Lãi suất huy động USD: Căng thẳng đến phút cuối
Hạn thỏa thuận chỉ còn tính từng ngày nhưng một số ngân hàng vẫn tiếp tục tăng mạnh lãi suất, tranh thủ hút hàng
Hạn thỏa thuận chỉ còn tính từng ngày nhưng một số ngân hàng vẫn tiếp tục tăng mạnh lãi suất, tranh thủ hút hàng.
Từ 2/4, lãi suất huy động USD rút về trần 6%/năm, cuộc đua mới chính thức chấm dứt. Nhịp muộn hơn lãi suất huy động VND, nhưng cuộc đua lãi suất USD không kém phần căng thẳng.
Ngày 24/3, còn đúng một tuần trước khi thỏa thuận giảm lãi suất của các thành viên có hiệu lực, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) quyết định tăng mạnh lãi suất huy động USD. Eximbank là một đầu mối thanh toán, kinh doanh ngoại tệ lớn nên quyết định trên tạo áp lực cạnh tranh nhất định trên thị trường.
Lãi suất các kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng của Eximbank tăng thêm từ 0,2% đến 0,3%/năm; 6 tháng là 6,1%/năm, 12 tháng là 6,2%/năm. Ngoài ra, các khoản tiền gửi từ 5.000 USD trở lên còn được cộng lãi suất thưởng bậc thang theo số dư tăng dần.
Mục đích của ngân hàng này là có được “mức lãi suất huy động USD hấp dẫn nhất so với mặt bằng chung trên thị trường…, thu hút mạnh các khách hàng tham gia giao dịch”.
Nhưng lãi suất huy động USD của Eximbank chưa phải là cao nhất. Trước đó, thị trường ghi nhận đỉnh điểm của Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) với 6,9%/năm. Ngoài ra, người gửi tiền USD tại đây còn có cơ hội được tặng vàng.
Còn gần một tuần trước thời hạn rút lãi suất về 6%/năm, ngày 27/3, thị trường bất ngờ đón nhận thông tin từ Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank): lãi suất huy động USD tăng mạnh ở hầu hết các kỳ hạn, vượt trội so với mặt bằng trên thị trường.
Chỉ riêng kỳ hạn 1 tháng, lãi suất huy động USD của VPBank đã đạt mốc 6%/năm; 3 tháng lên tới 6,5%/năm; riêng mốc 6 tháng (lĩnh lãi cuối kỳ) lên tới 7%/năm. Đáng chú ý đây là lần tăng thứ hai liên tiếp trong tháng 3/2008 của ngân hàng này.
Nguyên nhân, theo ông Lê Đắc Sơn, Tổng giám đốc VPBank, là do các doanh nghiệp nhập khẩu đang rất cần vốn ngoại tệ để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời điểm này; lượng khách hàng có nhu cầu vay USD tại VPBank đang tăng nhanh.
Đó cũng là lý do chung trong quyết định điều chỉnh lãi suất huy động USD của những ngân hàng khác. Và có một sự trùng hợp hợp lý là diễn biến lãi suất huy động USD vừa qua theo sát diễn biến của tỷ giá trên thị trường.
Ngoài ra, cầu ngoại tệ tăng mạnh, thị trường ngân hàng đã xuất hiện một số trường hợp thiếu vốn tạm thời. Ngân hàng Nhà nước đã vào cuộc, bán ra hỗ trợ. Con số vừa được đề cập đến trong đợt bán ra này là 100 USD.
Đà tăng của tỷ giá trên thị trường ngân hàng cũng đã được Ngân hàng Nhà nước tạm thời chốt lại, thông qua việc duy trì tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 15.960 VND từ ngày 26/3 đến nay.
