Lạm phát giảm tốc: Vừa mừng vừa lo...
Khi lạm phát bắt đầu giảm, khó khăn thanh khoản hồi phục, cũng chính là lúc doanh nghiệp gặp khó vì nội lực cạn kiệt
“Khi lạm phát bắt đầu giảm, khó khăn thanh khoản hồi phục, cũng chính là lúc doanh nghiệp gặp khó vì nội lực cạn kiệt trong khi nợ nần đến hạn. Và đó là cơ hội của các nhà đầu tư nước ngoài trong một chiến lược dài hơi”, một chuyên gia cảnh báo về những thua thiệt của nền kinh tế sau khi bất ổn kinh tế vĩ mô được giải quyết.
Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược và Phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), trong giai đoạn hiện nay, mặc dù nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn gay gắt nhưng doanh nghiệp vẫn cầm cự được do nội lực tích tụ từ trước và tiếp tục huy động sức dân.
Khó khăn vẫn chưa hết
“Nhưng giai đoạn tiếp theo, nhiều doanh nghiệp sẽ đối mặt với những thách thức không dễ vượt qua, lợi nhuận không còn, nợ nần ngân hàng đến hạn, khả năng thanh toán bị tổn thương và chuyện phá sản là khó tránh”, ông Nghĩa nói.
Vị chuyên gia này cũng dự đoán, 6 tháng cuối 2008 đến nửa đầu 2009, nền kinh tế sẽ còn khó khăn hơn và chỉ có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2009 để đà tăng trưởng trở lại vào năm 2010.
Cùng với hành trình đó, khi kinh tế vĩ mô tốt hơn thì dường như kinh tế vi mô lại xấu thêm bởi khoảng cách giữa vĩ mô và vi mô thường có độ trễ ít nhất 6 tháng.
Trên thực tế, theo công bố của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng CPI tháng 7/2008 so với tháng liền kề chững lại ở mức 1,13%. Theo các chuyên gia, có 2 nguyên nhân.
Một là, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm rất mạnh. Bảy tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng cho vay nền kinh tế là 18,36% và dự kiến, con số này trong những tháng còn lại của 2008 chỉ 12%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm nhiều nhất là 30% và so với 54% của năm ngoái thì đây là một “cú” thắt chặt tiền tệ có thể nói là “hà khắc”.
Hai là, tổng phương tiện thanh toán năm ngoái tăng gần 44% nhưng năm nay dự kiến chỉ tăng 11%, bằng 1/4 năm ngoái.
Với hai lý do này, ông Nghĩa cho rằng, lạm phát những tháng tới sẽ giảm rất mạnh, nhưng kèm theo đó là cái giá phải trả vô cùng đắt đỏ đối với các doanh nghiệp.
Với chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, hầu như việc tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp chỉ dừng ở vốn vay lưu động, rất thiếu vốn để đầu tư sản xuất do chi phí vốn quá cao. Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), nói: “Hiện tại, hầu hết vốn vay ngân hàng là vốn lưu động ngắn hạn dưới 12 tháng. Rất ít ngân hàng giải ngân vốn cho trung hạn, dài hạn vì họ không dám mạo hiểm”.
TS. Vương Quân Hoàng cho rằng, theo logic thông thường, khi doanh nghiệp khó khăn, lại thiếu nguồn vốn bổ sung trong khi chu kỳ trả nợ đang đến gần thì đương nhiên, câu chuyện vỡ nợ là khó tránh khỏi và bài toán lúc đó là sáp nhập, hợp nhất, mua bán nợ. Vậy ai bán, ai mua và sẽ mua gì?
“Vó” đang giăng ra (!?)
Chưa biết những quan điểm trên đúng sai đến đâu nhưng theo phân tích của ông Nguyễn Mạnh, Giám đốc Ban nguồn vốn BIDV thì, kinh nghiệm những quốc gia thời kỳ đầu gia nhập WTO cho thấy, do trình độ quản lý còn hạn chế, khả năng hấp thụ nguồn vốn ngoại của nền kinh tế chưa tốt nên lạm phát xảy ra là điều khó tránh. Một khi chính phủ các nước đó tập trung chống lạm phát thì hậu quả là doanh nghiệp bị suy thoái, những thị trường nhạy cảm như chứng khoán, bất động sản sẽ đình trệ và suy thoái theo.
Đó là cơ hội cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài mua lại những tài sản Có, đặc biệt là chứng khoán và bất động sản. Ông Mạnh dẫn chứng: qua theo dõi báo cáo thị trường chứng khoán châu Á của một tổ chức kinh tế nổi tiếng nước ngoài thì mặc dù trong 7 tháng qua, dòng vốn ngoại đổ vào các nước Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nước trong khu vực đang “âm” thì ngược lại, thị trường chứng khoán Việt Nam đón nhận thêm 439 triệu USD từ dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII).
Còn đối với thị trường bất động sản thì sao? Số liệu từ Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế TW (CIEM) cho thấy, nếu như năm 2006, vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực bất động sản chỉ 480 triệu USD thì con số này của năm 2007 là 4,7 tỷ USD với 28 dự án.
