Lãi suất VND dần ổn định, nhiều thành viên vượt “trần”
Lãi suất huy động VND đã tạm ổn định. Các mức cao niêm yết chính thức tại nhiều thành viên đã vượt “trần” 12%/năm
Sau tuần nhiều biến động, lãi suất huy động VND của các ngân hàng thương mại đã tạm ổn định. Các mức cao niêm yết chính thức tại nhiều thành viên đã vượt “trần” đồng thuận 12%/năm.
Trong những ngày đầu thực hiện đồng thuận theo thông báo của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), thị trường chứng kiến một số thành viên áp lãi suất huy động VND trên 12%/năm đã nhanh chóng rút về.
Đầu tuần này, lãi suất huy động VND đã tạm ổn định. Tuy nhiên, những mức cao hơn “trần” đồng thuận cũng chính thức khẳng định ở các biểu niêm yết.
Thời điểm này người gửi tiền có lãi suất cao nhất là 13%/năm một cách chính thức ở kỳ hạn 12 và 13 tháng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank). Mốc 13% này cũng có tại kỳ hạn 13 tháng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á (Nam A Bank) với điều kiện khoản tiền gửi có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
Cũng tại Nam A Bank, sản phẩm tiết kiệm bậc thang theo số dư tiền gửi, với khoản tiền từ 100 triệu đồng trở lên, lãi suất có từ 12,1% - 13%/năm trải suốt các kỳ hạn từ 1 - 13 tháng.
Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long (Kienlong Bank), với sản phẩm tiền gửi bậc thang VND, lãi suất áp dụng từ ngày 12/11 cho các khoản tiền gửi từ 100 triệu đồng trở lên cũng có từ 12,1% - 12,5%/năm.
Bên cạnh những thành viên trên, một số ngân hàng thương mại khác cũng đã có lãi suất cao hơn mốc 12%/năm áp cho một số kỳ hạn như tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); hoặc có chương trình tặng thưởng tiền mặt hấp dẫn như tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây (Western Bank)…
Như vậy, việc áp lãi suất cao hơn mức đồng thuận tối đa đã được niêm yết một cách chính thức và phổ biến ở nhiều thành viên. Nhưng diễn biến chung đã tạm ổn định sau tuần nhiều xáo trộn vừa qua.
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ở các kỳ hạn cũng đã được bình ổn sau những can thiệp của Ngân hàng Nhà nước. Hiện kết quả giao dịch mới nhất trên thị trường này chưa được Ngân hàng Nhà nước cập nhật, nhưng theo thông tin tham khảo từ Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM (HSC), trong ngày đầu tuần này (15/11), lãi suất qua đêm đã giảm khá nhanh, giao dịch chỉ trong khoảng 9% - 12%/năm; trong khi tuần trước mức bình quân các ngày Ngân hàng Nhà nước cập nhật lên tới gần 13%/năm.
Trên thị trường mở, một điểm được chú ý là sau khi rút kỳ hạn 14 ngày, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục rút kỳ hạn 28 ngày và chỉ còn lại kỳ hạn 7 ngày. Điều này được HSC bình luận là “Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ quan điểm thắt chặt thanh khoản trên thị trường mở”.
Trong những ngày đầu thực hiện đồng thuận theo thông báo của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), thị trường chứng kiến một số thành viên áp lãi suất huy động VND trên 12%/năm đã nhanh chóng rút về.
Đầu tuần này, lãi suất huy động VND đã tạm ổn định. Tuy nhiên, những mức cao hơn “trần” đồng thuận cũng chính thức khẳng định ở các biểu niêm yết.
Thời điểm này người gửi tiền có lãi suất cao nhất là 13%/năm một cách chính thức ở kỳ hạn 12 và 13 tháng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank). Mốc 13% này cũng có tại kỳ hạn 13 tháng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á (Nam A Bank) với điều kiện khoản tiền gửi có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
Cũng tại Nam A Bank, sản phẩm tiết kiệm bậc thang theo số dư tiền gửi, với khoản tiền từ 100 triệu đồng trở lên, lãi suất có từ 12,1% - 13%/năm trải suốt các kỳ hạn từ 1 - 13 tháng.
Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long (Kienlong Bank), với sản phẩm tiền gửi bậc thang VND, lãi suất áp dụng từ ngày 12/11 cho các khoản tiền gửi từ 100 triệu đồng trở lên cũng có từ 12,1% - 12,5%/năm.
Bên cạnh những thành viên trên, một số ngân hàng thương mại khác cũng đã có lãi suất cao hơn mốc 12%/năm áp cho một số kỳ hạn như tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); hoặc có chương trình tặng thưởng tiền mặt hấp dẫn như tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây (Western Bank)…
Như vậy, việc áp lãi suất cao hơn mức đồng thuận tối đa đã được niêm yết một cách chính thức và phổ biến ở nhiều thành viên. Nhưng diễn biến chung đã tạm ổn định sau tuần nhiều xáo trộn vừa qua.
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ở các kỳ hạn cũng đã được bình ổn sau những can thiệp của Ngân hàng Nhà nước. Hiện kết quả giao dịch mới nhất trên thị trường này chưa được Ngân hàng Nhà nước cập nhật, nhưng theo thông tin tham khảo từ Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM (HSC), trong ngày đầu tuần này (15/11), lãi suất qua đêm đã giảm khá nhanh, giao dịch chỉ trong khoảng 9% - 12%/năm; trong khi tuần trước mức bình quân các ngày Ngân hàng Nhà nước cập nhật lên tới gần 13%/năm.
Trên thị trường mở, một điểm được chú ý là sau khi rút kỳ hạn 14 ngày, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục rút kỳ hạn 28 ngày và chỉ còn lại kỳ hạn 7 ngày. Điều này được HSC bình luận là “Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ quan điểm thắt chặt thanh khoản trên thị trường mở”.