Lãi suất Hàn Quốc thấp kỷ lục vì dịch MERS
Dịch MERS bùng phát ở Hàn Quốc xảy đến vào một thời điểm xấu của nền kinh tế nước này
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc ngày 11/6 đã giảm lãi suất cơ bản về mức thấp chưa từng có, trong bối cảnh virus gây hội chứng suy hô hấp Trung Đông (MERS) lan rộng đe dọa tiến trình phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế.
Theo tin từ Bloomberg, lãi suất cơ bản đồng Won đã được cắt giảm về mức 1,5%. Đây là lần hạ lãi suất thứ tư của Hàn Quốc kể từ tháng 8/2014 và không nằm ngoài dự báo của giới phân tích.
Dịch MERS bùng phát ở Hàn Quốc đến nay đã khiến 9 người thiệt mạng và hơn 3.000 người bị cách ly. Cùng với đó, MERS đang đe dọa đảo ngược sự khởi sắc gần đây trong tâm lý người tiêu dùng Hàn Quốc, giữa lúc nền kinh tế nước này đương đầu sức ép giảm tốc vì lĩnh vực xuất khẩu sa sút. Ngày 10/6, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã phải hoãn một chuyến thăm Mỹ để trực tiếp chỉ đạo việc ứng phó với MERS.
“Động thái cắt giảm lãi suất lần này nhằm làm dịu bớt ảnh hưởng tiêu cực của MERS và ngăn không để tâm lý người tiêu dùng và hoạt động sản xuất rơi vào trạng thái đóng băng”, ông Chang Jae Chul, chuyên gia kinh tế của ngân hàng Citigroup tại Seoul, nhận định.
“Lần này, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đang nỗ lực hành động sớm thay vì phản ứng chậm hơn như sau khi xảy ra thảm họa chìm phà Sewol hồi năm ngoái”, ông Chang nói.
Tổng thống Park Geun-hye đã hối thúc nội các Hàn Quốc chuẩn bị “tất cả các biện pháp chủ động” nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của MERS đối với nền kinh tế. Trong một báo cáo kinh tế ra hàng tháng, Bộ Tài chính Hàn Quốc tuyên bố sẽ theo dõi chặt chẽ ảnh hưởng của MERS đối với các lĩnh vực tiêu dùng và dịch vụ, đồng thời sẽ có phản ứng ngay trong trường hợp cần thiết.
Theo báo cáo nói trên, lĩnh vực xuất khẩu đi xuống đang gây cản trở đối với sự phục hồi về sản xuất và đầu tư trong nền kinh tế Hàn Quóc. Tháng 5 vừa qua, xuất khẩu của nước này giảm 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất trong khoảng 6 năm và đánh dấu tháng giảm thứ 5 liên tiếp.
Việc đồng Won Hàn Quốc tăng giá mạnh so với đồng Yên Nhật được cho là có ảnh hưởng tiêu cực đến các công ty xuất khẩu của Hàn. Trong vòng 12 tháng qua, đồng Won tăng giá 10% so với đồng Yên, tăng 9,3% so với đồng Euro, và giảm 8,7% so với đồng USD.
Theo giới phân tích, dịch MERS bùng phát ở Hàn Quốc xảy đến vào một thời điểm xấu của nền kinh tế, bởi niềm tin của người tiêu dùng nước này vẫn chưa đủ để đảm bảo sự phục hồi kinh tế bền vững. Những bài viết, bản tin mang tính bi quan trên các phương tiện truyền thông cũng khiến tâm lý người tiêu dùng Hàn Quốc bị ảnh hưởng, tương tự như sau vụ chìm phà Sewol năm 2014.
Bộ Y tế Hàn Quốc ngày 11/5 xác nhận có thêm 14 ca nhiễm MERS mới ở nước này, nâng tổng số người nhiễm MERS ở Hàn lên 122 người. Hiện Hàn Quốc là nước có số ca nhiễm MERS nhiều thứ nhì thế giới sau Saudi Arabia.