Từ ngày 2/4 này, lãi suất huy động USD chỉ được áp ở mức tối đã 6%/năm. Lợi thế cạnh tranh lãi suất được đưa về mặt bằng chung. Liệu trong khoảng thời gian ngắn, những mức lãi suất mới, vượt trội nói trên đã kịp hỗ trợ các ngân hàng hút vốn? Trường hợp khó khăn, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bán ra ngoại tệ.
Từ 2/4, lãi suất huy động USD rút về trần 6%/năm, cuộc đua mới chính thức chấm dứt. Nhịp muộn hơn lãi suất huy động VND, nhưng cuộc đua lãi suất USD không kém phần căng thẳng.
Ngày 24/3, còn đúng một tuần trước khi thỏa thuận giảm lãi suất của các thành viên có hiệu lực, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) quyết định tăng mạnh lãi suất huy động USD. Eximbank là một đầu mối thanh toán, kinh doanh ngoại tệ lớn nên quyết định trên tạo áp lực cạnh tranh nhất định trên thị trường.
Lãi suất các kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng của Eximbank tăng thêm từ 0,2% đến 0,3%/năm; 6 tháng là 6,1%/năm, 12 tháng là 6,2%/năm. Ngoài ra, các khoản tiền gửi từ 5.000 USD trở lên còn được cộng lãi suất thưởng bậc thang theo số dư tăng dần.
Mục đích của ngân hàng này là có được “mức lãi suất huy động USD hấp dẫn nhất so với mặt bằng chung trên thị trường…, thu hút mạnh các khách hàng tham gia giao dịch”.
Nhưng lãi suất huy động USD của Eximbank chưa phải là cao nhất. Trước đó, thị trường ghi nhận đỉnh điểm của Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) với 6,9%/năm. Ngoài ra, người gửi tiền USD tại đây còn có cơ hội được tặng vàng.
Còn gần một tuần trước thời hạn rút lãi suất về 6%/năm, ngày 27/3, thị trường bất ngờ đón nhận thông tin từ Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank): lãi suất huy động USD tăng mạnh ở hầu hết các kỳ hạn, vượt trội so với mặt bằng trên thị trường.
Chỉ riêng kỳ hạn 1 tháng, lãi suất huy động USD của VPBank đã đạt mốc 6%/năm; 3 tháng lên tới 6,5%/năm; riêng mốc 6 tháng (lĩnh lãi cuối kỳ) lên tới 7%/năm. Đáng chú ý đây là lần tăng thứ hai liên tiếp trong tháng 3/2008 của ngân hàng này.
Nguyên nhân, theo ông Lê Đắc Sơn, Tổng giám đốc VPBank, là do các doanh nghiệp nhập khẩu đang rất cần vốn ngoại tệ để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời điểm này; lượng khách hàng có nhu cầu vay USD tại VPBank đang tăng nhanh.
Đó cũng là lý do chung trong quyết định điều chỉnh lãi suất huy động USD của những ngân hàng khác. Và có một sự trùng hợp hợp lý là diễn biến lãi suất huy động USD vừa qua theo sát diễn biến của tỷ giá trên thị trường.
Ngoài ra, cầu ngoại tệ tăng mạnh, thị trường ngân hàng đã xuất hiện một số trường hợp thiếu vốn tạm thời. Ngân hàng Nhà nước đã vào cuộc, bán ra hỗ trợ. Con số vừa được đề cập đến trong đợt bán ra này là 100 USD.
Đà tăng của tỷ giá trên thị trường ngân hàng cũng đã được Ngân hàng Nhà nước tạm thời chốt lại, thông qua việc duy trì tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 15.960 VND từ ngày 26/3 đến nay.
Từ ngày 2/4 này, lãi suất huy động USD chỉ được áp ở mức tối đã 6%/năm. Lợi thế cạnh tranh lãi suất được đưa về mặt bằng chung. Liệu trong khoảng thời gian ngắn, những mức lãi suất mới, vượt trội nói trên đã kịp hỗ trợ các ngân hàng hút vốn? Trường hợp khó khăn, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bán ra ngoại tệ.