Sự bất thường tiếp tục gia tăng khi 7 tháng đầu năm 2008, vốn FDI là 45,2 tỷ USD thì bất động sản chiếm tới 51% và sự gia tăng này diễn ra đồng thời với thị trường bất động sản trong nước đang đóng băng ở mọi phân khúc: bất động sản du lịch, nhà ở cho người thu nhập thấp và cả bất động sản cao cấp.
“Có một thực tế là các chủ dự án bất động sản Việt Nam đã chuyển dự án cho nhà đầu tư nước ngoài và với tình trạng này, khó có thể nói là thị trường bất động sản đóng băng”, ông Trần Bắc Hà nói. Thực tế này càng rõ hơn khi một khu phức hợp khách sạn - văn phòng - căn hộ của nhà đầu tư nước ngoài rộng mấy hecta trên trường đường Phạm Hùng, hiện đang rao bán với giá 3.000 USD/m2 trong khi giới xây dựng cho biết giá vốn chỉ 1.000 USD/m2!
Những diễn biến trên thị trường bất động sản hiện nay lại càng thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi theo ông Trần Bắc Hà, trong những dự án bất động sản, thông thường vốn tự có của chủ đầu tư chỉ chiếm 20% - 30% và chủ yếu là để giải quyết vấn đề thủ tục pháp lý, giải phóng mặt bằng, lập dự án, còn phần triển khai dự án (chiếm 70% - 80% tổng vốn) phải đi vay ngân hàng và hiện nay đã đến chu kỳ trả nợ.
Ông Hà cũng cho rằng, trước mắt, rất cần thiết phải có sự phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng để có những phân tích đầy đủ, đề ra biện pháp tháo gỡ thế bế tắc cho thị trường bất động sản trong thời gian gần đây và giảm sự lệ thuộc của thị trường vào tay các nhà đầu tư nước ngoài.
Làm được điều này không chỉ hạn chế sự thua thiệt đã nhìn thấy trước (do lợi nhuận thay vì chảy vào ngân sách và người dân thì lại bị chuyển ra nước ngoài trong khi chúng không tạo thêm việc làm đáng kể) mà ngoài ra, còn tháo gỡ cả khó khăn cho hệ thống ngân hàng.
Bởi theo chuyên gia ngân hàng Kiều Hữu Dũng, các ngân hàng hiện đang nắm giữ tổng giá trị bất động sản là tài sản thế chấp của doanh nghiệp rất lớn.
Nếu thị trường bất động sản suy thoái kéo dài, không những doanh nghiệp kinh doanh trong thị trường này bị đổ vỡ mà nền kinh tế còn bị thiệt đơn thiệt kép do một phần lớn lợi ích quốc gia sẽ bị chảy vào túi nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời ngân hàng muốn bán bất động sản để thu hồi nợ cũng không dễ dàng và nguy cơ ngân hàng mất luôn cả “gốc lẫn củ” không thể không xảy ra.
Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược và Phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), trong giai đoạn hiện nay, mặc dù nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn gay gắt nhưng doanh nghiệp vẫn cầm cự được do nội lực tích tụ từ trước và tiếp tục huy động sức dân.
Khó khăn vẫn chưa hết
“Nhưng giai đoạn tiếp theo, nhiều doanh nghiệp sẽ đối mặt với những thách thức không dễ vượt qua, lợi nhuận không còn, nợ nần ngân hàng đến hạn, khả năng thanh toán bị tổn thương và chuyện phá sản là khó tránh”, ông Nghĩa nói.
Vị chuyên gia này cũng dự đoán, 6 tháng cuối 2008 đến nửa đầu 2009, nền kinh tế sẽ còn khó khăn hơn và chỉ có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2009 để đà tăng trưởng trở lại vào năm 2010.
Cùng với hành trình đó, khi kinh tế vĩ mô tốt hơn thì dường như kinh tế vi mô lại xấu thêm bởi khoảng cách giữa vĩ mô và vi mô thường có độ trễ ít nhất 6 tháng.
Trên thực tế, theo công bố của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng CPI tháng 7/2008 so với tháng liền kề chững lại ở mức 1,13%. Theo các chuyên gia, có 2 nguyên nhân.
Một là, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm rất mạnh. Bảy tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng cho vay nền kinh tế là 18,36% và dự kiến, con số này trong những tháng còn lại của 2008 chỉ 12%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm nhiều nhất là 30% và so với 54% của năm ngoái thì đây là một “cú” thắt chặt tiền tệ có thể nói là “hà khắc”.
Hai là, tổng phương tiện thanh toán năm ngoái tăng gần 44% nhưng năm nay dự kiến chỉ tăng 11%, bằng 1/4 năm ngoái.
Với hai lý do này, ông Nghĩa cho rằng, lạm phát những tháng tới sẽ giảm rất mạnh, nhưng kèm theo đó là cái giá phải trả vô cùng đắt đỏ đối với các doanh nghiệp.
