Lãi suất và chuyện về một cơ hội hồi sinh
Lãi suất giảm, cơ hội hồi sinh đâu đó hé mở. Nó đến khá nhanh, như tác động của chính sách vĩ mô từng ập đến vài năm trước
Lãi suất giảm, cơ hội hồi sinh đâu đó đang hé mở. Nó đến khá nhanh, như tác động của chính sách vĩ mô từng ập đến vài năm về trước.
Tân Chánh là một xã nổi tiếng của huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Người dân nơi đây tự hào về truyền thống hàng trăm năm trong giới thương hồ sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Dăm năm trước, chuyện nhiều hộ dân Tân Chánh sắm xế xịn là quá đỗi bình thường, thành quả tất yếu cho những nỗ lực và cần mẫn. Nhưng, nỗ lực và cần mẫn là chưa đủ. Cơn bão ảnh hưởng khủng hoảng 2008 đi qua, dư chấn cho đến nay vẫn còn ở câu hỏi lớn: làm sao những người dân sông nước đó có thể lường đoán, ứng xử tốt với chính sách?
“Nói cắt là cắt!”
Những năm 2006 - 2007, nền kinh tế thăng hoa, hoạt động sản xuất kinh doanh khởi sắc. Như cả nước, các hộ dân, chủ doanh nghiệp Tân Chánh dồn vốn thúc đẩy đầu tư. Một xã truyền thống, năng động và giàu có, họ trở thành một điểm đến hấp dẫn của các ngân hàng thương mại.
Thị trường bất động sản sôi động, hàng loạt dự án hạ tầng triển khai, thế mạnh vận tải đường thủy của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Tân Chánh gặp thời.
Trong câu chuyện với VnEconomy, anh Tiến, chủ một sà lan nhớ lại rằng, có những thời điểm chuyện kẹt ghe thuyền thủy lộ vùng này cũng chẳng kém những điểm nóng ùn tắc giao thông đường bộ ở Sài thành. Giao thương, vận tải nhộn nhịp là vậy.
Nhưng, đúng kỳ cao điểm đầu tư, cơn bão ảnh hưởng khủng hoảng tràn tới. Con tàu phanh gấp, nhiều người ngã dụi. Với những ngư dân quanh năm gắn với sông nước ghe xuồng, có lẽ cú phanh đó quá bất ngờ, xa xôi từ tận nước Mỹ; hay quá trừu tượng khi nghe Chính phủ tính chuyện chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ…
Còn với anh Tiến, cũng như các doanh nghiệp vận tải nhỏ và vừa tại Tân Chánh, phải mất một thời gian mới nhận ra rằng, lượng đơn hàng giảm đi trông thấy là do thị trường bất động sản đóng băng, nhiều dự án hạ tầng bị cắt giảm, đình trệ. Nói theo từ chuyên môn mà giờ anh cũng đã quen: Chính phủ cắt giảm đầu tư công, thắt chặt chính sách tiền tệ.
“Có lần lai rai với ông bạn làm cảnh sát giao thông đường thủy, ổng nói lưu lượng tàu ghe giảm sút tới 60%. Đúng như chuyện của mình vậy”, anh Tiến kể.
Đơn hàng sụt giảm, dòng tiền yếu đi, nợ ngân hàng trĩu dần trên vai. Tân Chánh nhanh chóng trở thành một điểm nóng nợ xấu cần tháo gỡ với hàng trăm tỷ đồng.
Chuyện đã rồi, nhưng nhìn lại nguyên nhân, một lãnh đạo huyện Cần Đước vẫn “ấm ức” rằng: “Cắt giảm đầu tư công, nói cắt là cắt, mình biết vậy. Còn họ, cứ cặm cụi làm ăn rồi rơi vào khó khăn, nợ nần. Đâu phải kiểu vay vốn đầu tư, kinh doanh tràn lan gì cho cam”.
Cơ hội đang mở…
Nợ quá hạn khối doanh nghiệp vận tải Tân Chánh bắt đầu tích tụ khoảng hai năm về trước. Những chiếc sà lan chực chìm khi lãi suất ngày một chất thêm, 16%, 18% rồi lên tới 20% - 22%/năm… Nếu chìm, các ngân hàng tiếp vốn không tránh khỏi chòng chành.
Như tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), dư nợ hơn 100 tỷ đồng của hơn 30 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại đây đến nay vẫn chưa thể xử lý xong.
