Lạm phát: “Đã lên đỉnh và sẽ giảm dần”
Quan điểm về lạm phát tại Việt Nam trong thời gian tới của Kinh tế trưởng Tập đoàn JP Morgan Chase, ông David G. Fernandez
Lạm phát và thâm hụt thương mại đang làm các nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn, nhưng theo ông David G. Fernandez, Kinh tế trưởng Tập đoàn JP Morgan Chase, đến hết năm 2008, Chính phủ sẽ giải quyết rốt ráo lo ngại này.
>>“Chúng tôi đủ khả năng giữ ổn định VND”
Theo ông, những khó khăn hiện nay của Việt Nam đang ở giai đoạn nào và bao giờ sẽ kết thúc?
Tôi nghĩ, Việt Nam đang ở gần thời kỳ đỉnh điểm của sự khó khăn. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn thường quan tâm đến những yếu tố trước mắt và đúng là họ nhìn thấy một số bất lợi đang diễn ra, chẳng hạn như vấn đề lạm phát và thâm hụt thương mại.
Tuy nhiên, JP Morgan Chase đã phân tích nhiều nguyên nhân và kết luận rằng, trong nửa cuối 2008, tình hình thâm hụt thương mại sẽ giảm rất nhiều. Tình hình lạm phát cũng tương tự như vậy.
Tôi thấy chỉ số lạm phát ở Việt Nam đã lên tới đỉnh và sẽ giảm dần từ nay đến cuối năm, và thực tế là chúng đang thấp hơn so với những gì đang diễn ra trên thị trường thế giới.
Mặc dù đã có sự tổn hại nào đó đến niềm tin của công chúng đối với nền kinh tế, nhưng JP Morgan Chase cho rằng, Việt Nam sẽ sớm vượt qua khó khăn này trong một thời gian ngắn. Hai vấn đề thâm hụt thương mại, lạm phát sẽ được Chính phủ giải quyết ổn thỏa và trở về trạng thái cân bằng.
Tại sao ông tin rằng trong nửa cuối năm nay, Việt Nam sẽ chặn đứng được lạm phát và thâm hụt thương mại?
Nguyên nhân chủ yếu gây nên lạm phát là từ giá cả nhóm hàng lương thực và để giảm ngay lạm phát thì rất đơn giản. Tuy nhiên, Chính phủ không muốn ép giá nông dân và muốn sử dụng quy luật cung cầu thị trường để bình ổn lạm phát.
JP Morgan Chase nhận thấy nhiều dấu hiệu cho thấy, thời gian tới, giá cả lương thực sẽ giảm bởi giá lúa gạo trên thế giới thông qua các hợp đồng mua bán kỳ hạn đang giảm mạnh. Như vậy, nghiễm nhiên giá lương thực tại Việt Nam cũng giảm và áp lực lạm phát sẽ giảm theo.
Mặc dù vẫn còn một số nguyên nhân khác gây ra lạm phát cơ bản và Chính phủ đang thực hiện cắt giảm chi tiêu công, nhất là chi tiêu công trình dự án lớn, nếu Chính phủ kiên quyết hành động thì không những góp phần kéo lùi lạm phát mà còn làm giảm thâm hụt cán cân thương mại.
Trong 5 tháng đầu năm 2008, thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam hơn 10 tỷ USD nhưng tôi cho rằng, con số này chỉ tăng thêm 4 tỷ USD trong nửa cuối 2008.
Một trong những điểm sáng là xuất khẩu. Nếu so sánh doanh số của chúng với mặt bằng giá trên thị trường thế giới hiện nay sẽ thấy: trong 5 tháng đầu 2008, chỉ số xuất khẩu của Việt Nam đặc biệt ấn tượng, nhất là so với các nước láng giềng.
Vấn đề ở đây là nhập khẩu. Một trong những mặt hàng đẩy cao chỉ số nhập khẩu là thép và để giải quyết vấn đề này thì phải siết chặt nhập khẩu. Chẳng hạn, nếu giảm đầu tư công trình dự án sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu thép và góp phần thu hẹp khoảng cách xuất khẩu và nhập khẩu.