Với chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, hầu như việc tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp chỉ dừng ở vốn vay lưu động, rất thiếu vốn để đầu tư sản xuất do chi phí vốn quá cao. Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), nói: “Hiện tại, hầu hết vốn vay ngân hàng là vốn lưu động ngắn hạn dưới 12 tháng. Rất ít ngân hàng giải ngân vốn cho trung hạn, dài hạn vì họ không dám mạo hiểm”.
TS. Vương Quân Hoàng cho rằng, theo logic thông thường, khi doanh nghiệp khó khăn, lại thiếu nguồn vốn bổ sung trong khi chu kỳ trả nợ đang đến gần thì đương nhiên, câu chuyện vỡ nợ là khó tránh khỏi và bài toán lúc đó là sáp nhập, hợp nhất, mua bán nợ. Vậy ai bán, ai mua và sẽ mua gì?
“Vó” đang giăng ra (!?)
Chưa biết những quan điểm trên đúng sai đến đâu nhưng theo phân tích của ông Nguyễn Mạnh, Giám đốc Ban nguồn vốn BIDV thì, kinh nghiệm những quốc gia thời kỳ đầu gia nhập WTO cho thấy, do trình độ quản lý còn hạn chế, khả năng hấp thụ nguồn vốn ngoại của nền kinh tế chưa tốt nên lạm phát xảy ra là điều khó tránh. Một khi chính phủ các nước đó tập trung chống lạm phát thì hậu quả là doanh nghiệp bị suy thoái, những thị trường nhạy cảm như chứng khoán, bất động sản sẽ đình trệ và suy thoái theo.
Đó là cơ hội cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài mua lại những tài sản Có, đặc biệt là chứng khoán và bất động sản. Ông Mạnh dẫn chứng: qua theo dõi báo cáo thị trường chứng khoán châu Á của một tổ chức kinh tế nổi tiếng nước ngoài thì mặc dù trong 7 tháng qua, dòng vốn ngoại đổ vào các nước Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nước trong khu vực đang “âm” thì ngược lại, thị trường chứng khoán Việt Nam đón nhận thêm 439 triệu USD từ dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII).
Còn đối với thị trường bất động sản thì sao? Số liệu từ Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế TW (CIEM) cho thấy, nếu như năm 2006, vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực bất động sản chỉ 480 triệu USD thì con số này của năm 2007 là 4,7 tỷ USD với 28 dự án.
Sự bất thường tiếp tục gia tăng khi 7 tháng đầu năm 2008, vốn FDI là 45,2 tỷ USD thì bất động sản chiếm tới 51% và sự gia tăng này diễn ra đồng thời với thị trường bất động sản trong nước đang đóng băng ở mọi phân khúc: bất động sản du lịch, nhà ở cho người thu nhập thấp và cả bất động sản cao cấp.
“Có một thực tế là các chủ dự án bất động sản Việt Nam đã chuyển dự án cho nhà đầu tư nước ngoài và với tình trạng này, khó có thể nói là thị trường bất động sản đóng băng”, ông Trần Bắc Hà nói. Thực tế này càng rõ hơn khi một khu phức hợp khách sạn - văn phòng - căn hộ của nhà đầu tư nước ngoài rộng mấy hecta trên trường đường Phạm Hùng, hiện đang rao bán với giá 3.000 USD/m2 trong khi giới xây dựng cho biết giá vốn chỉ 1.000 USD/m2!
Những diễn biến trên thị trường bất động sản hiện nay lại càng thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi theo ông Trần Bắc Hà, trong những dự án bất động sản, thông thường vốn tự có của chủ đầu tư chỉ chiếm 20% - 30% và chủ yếu là để giải quyết vấn đề thủ tục pháp lý, giải phóng mặt bằng, lập dự án, còn phần triển khai dự án (chiếm 70% - 80% tổng vốn) phải đi vay ngân hàng và hiện nay đã đến chu kỳ trả nợ.
Ông Hà cũng cho rằng, trước mắt, rất cần thiết phải có sự phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng để có những phân tích đầy đủ, đề ra biện pháp tháo gỡ thế bế tắc cho thị trường bất động sản trong thời gian gần đây và giảm sự lệ thuộc của thị trường vào tay các nhà đầu tư nước ngoài.
Làm được điều này không chỉ hạn chế sự thua thiệt đã nhìn thấy trước (do lợi nhuận thay vì chảy vào ngân sách và người dân thì lại bị chuyển ra nước ngoài trong khi chúng không tạo thêm việc làm đáng kể) mà ngoài ra, còn tháo gỡ cả khó khăn cho hệ thống ngân hàng.
Bởi theo chuyên gia ngân hàng Kiều Hữu Dũng, các ngân hàng hiện đang nắm giữ tổng giá trị bất động sản là tài sản thế chấp của doanh nghiệp rất lớn.
Nếu thị trường bất động sản suy thoái kéo dài, không những doanh nghiệp kinh doanh trong thị trường này bị đổ vỡ mà nền kinh tế còn bị thiệt đơn thiệt kép do một phần lớn lợi ích quốc gia sẽ bị chảy vào túi nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời ngân hàng muốn bán bất động sản để thu hồi nợ cũng không dễ dàng và nguy cơ ngân hàng mất luôn cả “gốc lẫn củ” không thể không xảy ra.