Lãi suất huy động tăng và… “thẳng”
Tại nhiều ngân hàng, lãi suất huy động VND đang thẳng băng 14%/năm cho tất cả các kỳ hạn từ 1 tuần cho đến 60 tháng
Sau sản phẩm huy động theo ngày với 14%/năm, thị trường đón nhận ngân hàng lớn tăng lãi suất huy động cũng như trạng thái thẳng băng 14%/năm ở tất cả các kỳ hạn tại nhiều thành viên khác.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) vừa tăng lãi suất huy động VND và chứng chỉ huy động vàng, sau gần ba tháng giữ nguyên biểu lãi suất huy động.
Ở biểu lãi suất huy động mới, ACB đã tăng lãi suất đối với tiền gửi có kỳ hạn truyền thống VND ở các kỳ hạn tính theo 1, 2 và 3 tuần lên kịch trần 14%/năm.
Ở điều chỉnh thứ hai, ACB tăng khá mạnh lãi suất đối với chứng chỉ huy động vàng ở hầu hết các kỳ hạn. Cao nhất là chứng chỉ huy động vàng ACB kỳ hạn 11 tháng với 1,3%/năm, thay cho mức 1,1%/năm áp dụng ở biểu lãi suất 29/6 vừa qua. Mức tăng thêm 0,2% cũng có ở hầu hết các kỳ hạn còn lại, từ 1 – 9 tháng.
Việc tăng lãi suất huy động VND các kỳ hạn theo tuần lên kịch trần 14%/năm của ACB có thể xem là để cạnh tranh huy động vốn, khi nhiều ngân hàng lớn nhỏ khác cũng đã áp 14%/năm cho loại kỳ hạn ngắn này.
Mặt khác, cùng với việc tăng khá mạnh lãi suất huy động vàng, đây có thể là một phản ứng phòng thủ cho thanh khoản, cân đối vốn sau khi cơ chế trần lãi suất huy động 14%/năm được Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo thực hiện nghiêm, khi thị trường xuất hiện những lo ngại dòng vốn có thể chuyển hướng do không còn các mức lãi suất huy động từ 17% - 19%/năm như trước.
Trước ACB, một thành viên khác là Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) cũng thu hút sự chú ý của thị trường khi đưa ra sản phẩm huy động vốn theo ngày với lãi suất lên tới 14%/năm. Loại kỳ hạn theo ngày này cũng đã có ở một số thành viên khác, cụ thể ở biểu niêm yết nhưng có lãi suất thấp hơn.
Sản phẩm của Western Bank và quyết định tăng của ACB là những chuyển động mới của lãi suất huy động trên thị trường. Đó là những chuyển động mới trên biểu niêm yết, còn thực tế “lãi suất ngầm” thời gian qua có nhiều biến động.
Tại nhiều ngân hàng, lãi suất huy động VND đang thẳng băng 14%/năm cho tất cả các kỳ hạn từ 1 tuần cho đến 60 tháng như tại Ngân hàng Nam Việt (NaViBank), Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank), hay kéo thẳng 14%/năm từ 1 - 36 tháng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)…
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) vừa tăng lãi suất huy động VND và chứng chỉ huy động vàng, sau gần ba tháng giữ nguyên biểu lãi suất huy động.
Ở biểu lãi suất huy động mới, ACB đã tăng lãi suất đối với tiền gửi có kỳ hạn truyền thống VND ở các kỳ hạn tính theo 1, 2 và 3 tuần lên kịch trần 14%/năm.
Ở điều chỉnh thứ hai, ACB tăng khá mạnh lãi suất đối với chứng chỉ huy động vàng ở hầu hết các kỳ hạn. Cao nhất là chứng chỉ huy động vàng ACB kỳ hạn 11 tháng với 1,3%/năm, thay cho mức 1,1%/năm áp dụng ở biểu lãi suất 29/6 vừa qua. Mức tăng thêm 0,2% cũng có ở hầu hết các kỳ hạn còn lại, từ 1 – 9 tháng.
Việc tăng lãi suất huy động VND các kỳ hạn theo tuần lên kịch trần 14%/năm của ACB có thể xem là để cạnh tranh huy động vốn, khi nhiều ngân hàng lớn nhỏ khác cũng đã áp 14%/năm cho loại kỳ hạn ngắn này.
Mặt khác, cùng với việc tăng khá mạnh lãi suất huy động vàng, đây có thể là một phản ứng phòng thủ cho thanh khoản, cân đối vốn sau khi cơ chế trần lãi suất huy động 14%/năm được Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo thực hiện nghiêm, khi thị trường xuất hiện những lo ngại dòng vốn có thể chuyển hướng do không còn các mức lãi suất huy động từ 17% - 19%/năm như trước.
Trước ACB, một thành viên khác là Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) cũng thu hút sự chú ý của thị trường khi đưa ra sản phẩm huy động vốn theo ngày với lãi suất lên tới 14%/năm. Loại kỳ hạn theo ngày này cũng đã có ở một số thành viên khác, cụ thể ở biểu niêm yết nhưng có lãi suất thấp hơn.
Sản phẩm của Western Bank và quyết định tăng của ACB là những chuyển động mới của lãi suất huy động trên thị trường. Đó là những chuyển động mới trên biểu niêm yết, còn thực tế “lãi suất ngầm” thời gian qua có nhiều biến động.
Tại nhiều ngân hàng, lãi suất huy động VND đang thẳng băng 14%/năm cho tất cả các kỳ hạn từ 1 tuần cho đến 60 tháng như tại Ngân hàng Nam Việt (NaViBank), Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank), hay kéo thẳng 14%/năm từ 1 - 36 tháng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)…