Nửa đầu 2011, lạm phát và lãi suất tiếp tục leo thang, tình thế Tân Chánh buộc lãnh đạo Eximbank và UBND huyện Cần Đước phải cùng ngồi lại với doanh nghiệp. Tại đây, quyết định được đưa ra: giảm mạnh lãi suất cho vay từ 20% - 22% xuống 16%/năm, các khoản nợ được cơ cấu với kỳ hạn dài hơn.
Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank, người trực tiếp đưa ra quyết định trên giải thích rằng: “Họ là những ngư dân hàng chục năm bám sông, bám nghề, từng rất mạnh và chủ yếu chỉ tập trung cho thế mạnh của mình. Nhưng môi trường thay đổi, họ khó khăn, cũng là lúc ngân hàng cần hỗ trợ”. Và tháng 4/2012, Eximbank tiếp tục giảm mạnh lãi suất cho nhóm này xuống còn 11%/năm.
Không hẳn tất cả nợ xấu đều xấu. Việc giảm mạnh lãi suất và cơ cấu lại kỳ hạn là một giải pháp góp phần giúp doanh nghiệp có thực lực cầm cự, tồn tại và tìm cơ hội. Ở những chuyển động vĩ mô, lúc này, cơ hội cũng đang dần hé mở.
Anh Tiến kể: “Mới đây vào ngân hàng trả lãi, nghe người gửi tiền bàn chuyện rút vốn. Lãi suất tiền gởi giảm nhanh, họ tính rút tiền ra mua đất, làm nhà... Các dự án cũng khởi động lại. Việc hai tháng rồi đã nhiều hơn, mà cứ vậy thì chúng tôi sẽ làm được, hồi phục được”.
Như chi tiết của anh Tiến, bên cạnh lãi suất cho vay dần hạ nhiệt, lãi suất huy động giảm mạnh và nhanh vừa qua cũng kích thích một phần dòng vốn rời két trú ẩn ngân hàng để đi vào đầu tư, sản xuất kinh doanh. Lực cầu ấm lên có thể tạo cơ hội để họ gia tăng đơn hàng.
Song, chỉ mỗi chính sách tiền tệ là chưa đủ. Các ông chủ sà lan xã Tân Chánh có lẽ đã nằm lòng kinh nghiệm về “đầu tư công”. Họ chờ đợi và tính toán về một sự kích thích.
Hay theo cách nói của chuyên gia, họ chờ đợi sự phối hợp đồng bộ của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Vỗ bằng hai tay, cho đều nhịp để bớt bị giật mình ngã dụi như các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong câu chuyện Tân Chánh.
Tân Chánh là một xã nổi tiếng của huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Người dân nơi đây tự hào về truyền thống hàng trăm năm trong giới thương hồ sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Dăm năm trước, chuyện nhiều hộ dân Tân Chánh sắm xế xịn là quá đỗi bình thường, thành quả tất yếu cho những nỗ lực và cần mẫn. Nhưng, nỗ lực và cần mẫn là chưa đủ. Cơn bão ảnh hưởng khủng hoảng 2008 đi qua, dư chấn cho đến nay vẫn còn ở câu hỏi lớn: làm sao những người dân sông nước đó có thể lường đoán, ứng xử tốt với chính sách?
“Nói cắt là cắt!”
Những năm 2006 - 2007, nền kinh tế thăng hoa, hoạt động sản xuất kinh doanh khởi sắc. Như cả nước, các hộ dân, chủ doanh nghiệp Tân Chánh dồn vốn thúc đẩy đầu tư. Một xã truyền thống, năng động và giàu có, họ trở thành một điểm đến hấp dẫn của các ngân hàng thương mại.
Thị trường bất động sản sôi động, hàng loạt dự án hạ tầng triển khai, thế mạnh vận tải đường thủy của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Tân Chánh gặp thời.
Trong câu chuyện với VnEconomy, anh Tiến, chủ một sà lan nhớ lại rằng, có những thời điểm chuyện kẹt ghe thuyền thủy lộ vùng này cũng chẳng kém những điểm nóng ùn tắc giao thông đường bộ ở Sài thành. Giao thương, vận tải nhộn nhịp là vậy.
