Lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh
Nhà điều hành đã trở lại liên tiếp hút bớt tiền về với khối lượng bước đầu khá lớn
Ngày 18/7, phiên thứ hai liên tiếp Ngân hàng Nhà nước trở lại phát hành tín phiếu để hút bớt tiền về. Kết quả phát hành có thay đổi lớn ở lãi suất.
Cụ thể, trong ngày 18/7, Ngân hàng Nhà nước chào thầu 8.000 tỷ VND tín phiếu với kỳ hạn 7 ngày. Toàn bộ lượng chào thầu này được các tổ chức tín dụng hấp thụ hết.
Đáng chú ý, qua phiên chào thầu trên, lãi suất tín phiếu đã giảm 0,2 điểm phần trăm, xuống còn 1,1%/năm. Và mức lãi suất này đã giảm mạnh so với mốc 1,75%/năm của lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành, cùng kỳ hạn 7 ngày, cùng kỳ năm 2016.
Sau hai phiên liên tiếp, tổng khối lượng tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đã phát hành đã lên 16.000 tỷ đồng, với tỷ lệ hấp thụ 100%.
Như vậy, sau hơn bốn tháng tạm ngừng kể từ phiên 7/3/2017, nhà điều hành đã trở lại liên tiếp hút bớt tiền về với khối lượng bước đầu khá lớn. Diễn biến này một phần phản ánh trạng thái dư thừa vốn nhất định, cần điều tiết, của hệ thống các tổ chức tín dụng hiện nay.
Hoạt động hút bớt tiền đồng về nói trên diễn ra sau khi Ngân hàng Nhà nước trở lại mua vào ngoại tệ từ trung tuần tháng 6/2017. Trong những phiên gần đây, hoạt động mua vào ngoại tệ đó tiếp tục được ghi nhận, giá USD giao dịch trên liên ngân hàng có những phiên về sát và chạm mức 22.725 VND - mức tham chiếu mua vào của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Trước thềm những diễn biến trên, ngày 10/7 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định đồng loạt giảm các lãi suất điều hành, cũng như giảm mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên.
Sau quyết định trên, cùng với diễn biến của lãi suất tín phiếu, thị trường chờ đợi khả năng có điều chỉnh giảm hay không ở lãi suất cho vay cầm cố trên thị trường mở (OMO).
Tuy nhiên, suốt từ phiên ngày 22/6/2017, dù Ngân hàng Nhà nước khá đều đặn chào thầu ở kênh cầm cố, chủ yếu ở kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 5%/năm, nhưng cho đến nay chưa có bất kỳ giao dịch nào phải vay mượn hoặc chấp nhận mức lãi suất đó, cũng như số dư lưu hành ở kênh này vẫn chưa có phát sinh nào.
Cụ thể, trong ngày 18/7, Ngân hàng Nhà nước chào thầu 8.000 tỷ VND tín phiếu với kỳ hạn 7 ngày. Toàn bộ lượng chào thầu này được các tổ chức tín dụng hấp thụ hết.
Đáng chú ý, qua phiên chào thầu trên, lãi suất tín phiếu đã giảm 0,2 điểm phần trăm, xuống còn 1,1%/năm. Và mức lãi suất này đã giảm mạnh so với mốc 1,75%/năm của lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành, cùng kỳ hạn 7 ngày, cùng kỳ năm 2016.
Sau hai phiên liên tiếp, tổng khối lượng tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đã phát hành đã lên 16.000 tỷ đồng, với tỷ lệ hấp thụ 100%.
Như vậy, sau hơn bốn tháng tạm ngừng kể từ phiên 7/3/2017, nhà điều hành đã trở lại liên tiếp hút bớt tiền về với khối lượng bước đầu khá lớn. Diễn biến này một phần phản ánh trạng thái dư thừa vốn nhất định, cần điều tiết, của hệ thống các tổ chức tín dụng hiện nay.
Hoạt động hút bớt tiền đồng về nói trên diễn ra sau khi Ngân hàng Nhà nước trở lại mua vào ngoại tệ từ trung tuần tháng 6/2017. Trong những phiên gần đây, hoạt động mua vào ngoại tệ đó tiếp tục được ghi nhận, giá USD giao dịch trên liên ngân hàng có những phiên về sát và chạm mức 22.725 VND - mức tham chiếu mua vào của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Trước thềm những diễn biến trên, ngày 10/7 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định đồng loạt giảm các lãi suất điều hành, cũng như giảm mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên.
Sau quyết định trên, cùng với diễn biến của lãi suất tín phiếu, thị trường chờ đợi khả năng có điều chỉnh giảm hay không ở lãi suất cho vay cầm cố trên thị trường mở (OMO).
Tuy nhiên, suốt từ phiên ngày 22/6/2017, dù Ngân hàng Nhà nước khá đều đặn chào thầu ở kênh cầm cố, chủ yếu ở kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 5%/năm, nhưng cho đến nay chưa có bất kỳ giao dịch nào phải vay mượn hoặc chấp nhận mức lãi suất đó, cũng như số dư lưu hành ở kênh này vẫn chưa có phát sinh nào.