Lãi suất liên ngân hàng chính thức vượt mức trần huy động
Sau khi tăng 2-3% phiên trước, ngày 26/6, lãi suất liên ngân hàng được chào tăng thêm 0,5%, vượt mốc 9%/năm
Sau khi tăng 2-3% phiên trước, ngày 26/6, lãi suất liên ngân hàng được chào tăng thêm 0,5%, vượt mốc 9%/năm.
Cụ thể, theo dữ liệu của Reuters, lãi suất qua đêm liên ngân hàng ngày 26/6 đã tăng thêm 0,5% so với phiên trước, lên 7,5%/năm; lãi suất kỳ hạn 1 tuần lên 8-8,5%/năm, tăng 0,5%; lãi suất kỳ hạn 1 tháng lên 9-9,5%/năm, tăng 0,5%.
Với diễn biến này, lãi suất liên ngân hàng đã chính thức vượt qua mức trần lãi suất huy động 9%/năm của các ngân hàng thương mại. Trước đó, mức lãi suất 9,5%/năm đã có giao dịch hôm 21/6, theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, nhưng với khối lượng chỉ 150 tỷ đồng ở kỳ hạn 12 tháng.
Dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, mỗi ngày trên thị trường liên ngân hàng giao dịch khoảng 25.000 tỷ đồng.
Như vậy, chỉ sau hơn 2 tuần kể từ khi trần lãi suất huy động về 9%/năm, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã tăng khoảng 6-7%/năm so với mức thấp nhất trước đó.
Theo thống kê, trong vài tháng tới, khoảng 64.000 tỷ đồng tín phiếu do Ngân hàng Nhà nước phát hành sẽ đáo hạn. Điều này có nghĩa lượng tiền trên sẽ sớm trở về với các ngân hàng thương mại.
Được biết, mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 21/2012/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay, mua, bán giấy tờ có giá sẽ do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự thỏa thuận. Tuy nhiên, trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định lãi suất cho vay liên ngân hàng để các tổ chức thực hiện. Tuy vậy, Thông tư 21 không nêu rõ khi nào thì “hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường”.
Trong một diễn biến đáng chú ý trên thị trường mở (OMO) hôm 26/6, Ngân hàng Nhà nước đã không đấu thầu trên OMO với lãi suất cố định (hiện là 10%/năm) như thường lệ, mà chuyển sang đấu thầu lãi suất. Kết quả, Ngân hàng Nhà nước đã cho vay 19 tỷ đồng, kỳ hạn 7 ngày, với lãi suất 8,5%/năm - mức các ngân hàng trả cao nhất trên OMO.
Động thái trên của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước diễn ra trong bối cảnh các tổ chức tín dụng không vay vốn hoặc vay rất ít qua kênh repo trên thị trường mở thời gian qua.
Cụ thể, theo dữ liệu của Reuters, lãi suất qua đêm liên ngân hàng ngày 26/6 đã tăng thêm 0,5% so với phiên trước, lên 7,5%/năm; lãi suất kỳ hạn 1 tuần lên 8-8,5%/năm, tăng 0,5%; lãi suất kỳ hạn 1 tháng lên 9-9,5%/năm, tăng 0,5%.
Với diễn biến này, lãi suất liên ngân hàng đã chính thức vượt qua mức trần lãi suất huy động 9%/năm của các ngân hàng thương mại. Trước đó, mức lãi suất 9,5%/năm đã có giao dịch hôm 21/6, theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, nhưng với khối lượng chỉ 150 tỷ đồng ở kỳ hạn 12 tháng.
Dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, mỗi ngày trên thị trường liên ngân hàng giao dịch khoảng 25.000 tỷ đồng.
Như vậy, chỉ sau hơn 2 tuần kể từ khi trần lãi suất huy động về 9%/năm, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã tăng khoảng 6-7%/năm so với mức thấp nhất trước đó.
Theo thống kê, trong vài tháng tới, khoảng 64.000 tỷ đồng tín phiếu do Ngân hàng Nhà nước phát hành sẽ đáo hạn. Điều này có nghĩa lượng tiền trên sẽ sớm trở về với các ngân hàng thương mại.
Được biết, mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 21/2012/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay, mua, bán giấy tờ có giá sẽ do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự thỏa thuận. Tuy nhiên, trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định lãi suất cho vay liên ngân hàng để các tổ chức thực hiện. Tuy vậy, Thông tư 21 không nêu rõ khi nào thì “hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường”.
Trong một diễn biến đáng chú ý trên thị trường mở (OMO) hôm 26/6, Ngân hàng Nhà nước đã không đấu thầu trên OMO với lãi suất cố định (hiện là 10%/năm) như thường lệ, mà chuyển sang đấu thầu lãi suất. Kết quả, Ngân hàng Nhà nước đã cho vay 19 tỷ đồng, kỳ hạn 7 ngày, với lãi suất 8,5%/năm - mức các ngân hàng trả cao nhất trên OMO.
Động thái trên của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước diễn ra trong bối cảnh các tổ chức tín dụng không vay vốn hoặc vay rất ít qua kênh repo trên thị trường mở thời gian qua.