Nhưng, đúng kỳ cao điểm đầu tư, cơn bão ảnh hưởng khủng hoảng tràn tới. Con tàu phanh gấp, nhiều người ngã dụi. Với những ngư dân quanh năm gắn với sông nước ghe xuồng, có lẽ cú phanh đó quá bất ngờ, xa xôi từ tận nước Mỹ; hay quá trừu tượng khi nghe Chính phủ tính chuyện chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ…
Còn với anh Tiến, cũng như các doanh nghiệp vận tải nhỏ và vừa tại Tân Chánh, phải mất một thời gian mới nhận ra rằng, lượng đơn hàng giảm đi trông thấy là do thị trường bất động sản đóng băng, nhiều dự án hạ tầng bị cắt giảm, đình trệ. Nói theo từ chuyên môn mà giờ anh cũng đã quen: Chính phủ cắt giảm đầu tư công, thắt chặt chính sách tiền tệ.
“Có lần lai rai với ông bạn làm cảnh sát giao thông đường thủy, ổng nói lưu lượng tàu ghe giảm sút tới 60%. Đúng như chuyện của mình vậy”, anh Tiến kể.
Đơn hàng sụt giảm, dòng tiền yếu đi, nợ ngân hàng trĩu dần trên vai. Tân Chánh nhanh chóng trở thành một điểm nóng nợ xấu cần tháo gỡ với hàng trăm tỷ đồng.
Chuyện đã rồi, nhưng nhìn lại nguyên nhân, một lãnh đạo huyện Cần Đước vẫn “ấm ức” rằng: “Cắt giảm đầu tư công, nói cắt là cắt, mình biết vậy. Còn họ, cứ cặm cụi làm ăn rồi rơi vào khó khăn, nợ nần. Đâu phải kiểu vay vốn đầu tư, kinh doanh tràn lan gì cho cam”.
Cơ hội đang mở…
Nợ quá hạn khối doanh nghiệp vận tải Tân Chánh bắt đầu tích tụ khoảng hai năm về trước. Những chiếc sà lan chực chìm khi lãi suất ngày một chất thêm, 16%, 18% rồi lên tới 20% - 22%/năm… Nếu chìm, các ngân hàng tiếp vốn không tránh khỏi chòng chành.
Như tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), dư nợ hơn 100 tỷ đồng của hơn 30 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại đây đến nay vẫn chưa thể xử lý xong.
Nửa đầu 2011, lạm phát và lãi suất tiếp tục leo thang, tình thế Tân Chánh buộc lãnh đạo Eximbank và UBND huyện Cần Đước phải cùng ngồi lại với doanh nghiệp. Tại đây, quyết định được đưa ra: giảm mạnh lãi suất cho vay từ 20% - 22% xuống 16%/năm, các khoản nợ được cơ cấu với kỳ hạn dài hơn.
Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank, người trực tiếp đưa ra quyết định trên giải thích rằng: “Họ là những ngư dân hàng chục năm bám sông, bám nghề, từng rất mạnh và chủ yếu chỉ tập trung cho thế mạnh của mình. Nhưng môi trường thay đổi, họ khó khăn, cũng là lúc ngân hàng cần hỗ trợ”. Và tháng 4/2012, Eximbank tiếp tục giảm mạnh lãi suất cho nhóm này xuống còn 11%/năm.
Không hẳn tất cả nợ xấu đều xấu. Việc giảm mạnh lãi suất và cơ cấu lại kỳ hạn là một giải pháp góp phần giúp doanh nghiệp có thực lực cầm cự, tồn tại và tìm cơ hội. Ở những chuyển động vĩ mô, lúc này, cơ hội cũng đang dần hé mở.
Anh Tiến kể: “Mới đây vào ngân hàng trả lãi, nghe người gửi tiền bàn chuyện rút vốn. Lãi suất tiền gởi giảm nhanh, họ tính rút tiền ra mua đất, làm nhà... Các dự án cũng khởi động lại. Việc hai tháng rồi đã nhiều hơn, mà cứ vậy thì chúng tôi sẽ làm được, hồi phục được”.
Như chi tiết của anh Tiến, bên cạnh lãi suất cho vay dần hạ nhiệt, lãi suất huy động giảm mạnh và nhanh vừa qua cũng kích thích một phần dòng vốn rời két trú ẩn ngân hàng để đi vào đầu tư, sản xuất kinh doanh. Lực cầu ấm lên có thể tạo cơ hội để họ gia tăng đơn hàng.
Song, chỉ mỗi chính sách tiền tệ là chưa đủ. Các ông chủ sà lan xã Tân Chánh có lẽ đã nằm lòng kinh nghiệm về “đầu tư công”. Họ chờ đợi và tính toán về một sự kích thích.
Hay theo cách nói của chuyên gia, họ chờ đợi sự phối hợp đồng bộ của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Vỗ bằng hai tay, cho đều nhịp để bớt bị giật mình ngã dụi như các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong câu chuyện Tân Chánh.