoảng trên dưới 1.000 ha, với khoảng 15.000 người trồng nho, chiếm gần 10% dân số lao động nông lâm nghiệp.
Việc Ladofoods định hướng chiến lược đầu tư lớn cho vùng nguyên liệu nho rượu vào vùng đất tiềm năng này, tin tưởng sẽ tiếp tục tạo thêm những bước đi đột phá mang tính chiến lược, mở ra một cơ hội, một hướng đi mới để công ty phát triển bền vững. Sức cạnh tranh cho sản phẩm Vang Đà Lạt và hình ảnh của thương hiệu sẽ được nâng tầm cao mới trong tương lai không xa, một khi dự án đã và đang đi vào hoạt động, dần trở nên hiện thực hóa, mang lại kết quả rõ rệt.
(Nguồn: Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng)