Lãi suất đồng loạt rút sâu
Với lần điều chỉnh này, lãi suất huy động đã rút về mốc đầu năm, lãi suất cho vay mức thấp nhất đã sâu hơn một năm trở lại đây
Với lần điều chỉnh này, lãi suất huy động đã rút về mốc đầu năm, lãi suất cho vay mức thấp nhất đã sâu hơn một năm trở lại đây.
Ngày 5/12, những điều chỉnh mới của Ngân hàng Nhà nước về các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bắt đầu có hiệu lực. Các ngân hàng thương mại cũng đồng loạt rút lãi suất cho vay và huy động về những mức thấp.
Lãi suất cho vay bằng… lãi suất cơ bản
Vẫn là những ngân hàng lớn nhất trên thị trường hiện nay đi đầu trong đợt điều chỉnh này. Một điểm đáng chú ý là lãi suất cho vay VND thấp nhất của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ngang với lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước (10%/năm), điều chưa từng có kể từ khi cơ chế cho vay theo 150% lãi suất cơ bản có hiệu lực (từ 19/5/2008).
Cụ thể, từ ngày 8/12, lãi suất cho vay ngắn hạn VND của BIDV thấp nhất chỉ là 10%/năm, cao nhất là 11,5%/năm, áp dụng đối với tất cả các khách hàng; riêng lãi suất thấp ưu tiên các khách hàng trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế.
Cũng từ thời điểm trên, lãi suất cho vay trung dài hạn của BIDV được xác định bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng trả sau cộng với phí tối thiểu là 3%/năm (lãi suất cho vay tối đa không vượt quá 150% lãi suất cơ bản hiện hành).
Đây là lần giảm thứ 10 liên tiếp của BIDV trong vòng 5 tháng trở lại đây, được Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trần Bắc Hà giải thích là “hành động thiết thực trong lộ trình thực hiện việc kích thích sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện các nội dung chính của gói 5 giải pháp đồng bộ vừa được Chính phủ công bố, chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế”.
Ông Hà cũng cho biết đây sẽ là đợt điều chỉnh giảm lãi suất cuối cùng trong năm 2008 của ngân hàng này.
Một ngân hàng lớn khác là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), mức lãi suất cho vay ưu đãi thấp nhất cũng chỉ còn 0,875%/tháng, tương ứng 10,5%/năm và sát với lãi suất cơ bản. Lãi suất cho vay thông thường của Vietcombank là 1,04%/tháng. Đây là lần điều chỉnh giảm thứ hai chỉ trong vòng 5 ngày đầu tháng 12/2008 của Vietcombank.
Tính đến hết ngày 5/12, theo thông tin từ Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), những thành viên lớn như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL đều đã đồng loạt đưa lãi suất cho vay về gần với lãi suất cơ bản, bên cạnh mức cao nhất là 15%/năm – tối đa theo quy định.
Với khối ngân hàng quốc doanh và Vietcombank, lãi suất cho vay giảm mạnh có thể mang lại lợi ích cho nhiều nhu cầu vay vốn, bởi khối này hiện đang chiếm tới 57,12% tổng dự nợ VND của hệ thống (tính đến cuối tháng 10/2008). Đáng chú ý là những mức thấp nhất trong khối này đã rút sâu về “mặt bằng” khoảng giữa năm 2007.
Ở khối cổ phần, nhiều thành viên cũng đã công bố lãi suất cho vay VND đối với một số lĩnh vực thấp hơn 0,5% - 2%/năm so với mức lãi suất cho vay tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất cho vay của Ngân hàng Việt Á thấp nhất là 1,13%/tháng (13,5%/năm), cao nhất 15%/năm; của Ngân hàng Liên Việt thấp nhất 1,08%/tháng (13%/năm), cao nhất 15%/năm; của Ngân hàng An Bình thấp nhất 1,15%/tháng (13,75%/năm), cao nhất 15%/năm…
Trên thị trường liên ngân hàng ngày 5/12, lãi suất qua đêm và kỳ hạn dưới 1 tháng chỉ từ 9,5% - 10,5%/năm, giảm khoảng 1% - 1,5%/năm so với ngày 4/12.
Theo đánh giá của Vụ Chính sách tiền tệ, “phản ứng bước đầu của thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng là khá tích cực đối với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Thị trường tiền tệ tiếp tục dư cung vốn khả dụng, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại quản trị tốt vốn khả dụng”.
Lãi suất huy động một năm biến động mạnh
Theo dự báo mới đây của HSBC trong bản báo cáo cập nhật về thị trường chứng khoán Việt Nam, lãi suất cơ bản được dự báo có thể sẽ giảm thêm 1,5% trong năm 2009.
Còn hiện tại, theo tín hiệu từ một số ngân hàng lớn, đây có thể là lần điều chỉnh cuối cùng về lãi suất cho vay trong năm 2008; riêng lãi suất huy động dự báo những ngày tới sẽ tiếp tục có điều chỉnh.
Đến hết ngày 5/12, theo thống kê của Vụ Chính sách tiền tệ, lãi suất huy động bằng VND của các ngân hàng đều đã giảm thêm khoảng 1% - 2%/năm. Nhìn chung, mức lãi suất huy động dưới 3 tháng giảm từ 10%/năm xuống 8% - 9%/năm; kỳ hạn từ 3 - 12 tháng giảm từ 11%/năm xuống 9% - 10%/năm, kỳ hạn 12 tháng giảm từ 12%/năm xuống 10% - 10,5%/năm và trên 12 tháng từ 10%/năm xuống 8% - 9%/năm.
Như vậy, sau những biến động chưa từng có, lãi suất huy động VND của các ngân hàng đã dần trở về với mức phổ biến đầu năm 2008. Lãi suất ở tất cả các kỳ hạn ở hầu hết các ngân hàng đã xuống thấp hơn trần thỏa thuận giữa các thành viên thông qua Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) 11%/năm hồi tháng 4/2008; thấp hơn nhiều so với mốc tối đa 12%/năm mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp “nóng” bằng Công điện số 02 ở thời điểm đó.
Và trong năm 2008 này, thị trường đã từng chứng kiến những mức lãi suất huy động VND lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp đẩy lên sát mốc 20%/năm; hay những kỷ lục “treo” trên 40% trên thị trường liên ngân hàng hồi tháng 6. Và cũng chỉ mới cách đây khoảng hai tháng, thị trường vẫn có mốc trên 18%/năm.
Ngày 5/12, những điều chỉnh mới của Ngân hàng Nhà nước về các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bắt đầu có hiệu lực. Các ngân hàng thương mại cũng đồng loạt rút lãi suất cho vay và huy động về những mức thấp.
Lãi suất cho vay bằng… lãi suất cơ bản
Vẫn là những ngân hàng lớn nhất trên thị trường hiện nay đi đầu trong đợt điều chỉnh này. Một điểm đáng chú ý là lãi suất cho vay VND thấp nhất của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ngang với lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước (10%/năm), điều chưa từng có kể từ khi cơ chế cho vay theo 150% lãi suất cơ bản có hiệu lực (từ 19/5/2008).
Cụ thể, từ ngày 8/12, lãi suất cho vay ngắn hạn VND của BIDV thấp nhất chỉ là 10%/năm, cao nhất là 11,5%/năm, áp dụng đối với tất cả các khách hàng; riêng lãi suất thấp ưu tiên các khách hàng trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế.
Cũng từ thời điểm trên, lãi suất cho vay trung dài hạn của BIDV được xác định bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng trả sau cộng với phí tối thiểu là 3%/năm (lãi suất cho vay tối đa không vượt quá 150% lãi suất cơ bản hiện hành).
Đây là lần giảm thứ 10 liên tiếp của BIDV trong vòng 5 tháng trở lại đây, được Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trần Bắc Hà giải thích là “hành động thiết thực trong lộ trình thực hiện việc kích thích sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện các nội dung chính của gói 5 giải pháp đồng bộ vừa được Chính phủ công bố, chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế”.
Ông Hà cũng cho biết đây sẽ là đợt điều chỉnh giảm lãi suất cuối cùng trong năm 2008 của ngân hàng này.
