Lại có ngân hàng bị “gài bẫy” vượt trần lãi suất?
Sáng nay (5/10), thị trường lại xôn xao thông tin về một trường hợp ngân hàng bị “gài bẫy” vượt trần lãi suất
Sáng nay (5/10), thị trường lại xôn xao thông tin về một trường hợp ngân hàng bị “gài bẫy” vượt trần lãi suất.
Bạn đọc của VnEconomy đang làm việc tại một ngân hàng thương mại gọi điện tới phóng viên đề nghị xác minh thông tin vừa xuất hiện: một cán bộ ngân hàng thương mại cầm tiền đến “gài bẫy” vượt trần lãi suất một ngân hàng bạn, sau đó báo thanh tra vào cuộc xử lý.
Do chưa có kết luận cuối cùng của thanh tra, cũng như khẳng định một cách chính thức từ ngân hàng bị “gài bẫy” đó nên tên ngân hàng liên quan chưa được công bố, cũng như chưa thể khẳng định việc vi phạm trần lãi suất huy động VND có chính xác hay không.
Trao đổi với VnEconomy, một nguồn tin tại ngân hàng đó xác nhận có trường hợp trên. Tuy nhiên, nguồn tin này khẳng định trần lãi suất 14%/năm vẫn được ngân hàng tôn trọng.
Hiện các thông tin chính thức vẫn chờ đợi các bên liên quan công bố. Trong khi đó, một giả thiết được đặt ra (nếu như khẳng định trần lãi suất 14%/năm được tôn trọng trên sổ sách) là ngân hàng nói trên có thể bị khép vào vi phạm bởi một cơ chế đã và đang có tại một số ngân hàng khác.
Cụ thể, thời gian qua, qua các hình thức giới thiệu khác nhau, một số ngân hàng áp dụng cơ chế kích thích huy động vốn bằng phần thưởng cho người giới thiệu người gửi tiền. Nếu cá nhân giới thiệu được người thân, bạn bè đến gửi tiền, ngân hàng sẽ tặng một khoản tiền mặt nhất định mà không tính cho người gửi tiền, vào khoản tiền gửi đó.
Vấn đề là, với cơ chế đó thì trần lãi suất có bị vi phạm hay không? Vì ở đây, người gửi tiền với khoản tiền mình gửi, lãi nhận không phát sinh trên 14%/năm, nhưng với ngân hàng thì có phát sinh chi phí trên 14%/năm cho khoản tiền gửi này.
Vụ việc mới này khiến người ta nhớ lại vào ngày 14/9 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tây Ninh đã có Quyết định số 119/QĐ-TNI, xử lý vi phạm huy động vốn vượt trần lãi suất 14%/năm tại chi nhánh Tây Ninh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongA Bank), đồng thời miễn nhiệm chức danh giám đốc chi nhánh với ông Nguyễn Thái Hậu.
Sau sự kiện này, giới ngân hàng rộ lên thông tin: một ngân hàng lớn nằm trong nhóm “G12 + 1” đã “gài bẫy” DongA Bank, khi giám đốc chi nhánh Tây Ninh của ngân hàng nói trên mang tiền đến mời chào ông Nguyễn Thái Hậu nhận gửi với mức trên 14%/năm, sau đó, hồ sơ vụ việc được gửi đến thanh tra Ngân hàng Nhà nước ở Trung ương làm bằng chứng tố cáo.
Đến ngày 3/10, trong thư ngỏ được đăng tải trên website Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), lãnh đạo ngân hàng này khẳng định, “ACB không chủ trương và tổ chức thực hiện gài bẫy bất kỳ ngân hàng nào”.
“Anh Nguyễn Lê Nam, Giám đốc chi nhánh ACB Tây Ninh, gửi tiền tiết kiệm với tư cách cá nhân và chúng tôi thu thập cùng với các kênh thông tin khác như một phương thức thu thập thông tin thị trường. Những thông tin này chỉ để cung cấp cho những người có liên quan, phục vụ việc quyết định chính sách lãi suất, hoàn toàn không nhằm cung cấp cho bất kỳ cơ quan nào khác bên ngoài ACB, như vậy thông tin này đến với Ngân hàng Nhà nước không phải do ACB cung cấp”, bức thư trên khẳng định.