Một vài tin đồn thất thiệt rằng, dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) có thể đảo chiều và gây áp lực lên tỷ giá, buộc Chính phủ phải phá giá VND. Ông có nghĩ như vậy?
Điều này sẽ không xảy ra với Việt Nam và JP Morgan Chase cho rằng, phá giá VND vào thời điểm hiện nay là một sai lầm lớn.
Trên thực tế, nếu toàn bộ khối lượng cũng như quy mô của dòng vốn này rút ra khỏi thị trường Việt Nam thì chúng sẽ không là nguyên nhân và không thể gây áp lực phá giá lên VND.
Với mức dự trữ ngoại hối hiện tương đương vài chục tỷ USD, Chính phủ Việt Nam thừa sức đối phó với tình huống xấu này.
Những quốc gia có tình trạng lạm phát tương tự Việt Nam, họ xử lý như thế nào?
Chỉ có cách tăng lãi suất tiền gửi. Điều đó không những giữ chân người gửi tiền bằng nội tệ mà còn góp phần kiểm soát lạm phát thông qua giảm tốc độ tăng trưởng nóng.
Năm 2005, Indonesia đã xử lý như vậy và khá thành công. Tôi nghĩ, phải hành động thật nhanh trước khi đồng nội tệ bị yếu đi quá nhiều.
Đã có “gợi ý” từ một số tổ chức quốc tế là Chính phủ nên sử dụng sự hỗ trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hoặc Ngân hàng Thế giới (WB). Theo ông, hiện đã cần đến trợ giúp này?
Đó là điều không dễ chịu chút nào. Năm 1997, khi Indonesia tham gia chương trình của IMF, họ phải đánh đổi 119 điểm theo yêu cầu của IMF để nhận được sự hỗ trợ.
Tôi cho rằng, trong hoàn cảnh hiện nay, hành động được ưu tiên hàng đầu là ổn định giá trị nội tệ bằng cách tung ra một lượng dự trữ ngoại tệ đủ mạnh.
Ai cũng biết, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam suốt từ năm 2003 và thậm chí cả hết năm 2007 đều thặng dư. Tổng mức dự trữ ngoại tệ hiện vượt quá 20 tỷ USD mà một phần lớn trong số đó là từ đầu tư FDI.
Một khi chúng ta vượt qua khó khăn này thì dòng vốn FDI tiếp tục chảy vào và sẽ làm tăng thêm dự trữ ngoại tệ.
>>“Chúng tôi đủ khả năng giữ ổn định VND”
Theo ông, những khó khăn hiện nay của Việt Nam đang ở giai đoạn nào và bao giờ sẽ kết thúc?
Tôi nghĩ, Việt Nam đang ở gần thời kỳ đỉnh điểm của sự khó khăn. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn thường quan tâm đến những yếu tố trước mắt và đúng là họ nhìn thấy một số bất lợi đang diễn ra, chẳng hạn như vấn đề lạm phát và thâm hụt thương mại.
Tuy nhiên, JP Morgan Chase đã phân tích nhiều nguyên nhân và kết luận rằng, trong nửa cuối 2008, tình hình thâm hụt thương mại sẽ giảm rất nhiều. Tình hình lạm phát cũng tương tự như vậy.
Tôi thấy chỉ số lạm phát ở Việt Nam đã lên tới đỉnh và sẽ giảm dần từ nay đến cuối năm, và thực tế là chúng đang thấp hơn so với những gì đang diễn ra trên thị trường thế giới.
Mặc dù đã có sự tổn hại nào đó đến niềm tin của công chúng đối với nền kinh tế, nhưng JP Morgan Chase cho rằng, Việt Nam sẽ sớm vượt qua khó khăn này trong một thời gian ngắn. Hai vấn đề thâm hụt thương mại, lạm phát sẽ được Chính phủ giải quyết ổn thỏa và trở về trạng thái cân bằng.
Tại sao ông tin rằng trong nửa cuối năm nay, Việt Nam sẽ chặn đứng được lạm phát và thâm hụt thương mại?
Nguyên nhân chủ yếu gây nên lạm phát là từ giá cả nhóm hàng lương thực và để giảm ngay lạm phát thì rất đơn giản. Tuy nhiên, Chính phủ không muốn ép giá nông dân và muốn sử dụng quy luật cung cầu thị trường để bình ổn lạm phát.