Một ngân hàng lớn khác là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), mức lãi suất cho vay ưu đãi thấp nhất cũng chỉ còn 0,875%/tháng, tương ứng 10,5%/năm và sát với lãi suất cơ bản. Lãi suất cho vay thông thường của Vietcombank là 1,04%/tháng. Đây là lần điều chỉnh giảm thứ hai chỉ trong vòng 5 ngày đầu tháng 12/2008 của Vietcombank.
Tính đến hết ngày 5/12, theo thông tin từ Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), những thành viên lớn như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL đều đã đồng loạt đưa lãi suất cho vay về gần với lãi suất cơ bản, bên cạnh mức cao nhất là 15%/năm – tối đa theo quy định.
Với khối ngân hàng quốc doanh và Vietcombank, lãi suất cho vay giảm mạnh có thể mang lại lợi ích cho nhiều nhu cầu vay vốn, bởi khối này hiện đang chiếm tới 57,12% tổng dự nợ VND của hệ thống (tính đến cuối tháng 10/2008). Đáng chú ý là những mức thấp nhất trong khối này đã rút sâu về “mặt bằng” khoảng giữa năm 2007.
Ở khối cổ phần, nhiều thành viên cũng đã công bố lãi suất cho vay VND đối với một số lĩnh vực thấp hơn 0,5% - 2%/năm so với mức lãi suất cho vay tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất cho vay của Ngân hàng Việt Á thấp nhất là 1,13%/tháng (13,5%/năm), cao nhất 15%/năm; của Ngân hàng Liên Việt thấp nhất 1,08%/tháng (13%/năm), cao nhất 15%/năm; của Ngân hàng An Bình thấp nhất 1,15%/tháng (13,75%/năm), cao nhất 15%/năm…
Trên thị trường liên ngân hàng ngày 5/12, lãi suất qua đêm và kỳ hạn dưới 1 tháng chỉ từ 9,5% - 10,5%/năm, giảm khoảng 1% - 1,5%/năm so với ngày 4/12.
Theo đánh giá của Vụ Chính sách tiền tệ, “phản ứng bước đầu của thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng là khá tích cực đối với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Thị trường tiền tệ tiếp tục dư cung vốn khả dụng, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại quản trị tốt vốn khả dụng”.
Lãi suất huy động một năm biến động mạnh
Theo dự báo mới đây của HSBC trong bản báo cáo cập nhật về thị trường chứng khoán Việt Nam, lãi suất cơ bản được dự báo có thể sẽ giảm thêm 1,5% trong năm 2009.
Còn hiện tại, theo tín hiệu từ một số ngân hàng lớn, đây có thể là lần điều chỉnh cuối cùng về lãi suất cho vay trong năm 2008; riêng lãi suất huy động dự báo những ngày tới sẽ tiếp tục có điều chỉnh.
Đến hết ngày 5/12, theo thống kê của Vụ Chính sách tiền tệ, lãi suất huy động bằng VND của các ngân hàng đều đã giảm thêm khoảng 1% - 2%/năm. Nhìn chung, mức lãi suất huy động dưới 3 tháng giảm từ 10%/năm xuống 8% - 9%/năm; kỳ hạn từ 3 - 12 tháng giảm từ 11%/năm xuống 9% - 10%/năm, kỳ hạn 12 tháng giảm từ 12%/năm xuống 10% - 10,5%/năm và trên 12 tháng từ 10%/năm xuống 8% - 9%/năm.
Như vậy, sau những biến động chưa từng có, lãi suất huy động VND của các ngân hàng đã dần trở về với mức phổ biến đầu năm 2008. Lãi suất ở tất cả các kỳ hạn ở hầu hết các ngân hàng đã xuống thấp hơn trần thỏa thuận giữa các thành viên thông qua Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) 11%/năm hồi tháng 4/2008; thấp hơn nhiều so với mốc tối đa 12%/năm mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp “nóng” bằng Công điện số 02 ở thời điểm đó.
Và trong năm 2008 này, thị trường đã từng chứng kiến những mức lãi suất huy động VND lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp đẩy lên sát mốc 20%/năm; hay những kỷ lục “treo” trên 40% trên thị trường liên ngân hàng hồi tháng 6. Và cũng chỉ mới cách đây khoảng hai tháng, thị trường vẫn có mốc trên 18%/năm.