Trong số những người mới được xác nhận nhiễm MERS ở Hàn Quốc có một phụ nữ đang mang thai. Người này đã nhiễm loại virus nguy hiểm từ phòng cấp cứu trong một bệnh viện ở Seoul, nơi đã có một số ca nhiễm MERS được xác nhận trước đó.
Theo tin từ Bloomberg, lãi suất cơ bản đồng Won đã được cắt giảm về mức 1,5%. Đây là lần hạ lãi suất thứ tư của Hàn Quốc kể từ tháng 8/2014 và không nằm ngoài dự báo của giới phân tích.
Dịch MERS bùng phát ở Hàn Quốc đến nay đã khiến 9 người thiệt mạng và hơn 3.000 người bị cách ly. Cùng với đó, MERS đang đe dọa đảo ngược sự khởi sắc gần đây trong tâm lý người tiêu dùng Hàn Quốc, giữa lúc nền kinh tế nước này đương đầu sức ép giảm tốc vì lĩnh vực xuất khẩu sa sút. Ngày 10/6, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã phải hoãn một chuyến thăm Mỹ để trực tiếp chỉ đạo việc ứng phó với MERS.
“Động thái cắt giảm lãi suất lần này nhằm làm dịu bớt ảnh hưởng tiêu cực của MERS và ngăn không để tâm lý người tiêu dùng và hoạt động sản xuất rơi vào trạng thái đóng băng”, ông Chang Jae Chul, chuyên gia kinh tế của ngân hàng Citigroup tại Seoul, nhận định.
“Lần này, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đang nỗ lực hành động sớm thay vì phản ứng chậm hơn như sau khi xảy ra thảm họa chìm phà Sewol hồi năm ngoái”, ông Chang nói.
Tổng thống Park Geun-hye đã hối thúc nội các Hàn Quốc chuẩn bị “tất cả các biện pháp chủ động” nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của MERS đối với nền kinh tế. Trong một báo cáo kinh tế ra hàng tháng, Bộ Tài chính Hàn Quốc tuyên bố sẽ theo dõi chặt chẽ ảnh hưởng của MERS đối với các lĩnh vực tiêu dùng và dịch vụ, đồng thời sẽ có phản ứng ngay trong trường hợp cần thiết.
Theo báo cáo nói trên, lĩnh vực xuất khẩu đi xuống đang gây cản trở đối với sự phục hồi về sản xuất và đầu tư trong nền kinh tế Hàn Quóc. Tháng 5 vừa qua, xuất khẩu của nước này giảm 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất trong khoảng 6 năm và đánh dấu tháng giảm thứ 5 liên tiếp.
Việc đồng Won Hàn Quốc tăng giá mạnh so với đồng Yên Nhật được cho là có ảnh hưởng tiêu cực đến các công ty xuất khẩu của Hàn. Trong vòng 12 tháng qua, đồng Won tăng giá 10% so với đồng Yên, tăng 9,3% so với đồng Euro, và giảm 8,7% so với đồng USD.
Theo giới phân tích, dịch MERS bùng phát ở Hàn Quốc xảy đến vào một thời điểm xấu của nền kinh tế, bởi niềm tin của người tiêu dùng nước này vẫn chưa đủ để đảm bảo sự phục hồi kinh tế bền vững. Những bài viết, bản tin mang tính bi quan trên các phương tiện truyền thông cũng khiến tâm lý người tiêu dùng Hàn Quốc bị ảnh hưởng, tương tự như sau vụ chìm phà Sewol năm 2014.
Bộ Y tế Hàn Quốc ngày 11/5 xác nhận có thêm 14 ca nhiễm MERS mới ở nước này, nâng tổng số người nhiễm MERS ở Hàn lên 122 người. Hiện Hàn Quốc là nước có số ca nhiễm MERS nhiều thứ nhì thế giới sau Saudi Arabia.
Trong số những người mới được xác nhận nhiễm MERS ở Hàn Quốc có một phụ nữ đang mang thai. Người này đã nhiễm loại virus nguy hiểm từ phòng cấp cứu trong một bệnh viện ở Seoul, nơi đã có một số ca nhiễm MERS được xác nhận trước đó.