JP Morgan Chase nhận thấy nhiều dấu hiệu cho thấy, thời gian tới, giá cả lương thực sẽ giảm bởi giá lúa gạo trên thế giới thông qua các hợp đồng mua bán kỳ hạn đang giảm mạnh. Như vậy, nghiễm nhiên giá lương thực tại Việt Nam cũng giảm và áp lực lạm phát sẽ giảm theo.
Mặc dù vẫn còn một số nguyên nhân khác gây ra lạm phát cơ bản và Chính phủ đang thực hiện cắt giảm chi tiêu công, nhất là chi tiêu công trình dự án lớn, nếu Chính phủ kiên quyết hành động thì không những góp phần kéo lùi lạm phát mà còn làm giảm thâm hụt cán cân thương mại.
Trong 5 tháng đầu năm 2008, thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam hơn 10 tỷ USD nhưng tôi cho rằng, con số này chỉ tăng thêm 4 tỷ USD trong nửa cuối 2008.
Một trong những điểm sáng là xuất khẩu. Nếu so sánh doanh số của chúng với mặt bằng giá trên thị trường thế giới hiện nay sẽ thấy: trong 5 tháng đầu 2008, chỉ số xuất khẩu của Việt Nam đặc biệt ấn tượng, nhất là so với các nước láng giềng.
Vấn đề ở đây là nhập khẩu. Một trong những mặt hàng đẩy cao chỉ số nhập khẩu là thép và để giải quyết vấn đề này thì phải siết chặt nhập khẩu. Chẳng hạn, nếu giảm đầu tư công trình dự án sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu thép và góp phần thu hẹp khoảng cách xuất khẩu và nhập khẩu.
Một vài tin đồn thất thiệt rằng, dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) có thể đảo chiều và gây áp lực lên tỷ giá, buộc Chính phủ phải phá giá VND. Ông có nghĩ như vậy?
Điều này sẽ không xảy ra với Việt Nam và JP Morgan Chase cho rằng, phá giá VND vào thời điểm hiện nay là một sai lầm lớn.
Trên thực tế, nếu toàn bộ khối lượng cũng như quy mô của dòng vốn này rút ra khỏi thị trường Việt Nam thì chúng sẽ không là nguyên nhân và không thể gây áp lực phá giá lên VND.
Với mức dự trữ ngoại hối hiện tương đương vài chục tỷ USD, Chính phủ Việt Nam thừa sức đối phó với tình huống xấu này.
Những quốc gia có tình trạng lạm phát tương tự Việt Nam, họ xử lý như thế nào?
Chỉ có cách tăng lãi suất tiền gửi. Điều đó không những giữ chân người gửi tiền bằng nội tệ mà còn góp phần kiểm soát lạm phát thông qua giảm tốc độ tăng trưởng nóng.
Năm 2005, Indonesia đã xử lý như vậy và khá thành công. Tôi nghĩ, phải hành động thật nhanh trước khi đồng nội tệ bị yếu đi quá nhiều.
Đã có “gợi ý” từ một số tổ chức quốc tế là Chính phủ nên sử dụng sự hỗ trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hoặc Ngân hàng Thế giới (WB). Theo ông, hiện đã cần đến trợ giúp này?
Đó là điều không dễ chịu chút nào. Năm 1997, khi Indonesia tham gia chương trình của IMF, họ phải đánh đổi 119 điểm theo yêu cầu của IMF để nhận được sự hỗ trợ.
Tôi cho rằng, trong hoàn cảnh hiện nay, hành động được ưu tiên hàng đầu là ổn định giá trị nội tệ bằng cách tung ra một lượng dự trữ ngoại tệ đủ mạnh.
Ai cũng biết, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam suốt từ năm 2003 và thậm chí cả hết năm 2007 đều thặng dư. Tổng mức dự trữ ngoại tệ hiện vượt quá 20 tỷ USD mà một phần lớn trong số đó là từ đầu tư FDI.
Một khi chúng ta vượt qua khó khăn này thì dòng vốn FDI tiếp tục chảy vào và sẽ làm tăng thêm dự trữ ngoại tệ.