Bạn đọc của VnEconomy đang làm việc tại một ngân hàng thương mại gọi điện tới phóng viên đề nghị xác minh thông tin vừa xuất hiện: một cán bộ ngân hàng thương mại cầm tiền đến “gài bẫy” vượt trần lãi suất một ngân hàng bạn, sau đó báo thanh tra vào cuộc xử lý.
Do chưa có kết luận cuối cùng của thanh tra, cũng như khẳng định một cách chính thức từ ngân hàng bị “gài bẫy” đó nên tên ngân hàng liên quan chưa được công bố, cũng như chưa thể khẳng định việc vi phạm trần lãi suất huy động VND có chính xác hay không.
Trao đổi với VnEconomy, một nguồn tin tại ngân hàng đó xác nhận có trường hợp trên. Tuy nhiên, nguồn tin này khẳng định trần lãi suất 14%/năm vẫn được ngân hàng tôn trọng.
Hiện các thông tin chính thức vẫn chờ đợi các bên liên quan công bố. Trong khi đó, một giả thiết được đặt ra (nếu như khẳng định trần lãi suất 14%/năm được tôn trọng trên sổ sách) là ngân hàng nói trên có thể bị khép vào vi phạm bởi một cơ chế đã và đang có tại một số ngân hàng khác.
Cụ thể, thời gian qua, qua các hình thức giới thiệu khác nhau, một số ngân hàng áp dụng cơ chế kích thích huy động vốn bằng phần thưởng cho người giới thiệu người gửi tiền. Nếu cá nhân giới thiệu được người thân, bạn bè đến gửi tiền, ngân hàng sẽ tặng một khoản tiền mặt nhất định mà không tính cho người gửi tiền, vào khoản tiền gửi đó.
Vấn đề là, với cơ chế đó thì trần lãi suất có bị vi phạm hay không? Vì ở đây, người gửi tiền với khoản tiền mình gửi, lãi nhận không phát sinh trên 14%/năm, nhưng với ngân hàng thì có phát sinh chi phí trên 14%/năm cho khoản tiền gửi này.
Vụ việc mới này khiến người ta nhớ lại vào ngày 14/9 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tây Ninh đã có Quyết định số 119/QĐ-TNI, xử lý vi phạm huy động vốn vượt trần lãi suất 14%/năm tại chi nhánh Tây Ninh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongA Bank), đồng thời miễn nhiệm chức danh giám đốc chi nhánh với ông Nguyễn Thái Hậu.
Sau sự kiện này, giới ngân hàng rộ lên thông tin: một ngân hàng lớn nằm trong nhóm “G12 + 1” đã “gài bẫy” DongA Bank, khi giám đốc chi nhánh Tây Ninh của ngân hàng nói trên mang tiền đến mời chào ông Nguyễn Thái Hậu nhận gửi với mức trên 14%/năm, sau đó, hồ sơ vụ việc được gửi đến thanh tra Ngân hàng Nhà nước ở Trung ương làm bằng chứng tố cáo.
Đến ngày 3/10, trong thư ngỏ được đăng tải trên website Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), lãnh đạo ngân hàng này khẳng định, “ACB không chủ trương và tổ chức thực hiện gài bẫy bất kỳ ngân hàng nào”.
“Anh Nguyễn Lê Nam, Giám đốc chi nhánh ACB Tây Ninh, gửi tiền tiết kiệm với tư cách cá nhân và chúng tôi thu thập cùng với các kênh thông tin khác như một phương thức thu thập thông tin thị trường. Những thông tin này chỉ để cung cấp cho những người có liên quan, phục vụ việc quyết định chính sách lãi suất, hoàn toàn không nhằm cung cấp cho bất kỳ cơ quan nào khác bên ngoài ACB, như vậy thông tin này đến với Ngân hàng Nhà nước không phải do ACB cung cấp”, bức thư trên khẳng định.