Lãi suất ngân hàng vươn vai
Khoác chiếc áo rộng hơn, lãi suất huy động VND của nhiều ngân hàng thương mại vươn vai vọt khỏi sự kìm nén những ngày qua
Khoác chiếc áo rộng hơn, lãi suất huy động VND của nhiều ngân hàng thương mại vươn vai vọt khỏi sự kìm nén những ngày qua.
16,54%/năm là đỉnh lãi suất huy động VND trên thị trường ngân hàng trong ngày hôm qua (10/6). Nhưng hôm nay, với sự nới tầm lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, công cụ cạnh tranh số 1 của một số thành viên đã được đẩy lên những đỉnh mới.
17,8%/năm, 18%/năm rồi đỉnh điểm 19,2%/năm. Những thay đổi nhanh chóng diễn ra trong sáng nay, khi các ngân hàng thương mại lần lượt công bố áp biểu lãi suất mới.
Đến thời điểm này, có ít nhất 20 thành viên đã có quyết định chính thức; một số đang ở thế thăm dò phản ứng của thị trường và ngân hàng bạn trong ngày đầu tiên này. Và đỉnh cao nhất hiện thuộc về Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) với 19,2%/năm, kỳ hạn 13 tháng.
Một số ngân hàng cổ phần khác như Sài Gòn – Hà Nội (SHB), hay của Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) đã đồng loạt áp dụng chung mức 17,8%/năm cho các kỳ hạn từ 1 – 12 tháng. Nhưng có trường hợp lãi suất vẫn không quá nóng sốt như Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), tối đa là 15,84%/năm…
Trong đợt điều chỉnh này, mức cao nhất mà lãi suất huy động VND có thể với tới là 21%/năm, ngang bằng với lãi suất cho vay. Tuy nhiên, điều này khó xẩy ra bởi ngân hàng sẽ phải chịu một khoản lỗ rất lớn.
Ngay cả với những đỉnh hiện tại, lãi từ tín dụng của nhiều thành viên đang rất hạn chế, nhất là khi các loại phí liên quan đến khoản cho vay đã bị cắt bỏ.
Với lãi suất huy động 17%/năm, sau khi mất khoản cất kho vì dự trữ bắt buộc (mất 11% lượng vốn huy động được), chi phí vốn có thể lên đến 20%/năm, trong khi cho vay ra chỉ tối đa 21%/năm, ngân hàng coi như lỗ.
Đó cũng là giới hạn để lãi suất khó có thể tiến gần hơn nữa đến mức tối đa. Ở đây cũng cho thấy một số ngân hàng không đặt mục tiêu lợi nhuận lên đầu trong đợt điều chỉnh này, thay vào đó là yêu cầu thanh khoản.
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, hiện lượng vốn khả dụng của hệ thống đã có dư thừa nhất định. Nhưng từ đầu tháng 6 đến nay, cơ quan này vẫn phải tiếp tục mua giấy tờ có giá với khối lượng tương đối lớn, từ 8.000 - 15.000 tỷ đồng/phiên. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tuần qua cũng ở mức khá cao, lên tới 18%/năm.
Và với các mức hiện tại, các ngân hàng Việt Nam đang là chủ sở hữu của đỉnh lãi suất cao nhất tại khu vực châu Á, theo đối chiếu của một số hãng tin kinh tế nước ngoài.
16,54%/năm là đỉnh lãi suất huy động VND trên thị trường ngân hàng trong ngày hôm qua (10/6). Nhưng hôm nay, với sự nới tầm lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, công cụ cạnh tranh số 1 của một số thành viên đã được đẩy lên những đỉnh mới.
17,8%/năm, 18%/năm rồi đỉnh điểm 19,2%/năm. Những thay đổi nhanh chóng diễn ra trong sáng nay, khi các ngân hàng thương mại lần lượt công bố áp biểu lãi suất mới.
Đến thời điểm này, có ít nhất 20 thành viên đã có quyết định chính thức; một số đang ở thế thăm dò phản ứng của thị trường và ngân hàng bạn trong ngày đầu tiên này. Và đỉnh cao nhất hiện thuộc về Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) với 19,2%/năm, kỳ hạn 13 tháng.
Một số ngân hàng cổ phần khác như Sài Gòn – Hà Nội (SHB), hay của Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) đã đồng loạt áp dụng chung mức 17,8%/năm cho các kỳ hạn từ 1 – 12 tháng. Nhưng có trường hợp lãi suất vẫn không quá nóng sốt như Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), tối đa là 15,84%/năm…
Trong đợt điều chỉnh này, mức cao nhất mà lãi suất huy động VND có thể với tới là 21%/năm, ngang bằng với lãi suất cho vay. Tuy nhiên, điều này khó xẩy ra bởi ngân hàng sẽ phải chịu một khoản lỗ rất lớn.
Ngay cả với những đỉnh hiện tại, lãi từ tín dụng của nhiều thành viên đang rất hạn chế, nhất là khi các loại phí liên quan đến khoản cho vay đã bị cắt bỏ.
Với lãi suất huy động 17%/năm, sau khi mất khoản cất kho vì dự trữ bắt buộc (mất 11% lượng vốn huy động được), chi phí vốn có thể lên đến 20%/năm, trong khi cho vay ra chỉ tối đa 21%/năm, ngân hàng coi như lỗ.
Đó cũng là giới hạn để lãi suất khó có thể tiến gần hơn nữa đến mức tối đa. Ở đây cũng cho thấy một số ngân hàng không đặt mục tiêu lợi nhuận lên đầu trong đợt điều chỉnh này, thay vào đó là yêu cầu thanh khoản.
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, hiện lượng vốn khả dụng của hệ thống đã có dư thừa nhất định. Nhưng từ đầu tháng 6 đến nay, cơ quan này vẫn phải tiếp tục mua giấy tờ có giá với khối lượng tương đối lớn, từ 8.000 - 15.000 tỷ đồng/phiên. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tuần qua cũng ở mức khá cao, lên tới 18%/năm.
Và với các mức hiện tại, các ngân hàng Việt Nam đang là chủ sở hữu của đỉnh lãi suất cao nhất tại khu vực châu Á, theo đối chiếu của một số hãng tin kinh tế nước ngoài.